Quản trị tài sản ngắn hạn trong thực tiễn của các Doanh nghiệp ở Việt Nam - pdf 22

Link tải miễn phí luận văn
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khách hàng, các công ty luôn phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả phù hợp. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam cũng cho thấy, doanh nghiệp nào xây dựng và thực thi tốt chính sách quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận cao, sản phẩm mới có tính cạnh tranh. Do vậy việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra mà các nhà quản lý phải quan tâm.
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn phát đạt còn không ít những doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi. Nhưng thực tế thì sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
Do tầm quan trọng của vấn đề và quá trình tìm hiểu tình hình thực tế tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo hướng dẫn nên em đã chọn đề tài: “Quản trị tài sản ngắn hạn trong thực tiễn của các Doanh nghiệp ở Việt Nam” cho chuyên đề của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm có 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về quản trị tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng quản trị tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn trong các doanh nghiệp

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Quản trị tiền mặt
1.1.1. Mục tiêu giữ tiền
Tiền mặt là loại “tài sản không sinh lời”. Công ty dùng tiền để thanh toán tiền công lao động, mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, thanh toán các nghĩa vụ thuế, cho vay, thanh toán cổ tức và thanh toán các khoản khác. Tiền mặt tự nó không sinh ra lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà doanh nghiệp dùng để duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách bình thường.
1.1.2. Lý do giữ tiền mặt
John Maynard Keynes trong tác phẩm nổi tiếng “Lý thuyết Tổng quát về Nhân Dụng, Tiền Lời và Tiền Lệ” có nêu 3 lý do hay 3 động cơ khiến người ta giữ tiền măt:
 Động cơ giao dịch: nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch hàng ngày như chi trả mua hàng, tiền lương, thuế, cổ tức… trong quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
 Động cơ đầu cơ: nhằm sẵn sang nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi trong kinh doanh như mua nguyên liệu dự trữ khi giá thị trường giảm, hay khi tỷ giá biến động thuận lợi, hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm mục tiêu góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Động cơ dự phòng: nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu chi bình thường của doanh nghiệp, chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ khiến doanh nghiệp phải chỉ tiêu nhiều cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền thu

AOY2I0nFX9281qm
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status