Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPBANK - pdf 22

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam VPBANK



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 2
Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Thương mại Cổ Phần Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) 2
1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VPBANK và chi nhánh VPBANK Mỹ Đình: 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBANK: 2
1.1.2. Thời gian thành lập của chi nhánh VPBANK Mỹ Đình: 5
1.2. Cơ cấu tở chức: 5
Chương II 9
Khái quát tình hình thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng VPBANK 9
2.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBANK trong năm 2007: 9
2.1.1. Bối cảnh hoạt động kinh tế Việt Nam năm 2007: 9
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh VPBANK đã đạt được trong năm 2007: 10
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: 10
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: 12
2.1.2.3. Các hoạt động khác: 13
2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 14
2.2.1. Quy trình và nội dung công tác thẩm định tại ngân hàng VPBANK: 14
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở ngân hàng VPBANK: 16
2.2.2.1. Những kết quả đạt được: 16
2.2.2.2. Những hạn chế và khó khăn trong công tác thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 20
2.2.2.2.1. Khó khăn trong việc thu thập thông tin: 20
2.2.2.2.2- Thiếu các thông tin vĩ mô làm cơ sở để thẩm định: 21
2.2.2.2.3- Về vấn đề đào tạo và bố trí cán bộ làm công tác thẩm định: 22
Chương III 24
Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư tại ngân hàng VPBANK 24
3.1. Định hướng kinh doanh 24
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng VPBANK: 24
Kết Luận 26
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang. Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng Giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ). Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán. 
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank đã mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Hiệ tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. 
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước. 
1.1.2. Thời gian thành lập của chi nhánh VPBANK Mỹ Đình:
Ngày 21/12/2006, VPBANK chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh VPBank Mỹ Đình, hoạt động trực thuộc VPBank Thăng Long.
1.2. Cơ cấu tở chức:
Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị được bầu tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2005, ngày 31/3/2006, với nhiệm kỳ 4 năm (2006 - 2009), gồm 6 thành viên:   
Chủ tịch Hội đồng Quản trị: ông Phạm Hà Trung
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị: Ông  Lâm Hoàng Lộc
Ủy viên: Ông Nguyễn Quang A, Ông Lê Đắc Sơn, Ông Bùi Hải Quân, Ông Linus Goh
Ban Kiểm soát: do Đại hội Cổ đông bầu, gồm 3 thành viên:
Trưởng ban: Ông Vũ Hải Bằng
Thành viên chuyên trách tại hội sở: Bà Phan Thị Thu Hà
Thành viên chuyên trách tại thành phố Hồ Chí Minh: Ông Trần Đức Hạ
Trong Ban Kiểm soát còn có Phòng Kiểm soát nội bộ.
Hội đồng tín dụng: là tổ chức do Hội đồng quản trị bầu ra: Ngoài ra, HĐQT cũng thành lập các Ban Tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
Hội đồng Quản lý Tài sản nợ - tài sản có
Ban Điều hành: gồm Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
Ngân hàng được chia thành nhiều phòng ban với những nhiệm vụ và chức năng khác nhau:
+ Phòng tài chính kế toán
+ Phòng nguồn vốn
+ Phòng kế hoạch – tổng hợp
+ Trung tâm tin học
+ Phòng nhân sự đào tạo
+ Phòng phát triển khách hàng
+ Trung tâm thanh toán
+ Phòng Pháp chế - Thu hồi nợ
+ Văn Phòng
+ Trung tâm Western Union
+ Trung tâm thẻ
+ Phòng Quản lý rủi ro
Công ty Quản lý Tài sản VPBANK
Công ty chứng khoán VPBANK
Các chi nhánh
Các phòng giao dịch
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBANK được thể hiện ở sơ dồ sau:
Đại Hội Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Điều Hành
Văn Phòng Hội Đồng Quản Trị
Hội Đồng Quản Trị Tài Sản Nợ, Tài Sản có
Hội Đồng Tín Dụng
Ban Kiểm Soát
Phòng Kiểm Toán Nội Bộ
Các Ban Tín Dụng
Phòng Nguồn Vốn
Phòng Tài Chính Kế Toán
Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
Trung Tâm Tin Học
Phòng Nhân Sự Đào Tạo
Trung Tâm Thanh Toán
Phòng Phát Triển Khách Hàng
Phòng Pháp Chế
Văn Phòng
Trung Tâm Western Union
Trung Tâm Thẻ
Phòng Quản Lý Rủi Ro
Công Ty Quản Lý Tài Sản VPBANK
Công Ty Chứng Khoán VPBANK
Các Chí Nhánh
Các Phòng Giao Dịch
Chương II
Khái quát tình hình thẩm định và quản lý hoạt động đầu tư của ngân hàng VPBANK
Tổng quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBANK trong năm 2007:
Bối cảnh hoạt động kinh tế Việt Nam năm 2007:
Năm 2007 đã dánh dấu những bước tiến mới trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực, với những thời cơ và thách thức lớn đặt ra cho công cuộc cải cách và phát triển của Việt Nam. Những thách thức đó đi từ việc mất giá của đồng USD đến 13% so với các đồng tiền lớn khác, việc tăng giá dầu, giá vàng đến mức kỉ lục trong vòng 30 năm qua, tình trạng khủng hoảng trong nghành tài chính ngân hàng của Mỹ và các nền kinh tế lớn đến thiên tai dịch bệnh trong nước nhưng nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được những bất động đầy thách thức này để đạt được những kết quả tích cực. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm vẫn đạt được khá toàn diện: tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn giữ được ở tốc độ cao: 8,5%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 16%, dự trữ ngoại tệ cao.
Năm 2007 được coi là năm “được mùa” của nghành ngân hàng. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết cho biết tính đến hết năm 2007 so với năm 2006, tổng nguồn vốn huy động trong hệ thống ngân hàng thương mại tăng 36,5%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước tính tăng khoảng 34%. Đặc biệt, khối ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng dư nợ lên tới 103% so với năm 2006. Thị phần tín dụng khu vực này cũng tăng tới 24,7%. Năm 2007 còn đánh dấu bước chuyển biến mới của các ngân hàng thương mại, nhất là khối cổ phần trong việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên khắp cả nước nhằm chiếm lĩnh thị phần trước khi lộ trình mở cửa ngân hàng được mở rộng hoàn toàn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, môi trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là nghành ngân hàng, đã phải đối mặt với nhiều bất lợi do tỷ lệ lạm phát tăng cao, nhập siêu lớn, sự thay đổi của các chính sách vĩ mô điều tiết nền kinh tế tiền tệ, sự cạnh tranh giứa các ngân hàng trong nước và ngâ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status