Bài Thu hoạch điền dã Chùa Phổ Minh - pdf 22

Download miễn phí Bài Thu hoạch điền dã Chùa Phổ Minh



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: THÔNG TIN DI TÍCH 2
1. Tên di tích 2
2. Quá trình xây dựng và các đợt trùng tu di tích 2
PHẦN 2: QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC 4
1. Thế đất và cảnh quan môi trường 4
2. Kết cấu bộ khung gỗ toàn nhà chính (đính kèm) 4
3. Trang trí kiến trúc nội ngoại thất 5
PHẦN 3 : GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT 13
1. Nội dung lí lịch các pho tượng thờ chủ yếu 13
2. Hình thức thể hiện các pho tượng thờ kể trên 15
3. Sơ đồ các pho tượng thờ và chú thích 20
PHẦN 4: THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ểu chồng diêm mái cong, nhà bia ghi lại quá trình xây dựng những nét kiến trúc và những lần trùng tu chùa. Bia quá to nên nhà bia cũng không thể xây nhỏ. (Ảnh minh hoạ 3)
Đáng lưu ý là trên sân chùa đặt hai hàng chân tảng bằng đá, đục bông sen nở rộ. Giữa hai hàng chân tảng còn có 4 tảng hoa sen đặt theo hình vuôn mà di ngôn cho thấy, đây là vị trí kê vạc Phổ Minh. Vạc Phổ Minh được coi là một trong An Nam Tứ Đại Khí, cùng với tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều – Quảng Ninh), tháp Báo Thiên (khuôn viên chùa Sùng Khánh - Hồ Gươm ngày nay), chuông Quy Điền. Vạc Phổ Minh được nhà sư Minh Không và Đạo Hạnh cho đúc bằng đồng vào thời vua Trần Nhân Tông tại chùa Phổ Minh. Vạc sâu 6 thước, rộng 10 thước, nặng trên 7 tấn. Tương truyền rằng vạc to tới mức có thể nấu được 1 con bò mộng, trẻ con có thể nô đùa trên thành miệng vạc. Phía ngoài vạc có hình rồng quấn xung quanh và hình chim Lạc đang bay để tượng trưng cho con Hồng, cháu Lạc. Đầu rồng, đầu chim ngẩng lên hướng vào lòng vạc. Trên vành vạc khuyết 100 lỗ hình quả trứng. Trong mỗi lỗ đặt 1 tượng rồng vàng, để thu linh khí của 100 người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ và của Bách Việt. Trên bệ vạc có khắc tên tất cả các vị vua của tộc Việt, cao nhất là King Dương Vương, Lạc Long Quân,.... cho đến Lý Thánh Tông để các vị tiên đế cùng nhau phù hộ dân giàu, nước mạnh, mưa thuận, gió hòa. Cho đến năm 1428, giặc Minh cho rằng sở dĩ Bình Định Vương Lê Lợi thắng được chúng là nhờ đỉnh tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh nên Vương Thông cho phá đi.
Tại khu sân chùa còn có 2 cây hương đá cao khoảng 1m60, tạo hình bát giác, mỗi cạnh khắc hàng chữ tỏ ý kính trọng các đức Phật và chư vị Bồ Tát. Phía trong 2 cây hương, có 2 cột kinh đá, cũng tạc theo kiểu bát giác cao gần 4m. Phần giữa 2 cây hương còn có bát hương cổ bằng đá khá lớn, đục chạm mây tản, mặt nguyệt công phu, nghệ thuật. Đặc biệt, ngay chân bát hương có cây đại cổ thụ tuyệt đẹp. Dáng cây như cúi rạp vào tháp, thân cây sần sùi, nổi cộm thật sinh động khiến ngoại cảnh có sức gợi cảm.
Tháp Phổ Minh: Trước chùa là tháp Phổ Minh cao 13 tầng (chưa kể đế tháp), cao 21,2m bề thế và vững chắc, được xây dựng năm 1305. Đây là tháp mộ, có đặt 1 viên xá lị Điều ngự Giác hoàng đệ nhất cổ phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông. Nhiều thế kỷ nay, tháp vẫn hiên ngang vươn cao, tạo điểm nhấn độc nhất vô nhị cho cổ tự. (Ảnh minh hoạ 5, 6)
Mái của các tầng đều rất hẹp. Điều đáng chú ý là kiến trúc đã biết giải quyết các tầng mái bằng cách xây gạch nhô dần ra thành nhiều lớp cấp nhỏ, uốn cong lên, hoà vào cái thế vươn lên chung của toàn bộ kiến trúc. Càng lên cao, các tầng thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm hình bầu rượu có nhiều cạnh. Cũng như chùa, tháp Phổ Minh quay mặt về hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21 m. Các tầng trên đều có cửa bốn phía, được trổ theo lối cuốn tò vò. Riêng tầng dưới cao trội hẳn lên (2,2 m), cửa của nó người lớn có thể vào thắp hương dễ dàng (cao 1,09 m, rộng 0,77 m). Toàn bộ tháp được xây trên một hồ vuông, nông, nhỏ (rộng 8,6 m). Hồ có hành lang bao bọc, bốn phía cũng có cửa và các thành bậc được chạm trổ rồng đá, sấu đá. Phần nền đế chân tháp gồm nhiều tầng cấp thu dần vào và gần đến hết lại nhô ra. Chính ở cấp cuối cùng của phần nền đế trước khi đi vào tầng tháp thứ nhất, nghệ sĩ xưa đã sử dụng mặt ngoài của cấp này, dùng thủ pháp tạo ra một vành đai trang trí xen kẽ những cành hoa lá đan chéo nhau và những hoa hình tròn, cánh hoa ngã vòng quanh, còn ở giữa có cánh hoa cất lên và xoáy trôn ốc. Vành đai này là một bức diềm những nét khắc nhỏ tuyệt đẹp, hai thứ hoa lặp đi lặp lại chạy vòng chung quanh tháp, khi ánh sáng chiếu xiên vào, hiện lên như một vòng hoa màu xám dịu dàng và tế nhị.
