Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank - pdf 22

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1 DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ 6
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 14
1.2. CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM 17
1.2.1. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.2.2. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại đối với các DNVVN 18
1.3. HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 20
1.3.1. Quan điểm về hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay các DNVVN 21
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay DNVVN 22
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan 22
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 26
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK 26
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngânn hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam ( Vpbank) 26
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức 28
2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động 28
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức 29
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank 31
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 31
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 33
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ 34
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 35
2.2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn 35
2.2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ VPBank 37
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY CẤC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA VPBANK 42
2.3.1. Thành tựu đạt được 42
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 43
2.3.2.1. Những hạn chế 43
2.3.2.2. Nguyên nhân 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK 46
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA TOÀN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VPBANK 46
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VPBANK 47
3.2.1. Đổi mới cơ chế cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 47
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định 48
3.2.3. Thiết lập chính sách khách hàng hợp lý trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo có lãi 51
3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng. 53
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động thông tin đại chúng, tuyên truyền quảng cáo 54
3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOAI QUỐC DOANH VPBANK 55
KẾT LUẬN 58
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

yếu là thu từ các dịch vụ khác với các chi phí ngoài lãi (gồm tiền lương chi phí sửa chữa bảo hành, chi phí tổn thất tín dụng ).Để biết được hiểu quả cho vay, ngân hàng tiến hành tính toán rồi đem so sánh giữa tỷ lệ này ở đầu kì và cuối kì, giữa năm trước và năm nay, giữa các đơn vị cùng hệ thống cũng như với toàn ngành. Ngoài biện pháp đó, các nhà điều hành ngân hàng có thể dùng một chỉ tiêu mang tính truyền thống là chênh lệch lãi suất cơ bản:
Chênh lệch LSCB = ( Thu lãi – Chi lãi)/ Tài sản sinh lãi bình quân.
Chênh lệch lãi suất cơ bản không chỉ đo lường hiệu quả đối với hoạt động huy động và cho vay mà còn đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch này và lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm bù đắp mức chênh lệch này bằng cách tăng thu từ các hoạt động dịch vụ khác.
Song song với các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, để đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng người ta thường căn cứ vào tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tình hình tài chính và phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng người vay hay xem xét mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người vay. Phân tích những chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng nhằm mục tiêu trước hết là đảm bảo an toàn cho chính ngân hàng, sau đó là xem xét đến chất lượng tín dụng của các khoản cho vay. Quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra, đó cũng chính là biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay DNVVN
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan
Đây là sự tác động mang tính vĩ mô đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà trước hết là sự tác động của môi trường pháp lý. Một môi trường pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra một điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có điều kiện vay vốn tại ngân hàng. Một sự thay đổi nào đó trong một nghị định, một hợp tác thương mại được ký kết hay một sự thỏa thuận kinh tế giữa Chính phủ các nước đều có thể tác động tới hiệu quả cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Ngược lại, sự tác động của môi trường pháp lý không chặt chẽ hay mang tính kìm hãm có thể gây ra sự sụt giảm về dư nợ, gây tăng đột ngột các khoản nợ quá hạn, hạn chế khả năng sinh lời của doanh nghiệp, và vì thế hiệu quả cho vay của ngân hàng có thể bị suy giảm nhanh chóng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ do lợi thế về quy mô là những người khắc phục nhanh hơn những tác động của môi trường pháp lý tới hoạt động của mình so với doanh nghiệp lớn. Và vì vậy cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một biện pháp làm giảm sự biến động về hiệu quả và rủi ro cho ngân hàng
Một nhân tố chủ quan nữa có tác động không nhỏ tới hiệu quả cho vay là môi trường kinh doanh. Tác động của nó tới hiệu quả cho vay của ngân hàng thông qua các biến số kinh tế như tỷ giá, lạm phát, lãi suất … Các chỉ tiêu này tác động lên khả năng cho vay, đồng thời tác động trực tiếp lên chi phí của ngân hàng. Sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lạm phát sẽ làm giảm khả năng cho vay và làm tăng chi phí trả lãi cho các nguồn huy động, lãi suất trên thị trường tăng cũng làm hạn chế tốc độ tăng trưởng của dự nợ đồng thời lại làm tăng nhanh chi phí trả lãi của các ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, các biến số này có tác động hai mặt, nó thúc đẩy sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này thì lại hạn chế hoạt động của nhóm doanh nghiệp khác. Ví dụ như nếu tỷ giá tăng thì nhóm doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phát triển tốt, trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu lại gặp nhiều khó khăn hơn. Vì thế để đánh giá một yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tác động như thế nào tới hiệu quả cho vay của mình thì các ngân hàng phải phân loại được các khách hàng chủ yếu mà mình phục vụ, từ đó có chiến lược đối phó phù hợp.
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan
Từ phía doanh nghiệp: đây là nhân tố tác động quan trọng nhất tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp như khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hệ số nợ, hệ số khả năng chi trả…Để đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp luôn mong muốn vay được vốn và tìm mọi cách để có được nguồn vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên, trái ngược với các doanh nghiệp vận dụng các hình thức tích cực như tăng hiệu quả hoạt động, trung thực và hợp tác với ngân hàng, thì cũng có nhiều doanh nghiệp sử dụng các biện pháp không tích cực như làm sai lệch các báo cáo tài chính theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, không cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin cần thiết cho ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp sau khi vay được tiền thì sử dụng tiền vay sai mục đích, cố tình lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng. Cũng phải thừa nhận một điều là nhiều doanh nghiệp còn yếu kém trong việc lập dự án, nhiều dự án không nêu được tính khả thi nên rất khó tạo niềm tin để ngân hàng cho vay vốn. Các đối tượng này thường rơi vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó không chỉ tác động tới hiệu quả của bản thân món vay đó mà còn làm mất lòng tin từ phía ngân hàng, khiến cho các ngân hàng phải áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo hơn, vì thế lại tác động trở lại làm bó hẹp khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khác có đủ năng lực. Mặc dù vậy, cũng có doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của ngân hàng nhưng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn kém không quản lý và khai thác nguồn vốn có hiệu quả khiến cho hiệu quả hoạt động cho vay vì thế mà giảm xuống. Những nhân tố tác động từ phía doanh nghiệp rất khó kiểm soát và đánh giá và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ phân tích của cán bộ tín dụng cũng như tinh thần hợp tác của các doanh nghiệp.
Nhân tố từ phía ngân hàng : Đây là các nhân tố chủ quan mà ngân hàng có thể điều chỉnh và khắc phục được. Nó bao gồm chiến lược phát triển của ngân hàng, công nghệ ngân hàng, uy tín và kinh nghiệm điều hành, trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng. Chiến lược phát triển của ngân hàng tạo ra một định hướng chung về khách hàng mục tiêu của ngân hàng, tạo lập các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho nhóm khách hàng đó. Với xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu được sự quan tâm lớn của các ngân hàng và nhiều ngân hàng đã thiết lập một chiến lược kinh doanh hướng vào nhóm doanh nghiệp này. Công nghệ và uy tín của ngân hàng tác động tới chi phí của khoản vay và khả năng mở rộng quy mô dư nợ, công nghệ càng cao ngân hàng càng có khả năng tiết kiệm chi phí và đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh cũng như các tiện ích mới phục vụ khách hàng. Nhận thức vào đạo đức của cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status