Hoàn thiện công tác Xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác Xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc



Mục lục
Chương I: Lý luận về công tác xúc tiến đầu tư 4
1. Quan điểm về xúc tiến đầu tư 4
1.1. Thuật ngữ “Xúc tiến đầu tư” 4
1.2. Sự cần thiết của công tác xúc tiến đầu tư 6
2. Nội dung công tác xúc tiến đầu tư 8
2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 9
2.2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác 11
2.3. Xây dựng hình ảnh đất nước 12
2.4. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư 12
2.5. Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư 13
2.6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả 13
3. Các k ỹ thuật xúc tiến đầu tư 13
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư 16
4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XTĐT 16
4.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 16
4.3. Sự thay đổi của môi trường đầu tư trong nước 17
4.4. Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới 17
5. Kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước Asean 17
5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 17
5.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 20
5.3. Kinh nghiệm của Malayxia 23
Chương II: 27
Thực trạng công tác Xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc giai đoạn 2006 - 2008 27
1. Giới thiệu Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc 27
1.1. Căn cứ thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc 27
1.2. Chøc n¨ng vµ nhiÖm vô cña Trung t©m xóc tiÕn ®Çu t­ phÝa B¾c 30
1.3. C¬ cÊu tæ chøc cña Trung t©m Xóc tiÕn ®Çu t­ phÝa B¾c 31
Bé m¸y gióp viÖc Gi¸m ®èc 32
2. Thực trạng công tác xúc tiến đầu tư đến năm 2008 33
2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 33
2.2. Thiết lập các mối quan hệ đối tác 34
2.3. Xây dựng hình ảnh đất nước 40
2.4. Hoạt động hình thành đầu tư 41
2.4. Cung cÊp dÞch vô cho c¸c nhµ ®Çu t­ 43
3. Đánh giá công tác XTĐT tại Trung tâm XTĐT phía Bắc 45
3.1. Hiệu quả 45
3.2. Hạn chế 48
Chương 3 50
Các giải pháp nhằm hoàn thiện các công tác xúc tiến FDI tại Trung tâm XTĐT phía Bắc 50
3.1. Định hướng, mục tiêu thu hút FDI đến năm 2010 50
3.1.1. Mục tiêu thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010 50
3.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành, đối tác và vùng lãnh thổ 50
3.1.2.1. Định hướng ngành: 50
3.1.2.2. Định hướng vùng: 52
3.2. Kiến nghị các giải pháp 59
3.2.1. Về môi trường chính trị - kinh tế: 59
3.2.3. Về Chiến lược xúc tiến đầu tư quốc gia 60
3.2.4. Về Cơ quan XTĐT 61
3.2.5. Về cơ chế hành chính 61
3.2.6. Về vấn đề nguồn lực con người 61
Kết luận 63
Danh mục tài liệu tham khảo 64
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

từng bước các thủ tục lại không được đưa vào.
Chi phí kinh doanh cung cấp một cách đánh giá toàn diện từng mảng vấn đề như khởi sự kinh doanh, thuế, nguồn nhân lực, các tiện ích, giao thông, và sinh sống ở Malaysia. Phần này cũng bao gồm cả một danh sách các địa chỉ hữu dụng, cả địa chỉ bưu điện và thư điện tử của rất nhiều cơ quan nhà nước và những đầu mối liên hệ liên quan đến nhà đầu tư.
Dữ liệu được trình bày rất chi tiết và thường xuyên được chia ra theo cấp độ vùng và địa phương. Các mức lương cho một số lượng lớn các chuyên ngành cũng được nêu ra và các chi phí tiện ích bao gồm mọi vấn đề từ điện cho đến xử lý nước thải. Một lần nữa, các thông tin lại được chia đến tận cấp vùng và khu vực.
Các cơ hội đầu tư mô tả sơ lược về các loại hình công nghiệp khác nhau ở Malaysia, nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích. Cái thực sự có ích cho các nhà đầu tư muốn được lập một liên doanh là một liên kết đến một cơ sở dữ liệu do Cơ quan đăng ký các cơ sở đầu tư và sản xuất theo hợp đồng (Registry of Investors and Contract Manufacturers, hay RICOM) cung cấp. Mục tiêu chính của RICOM là trợ giúp các nhà sản xuất địa phương và nước ngoài tìm ra được các đối tác liên doanh phù hợp cho các dự án ở Malaysia. Qua các cơ sở dữ liệu của RICOM có thể tìm thấy các trang thông tin điện tử và địa chỉ liên hệ chi tiết của mọi công ty của Malaysia và không phải của Malaysia đang kinh doanh tại nước này. Thêm vào đó, một công ty có thể đăng ký với RICOM miễn phí các thông tin chi tiết về công ty của mình và các dự án được đề xuất cũng được nêu trong danh bạ của RICOM.
Các nhà đầu tư nói gì liệt kê danh sách của tất cả các nhà đầu tư đang hoạt động tại Malaysia theo nước. Các ví dụ điển hình về các công ty thành công cũng được nêu ở đây.
Dữ liệu thống kê là một nguồn tổng hợp về hàng loạt các dữ liệu từ đầu tư sản xuất cho đến những đơn xin lập dự án đã nhận được và các dự án đã được phê chuẩn.
Ngoài những phần nêu trên, còn có các liên kết đến các sản phẩm thông tin khác cho phép lấy được bản sao các thông tin này trên đĩa. Một vài tài liệu cũng được lập bằng tiếng Nhật, Pháp, Đức, Ý, Hàn Quốc và Quảng Đông. Các ấn phẩm thông tin bổ sung về hướng dẫn đầu tư và các mẫu hồ sơ cũng có thể lấy được từ đây.
Tóm lại, trang thông tin của MIDA rất gần gũi với người sử dụng và nó cung cấp một nguồn thông tin phong phú cho nhà đầu tư. Nó cũng bao gồm cả các mẫu đăng ký và khảo sát thực hiện đối với những người sử dụng để thu thập ý kiến phản hồi cho MIDA.
Chương II:
Thực trạng công tác Xúc tiến đầu tư tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc giai đoạn 2006 - 2008
1. Giới thiệu Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc
1.1. Căn cứ thành lập Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc
Các hoạt động XTĐT tại Việt Nam được Bộ KH&ĐT thực hiện ở cấp quốc gia. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định cụ thể trong NghÞ ®Þnh sè 31/2003/N§-CP ngày 06/06/2003.
Theo Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm:
Tham mưu tổng hợp về chiến lược.
Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể.
Về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
§ấu thầu.
Doanh nghiệp.
§ăng ký kinh doanh trong phạm vi cả nước.
Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Quản lý đấu thầu, Vụ Kinh tế đối ngoại, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Viện Chiến lược phát triển, Báo Đầu tư... Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Từ năm 2003, Cục ĐTNN được thành lập, là đơn vị trực thuộc Bộ KH&ĐT. Cục ĐTNN đóng vai trò như một cơ quan ở cấp trung ương chuyên phụ trách các hoạt động XTĐT. Cơ quan này, cũng đồng thời đóng vai trò điều phố, hỗ trợ và theo dõi các hoạt động xúc tiến của các cơ quan XTĐT địa phương để đảm bảo chất lượng và sự nhất quán về XTĐT. QuyÕt ®Þnh sè 523/Q§-BKH ngày 31 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài.
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Cục Đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các bộ, ngành, địa phương soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung; cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy chế của Bộ.
Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ.
Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế.
Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư.
Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư.
Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status