Về chất liệu, tháp là một công trình hỗn hợp giữa gạch và đá. Bệ và tầng dưới của tháp được xây bằng loại đá xanh mịn vừa đẹp vừa có sức nặng, làm tăng độ bền cho móng nền. Các tầng trên đều được xây bằng gạch nung mỏng, nhẹ, rất tiện lợi cho việc xây lắp. Kết cấu của tháp ở các tầng đá chủ yếu dựa vào các mộng và keo vữa kết dính. ở các tầng trên, ngoài vữa còn có các dây đồng xâu móc qua các viên gạch để làm tăng độ bền vững cho kiến trúc. Về cấu trúc của tháp, sách “Đại Nam nhất thống chí” còn cho biết, ngày xưa người ta xây một cột đá bên cạnh và lấy dây đồng để ràng lấy đỉnh tháp.
Trang trí trên tháp cũng rất ấn tượng. Bên cạnh các tượng đá hình cá sấu, hình rồng được tạc ở các thành cửa vào hồ quanh tháp thì các nghệ sĩ đã chạm các lớp cánh sen với nhiều hoa văn hoa dây uốn lượn quanh cửa tháp và trên các mặt tường. Hàng loạt hoa lá được chạm khắc như vẽ trên đá là những hoa và lá mọc trong ao, trong vườn Việt Nam, do vậy nó luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong tình cảm của người Việt. Đó là hoa sen, hoa cúc, hoa mai.. .và những dây leo trên giàn hay bờ giậu của nhiều gia đình đã đi vào ca dao, vào thơ văn của dân tộc. Những hình trang trí trên đá vô cùng gần gũi với hội họa. Đó chính là những hình ảnh được các nghệ sĩ tạo thành bởi thủ pháp rạch chìm những nét nông, mảnh, từng nét cứ hiện ra dưới lưỡi đục sắc, khi thì nhịp nhàng chính xác, lúc lại vung vẩy phóng khoáng. Hình khắc rạch trên phần đá của tháp Phổ Minh tạo ra các hoa văn hoa lá, sóng nước, mây trời đơn giản, sáng sủa rất sinh động bao viền quanh thân tháp và các cửa tháp. Sự vận dụng những đường cong khéo léo tạo cho tác phẩm có chất tươi mát, cuồn cuộn và sinh động rất lạ thường.
Tầng tháp thứ nhất được bắt đầu bằng một vòng những cánh sen hai lớp, lớp dưới cúp xuống, lớp trên ngửa lên nở xoè, tạo cảm giác cây tháp như mọc trên một đoá hoa sen khổng lồ. Khác hẳn với cánh sen thời Lý thanh dài và bên trong thường được trang trí đôi rồng rắn, những cánh sen ở đây đều mập mạp, có mũi cong xoắn lại, nó vẫn hiện thực nhưng đã được nâng lên theo trí tưởng tượng của nghệ sĩ. Bên trong cánh sen còn trang trí những móc câu, hoa và nhánh hoa dây móc nhau. Cùng với các cánh sen ở bệ tháp, việc xây hồ quanh tháp phải chăng là do những người xây dựng muốn tạo cho tác phẩm kiến trúc của mình thành một hình tượng búp sen lớn đang nổi trên mặt nước, một hình tượng mang ý nghĩa của nhà Phật (kiến trúc mô phỏng hoa sen khác với kiến trúc chùa Một Cột). Bốn cửa tháp ở tầng dưới đều có gờ nhô ra, trên mặt gờ rất nhẵn, được khắc rạch những nét nhỏ hoa lá cách điệu. Đó là những vòng tròn ở chính tâm có bông hoa nhỏ sáu cánh (đôi khi năm hay bảy cánh), rồi từ đó toả ngược ra hai nhánh lượn thành đường xoắn ốc kép. Hai bên mỗi nhánh lại rậm rạp những lá nhỏ ken xít nhau. Giữa các hoa lá ấy là những nhánh lá cùng loại, cũng xoắn lại, rất dày và hợp thành hình giống như chữ “X”. Lại có những nhánh hoa to mập, uốn cong lưỡi liềm rất duyên dáng, mà phần đài hoa vừa như mây cụm, vừa như thứ nấm gần gũi với cỏ linh chi, cứ thế lặp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status