Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội - pdf 22

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP 3
1. Sự cần thiết và chức năng của kế hoạch kinh doanh trong nền kinh tê thị trường 3
1.1. Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 3
1.2.Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. 6
1.3. Sự cần thiết của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 8
2. Phân loại kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 9
2.1. Theo góc độ thời gian. 9
2.2. Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch. 10
3. Nguyên tắc kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. 11
4. Quy trình xây dựng và nội dung kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp 14
4.1. Xây dựng kế hoạch kinh doanh 14
4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch 15
4.3. Tổ chức công tác kiểm tra, theo dõi và giám sát 16
4.4. Điều chỉnh thực hiện kế hoạch 16
5. Đặc điểm kế hoạch kinh doanh trong các ngân hàng thương mại 17
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 19
1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP quân đội 19
2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP quân đội 22
2.1. Lịch sử hình thành 22
2.2 Quá trình phát triển 23
3. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng TMCP quân đội 27
3.1 Chức năng 27
3.2. Nhiệm vụ 28
II. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH Ở NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 30
1. Sự phát triển nhanh về quy mô của ngân hàng TMCP quân đội 30
2. Những quy định của nhà nước 32
3. Sự biên động của thị trường 33
4. Sự hội nhập kinh tế thế giới 33
Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 36
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH 36
1. Đặc điểm của ngân hàng TMCP quân đội 36
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngân hàng 37
2.1. Tình hình tài chính. 37
2.2. Tình hình nhân sự 37
2.3. Năng lực của bộ phận kế hoạch. 37
3. Tổ chức lập kế hoạch của ngân hàng 38
II. PHÂN TÍCH THỰC TRANG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐÔI 40
1. Thực trạng quy trình xây dựng và nội dung kế hoạch kinh doanh của ngân hàng TMCP quân đội: 40
1.1. Các bước xây dựng kế hoạch 40
1.2 Quy trình xây dựng và nội dung kế hoạch kinh doanh: 40
2. Nội dụng và phương pháp của một số kế hoạch cơ bản 46
2.1. Kế hoạch Nhân Sự - Tiền Lương 46
2.2. Kế hoạch nguồn vốn 47
3. Đánh giá công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng TMCP quân đội 49
3.1. Những thành tựu 49
3.2.Những tồn tại: 52
3.3. Những nguyên nhân 54
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2005 – 2008 54
1. Các mục tiêu chung đã đạt được 54
2. Tình hình tài chính 56
2.1. Khả năng sinh lời và khả năng thanh toán(%) 56
2.2 Tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ nợ quá hạn 57
3. Tình hình nhân sự 58
4. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý 59
5. Những tiến bộ về mặt công nghệ 60
Chương III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 61
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH Ở NHTMCP QUÂN ĐỘI 61
1. Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 61
1.1. Thuận lợi 61
1.2. Khó khăn 62
1.3. Chiến lược phát triển của ngân hàng TMCP quân đội 64
2. Những yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội 67
2.1. Công tác kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, linh hoạt 67
2.2. Công tác kế hoạch doanh nghiệp phải kết hợp hải hòa giữa mục tiêu chiến lược với mục tiêu ngắn hạn 67
2.3. Công tác kế hoạch phải mang tính tham vọng và khả thi 68
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH Ở NHTMCP QUÂN ĐỘI 69
III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHÂN QUÂN ĐỘI 70
1. Nhóm giải pháp chung nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch 70
1.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức lập kế hoạch của ngân hàng 70
1.2. Tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch 71
1.3. Tăng cường hoạt động thu thập và xử lý thông tin 71
1.4. Xây dựng phần mềm kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch. 72
1.5. Xây dựng chế độ thưởng phạt phân minh 73
2. Nhóm giải pháp về quy trình kế hoạch 74
2.1. Đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch 74
2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá 75
2.3. Xây dựng kế hoạch phải tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trong ngân hàng 76
3. Nhóm giải pháp về nội dung, phương pháp xây dựng kế hoạch 77
3.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho ngân hàng 77
3.2. Xây dựng kế hoạch nhân sự với nhiều chỉ tiêu 77
IV. NHỮNG KIẾN NGHI 78
1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô nhà nước 78
2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP quân đội 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nền kinh tế đang có những biến động phức tạp, đó là sự khủng hoảng của các nên kinh tế lớn, các nước đang phát triển thì tăng trưởng chậm lại. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng khó khăn của nền tài chính toàn cầu. Có thế nói ngành tài chính phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Ở Việt Nam ngành tài chính cũng trong tình trạng chung của thế giới. Ngành chứng khoán bị sụt giảm nghiêm trong. Các ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngân hàng TMCP quân đội cũng trong hoàn cảnh tương tự.
Để hoàn thành kỳ thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu kỹ hơn về tình hình nền tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung và tình hình thực tế của ngân hàng TMCP quân đội nói chung em đã trực tiếp liên hệ với ngân hàng TMCP quân đội và được ngân hàng cho phép thực tập ở phòng kế hoạch tổng hợp.
Qua một thời gian đến thực tập và tìm hiểu về ngân hàng thuơng mại cổ phân quân đội em đã thu thập được nhiều thông tin về ngân hàng, sự phát triển của ngân hàng, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau thời gian đầu tim hiểu về ngân hàng em đã lựa chọn để tài: “ Hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội” để thực hiện chuyên để tốt nghiệp.
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác kế hoạch ở ngân hàng TMCP quân đội. Dựa vào các tài liệu thu thập và phân tích tình hình lập và thực hiện công tác kế hoạch ở ngân hàng TMCP quân đội, qua đó đánh giá công tác kế hoạch ở ngân hàng.
Đề tài sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích và so sách các tiêu chí để đánh giá một cách tổng quan các hoạt động trong công tác kế hoạch của ngân hàng TMCP quân đội. Qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh ở ngân hàng thương mại cổ phân quân đội.
Bố cục chuyên để thực tập
Chương 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đôi.
Chương 2. Thực trạng công tác kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng TMCP quân đội
Em xin Thank Ngân hàng TMCP quân đội đã tạo cơ hội cho em đến thực tập. Em xin Thank các anh chị phòng kế hoạch tổng hợp và phòng pháp chế đã giúp đỡ em trong thời gian đầu thực tập. Cuối cũng em xin cam ơn giáo viên hướng dẫn đã giúp em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp.











Chương I. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP
1. Sự cần thiết và chức năng của kế hoạch kinh doanh trong nền kinh tê thị trường
1.1. Khái niệm chung về kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
Từ lâu trong các doanh nghiệp các nhà quản lý doanh nghiệp luôn đặt ra cho doanh nghiệp mình những mục tiêu, những hướng đi mà doanh nghiệp sẽ đi trong tương lai. Những mục tiêu, cái đích đó được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nhưng chiến lược là một tầm nhìn xa trong tương lai, nó nói lên viễn cảnh mà doanh nghiệp muốn có được vì vậy để cụ thể hóa chiến lược phát triển của doanh nghiệp thì cần có các kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và trung hạn để thực hiện các quyết định trong chiến lược. Tuy nhiên do kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là một công cụ quản lý trong doanh nghiệp nên nó có vai trò tịch cực và tiêu cực nhất định nếu không được sử dụng một cách linh hoạt. Nó đóng vai trò tích cực khi giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, tránh được những sai lầm nhưng đôi khi nếu quá cứng nhắc theo kế hoạch thì nó sẽ kìm hãm sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động để đối phó với những biến đổi ngoài kế hoạch.
Vậy hiểu theo cách chung nhất thì kế hoạch là một phưong thức quản lý theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cở sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế kĩ thuật, các ngành, các lĩnh vực hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo những mục tiêu thống nhất.
Vì vậy kế hoạch ở đây có thể bao trùm ở những quy mô và phạm vi khác nhau. Nó có thể là kế hoạch trong nền kinh tế nói chung trên phạm vi cả nước, bao trùm lên tất cả các ngành kinh tế. hay nó cũng có thể là kế hoạch cho từng ngành kinh tế riêng lẻ, hay có thể là kế hoạch một vùng vùng, địa phương trên phạm vi một vùng lãnh thổ nhất định, và ở cấp độ nhỏ nhất nó là kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp. Vậy kế hoạch trong doanh nghiệp hay là kế hoạch hoạt động kinh doanh sản xuất doanh nghiệp là cách quản lý của doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm các hành vi can thiệp của chủ thể doanh nghiệp tới các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp.
Như vậy kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp thể hiện được kĩ năng dự báo các xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được, tổ chức triển khai các hành động để đạt được mục tiêu đề ra, nó bao gồm các bước là:
Soạn lập kế hoạch, đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất vì chỉ có nhờ lập kế hoạch chính xác dựa trên các thông tin đầy đủ về thực trạng của doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang nắm giữ, tiềm lực về vốn của doanh nghiệp… để từ đó có thể tìm ra điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp từ đó mà có thể phát huy được hết các tiềm năng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần dựa trên các phân tích về điều kiện môi trường bên ngoài của doanh nghiệp như xu hướng biến động của nhu cầu thị trưòng, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tình hình chính trị xã hội trong nước… từ đó tìm ra những cơ hội, thách thức mà thị trường đem lại. Để từ đó có những phương án tận dụng tốt nhất những cơ hội mà thị trường đem lại hay là có các phương án để đối phó với những thách thức từ thị trường để giúp cho doanh nghiệp vượt qua những thách thức đó với mục đích cuối cùng là đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Để những mục tiêu đề ra không mang tính chủ quan mà phải có căn cứ dựa trên các nguồn lực bên trong doanh nghiệp và điều kiện bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy bản kế hoạch của doanh nghiệp được hình thành thông qua việc trả lời các câu hỏi là doanh nghiệp đang đứng ở đâu? Doanh nghiệp muốn đi đến đâu? Và làm thế nào để đi đến đó?
Bước tiếp theo là tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Sau khi đã soạn lập được một kế hoạch hoàn chỉnh, phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp rồi thì việc tổ chức triển khai thực hiện nó như thế nào là rất quan trọng, nó thể hiện sự phối hợp hành động giữa các bộ phận, đơn vị chức năng trong doanh nghiệp nhằm thực hiện một mục tiêu chung của doanh nghiệp đã được đặt ra trong bản kế hoạch. Nó thể hiện cách thức huy động các nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp như thế nào, hơn thế nữa là việc sử dụng các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. Việc tổ chức thực hiện không đơn thuần chỉ là việc triển khai các hoạt động cần thiết mà nó còn là quá trình dự báo những thay đổi của thị trưòng hay những phát sinh bất ngờ trong quá trình thực hiện và khả năng ứng phó với những thay đổi, phát sinh đó của doanh nghiệp. Còn quá trình kiểm tra đánh giá giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy quá trình thực hiện, phát hiện ra những biến đổi bất ngờ trong quá trình thực hiện và tìm ra những nguyên nhân gây ra những biến đổi đó để từ đó tìm cách khắc phục những phát sinh đó. Còn công tác đánh giá sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế chưa đạt được để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công và thất bại đó. Với những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong công tác xây dựng kế hoạch sau này được tốt hơn
1.2.Chức năng của kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp với tư cách là công cụ quản lý theo mục tiêu vì vậy nó có vai trò quan trọng trong công tác quản lý vi mô trong doanh nghiệp, nó được thể hiện qua các chức năng sau đây.
Chức năng ra quyết định. Kế hoạch kinh doanh cho phép ta xây dựng quy trình ra quyết định và phối hợp các quyết định. Vì trong doanh nghiệp có nhiều bộ phận, đơn vị chức năng khác nhau và mỗi bộ phận đơn vị chức năng này có những vai trò khác nhau trong doanh nghiệp. Nên nhiều khi các bộ phận này có thể không thống nhất với nhau trong quá trình quyết định các hoạt động của doanh nghiệp vì vậy kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho quá trình ra quyết định của các bộ phận sẽ theo một quy trình thống nhất để tránh tình trạng xung đột giữa các đơn vị bộ phận. Nhưng khi đã ra được quyết định rồi thì việc phối hợp các quyết định đó lại với nhau cũng không phải đơn giản vì vẫn có sự khác biệt giữa các quyết đinh của các bộ phận chức năng cho nên nó cần có công tác kế hoạch kinh doanh để phối hợp các quyết định đó sao cho các hoạt động của doanh nghiệp được vận hành suôn sẻ. Đây có thể là một trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.


T2ekMZNPZPa7UWZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status