Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung - pdf 22

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIDV QUANG TRUNG VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2
1.1. Tổng quan về BIDV Quang Trung 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quang Trung 2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của BIDV Quang Trung 3
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Quang Trung trong thời gian qua 4
1.1.3.1 Kết quả hoạt động chung 4
1.1.3.2 Hoạt động huy động vốn 6
1.1.3.3 Hoạt động tín dụng 9
1.1.3.4 Hoạt động dịch vụ 10
1.2. Khái quát công tác thẩm định các dự án đầu tư tại BIDV Quang Trung 12
1.2.1. Những quy định của BIDV Quang Trung đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư 12
1.2.1.1 Đối tượng 12
1.2.1.2 Điều kiện cho vay 13
1.2.2. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư được thẩm định tại BIDV Quang Trung 17
1.2.2.1 Theo loại hình cho vay 17
1.2.2.2 Theo thành phần kinh tế 18
1.2.2.3 Theo loại tiền gửi 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI BIDV QUANG TRUNG 20
2.1. Dự án BĐS và yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung 20
2.1.1. Khái quát các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung 20
2.1.2. Đặc điểm các dự án đầu tư BĐS 22
2.1.3. Yêu cầu của công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung 24
2.1.3.1 Vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS tại Chi nhánh: 24
2.1.3.2 Yêu cầu chung được đặt ra đối với công tác thẩm định dự án 24
2.1.3.3 Yêu cầu của công tác thẩm định đối với dự án đầu tư BĐS 26
2.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung 27
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư BĐS 27
2.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư BĐS 28
2.2.2.1 Thẩm định hồ sơ vay vốn 28
2.2.2.2 Thẩm định về khách hàng vay vốn 31
2.2.2.3 Thẩm định về dự án đầu tư 33
2.2.2.4 Thẩm định tài sản đảm bảo 42
2.2.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư BĐS 42
2.2.3.1 Phương pháp đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu: 42
2.2.3.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự: 43
2.2.3.3 Phương pháp phân tích dựa trên độ nhạy của dự án đầu tư: 43
2.2.3.4 Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 44
2.3. Minh họa công tác thẩm định dự án đầu tư BĐS “Trung tâm thương mại Opera” Số 6 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội 44
2.3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 44
2.3.1.1 Giới thiệu chung về khách hàng vay vốn 44
2.3.1.2 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn: 45
2.3.1.3 Thẩm định năng lực tài chính 46
2.3.1.4. Tình hình quan hệ với ngân hàng: Hiện nay, Doanh nghiệp chỉ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Bắc Á. 47
2.3.2. Thẩm định dự án đầu tư 47
2.3.2.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư: 47
2.3.2.2 Hồ sơ pháp lý dự án: 48
2.3.2.3 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. 50
2.3.2.4 Thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ của dự án 59
2.3.2.5 Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn 61
2.3.2.6 Thẩm định hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 62
2.3.2.7 Đánh giá thuận lơi, khó khăn và những rủi ro có thế xảy ra với dự án 68
2.4. Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung 70
2.4.1. Những kết quả đạt được 70
2.4.2. Những hạn chế 71
2.4.3. Những nguyên nhân 74
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 74
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI BIDV QUANG TRUNG 77
3.1. Định hướng phát triển hoạt động của BIDV Quang Trung trong thời gian tới 77
3.1.1. Định hướng hoạt động của Chi nhánh 77
3.1.2. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư bất động sản tại Chi nhánh 83
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án bất động sản tại BIDV Quang Trung 85
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 85
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin 87
3.2.3. Đổi mới, hoàn thiện nội dung và nâng cao phương pháp thẩm định 89
3.2.4. Hiện đại hoá công nghệ, kỹ thuật, phương tiện phục vụ công tác thẩm định 92
3.2.5. Một số giải pháp khác 93
3.3. Một số kiến nghị 94
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 94
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 96
3.3.3. Kiến nghị khác 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu ấn tượng, tốc độ đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ. Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng thương mại cổ phần có bước đột phá tăng mạnh về quy mô, mạng lưới hoạt động; ngân hàng thương mại quốc doanh tăng cường tập trung vào nâng cao năng lực, xúc tiến quá trình cổ phần hóa và một số ngân hàng nước ngoài đang hoàn tất thủ tục để chuẩn bị mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng, với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, chuyển tải vốn để mở rộng đầu tư. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh, mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án BĐS thì một trong những biện pháp quan trọng nhất là phải nâng cao chất lượng thẩm định doanh nghiệp vay vốn. Thẩm định chính xác, lựa chọn được những dự án đầu tư hiệu quả sẽ mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế, hạn chế rủi ro, đảm bảo hoạt động vững chắc cho ngân hàng và doanh nghiệp. Hiện nay, tại BIDV Quang Trung, BĐS đang là một trong những ngành có nhiều dự án vay vốn nhất. Vì vậy, trên cơ sở kiến thức tiếp thu được cùng những tìm hiểu thực tiễn về hoạt động thẩm định của BIDV Quang Trung, đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung” được lựa chọn để nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu bao gồm ba chương sau:
Chương I: Tổng quan về BIDV Quang Trung và công tác thẩm định các dự án đầu tư
Chương II: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư BĐS tại BIDV Quang Trung
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ BIDV QUANG TRUNG VÀ CÔNG TÁC
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Tổng quan về BIDV Quang Trung
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Quang Trung
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trước kia có tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/4/1957 theo Nghị định số 177-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là một trong hai ngân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam chuyển thành NH ĐT&PT VN và từ năm 1995 Ngân hàng được phép kinh doanh đa năng, đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật như một ngân hàng thương mại, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam thì có thể nói BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất với khối kinh doanh trong các lĩnh vực:
- Ngân hàng thương mại: bao gồm 104 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hàng ngàn máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng trên cả nước. Có 2 đơn vị chuyên biệt là: Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa) và Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)
- Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)
- Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIC gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh
- Đầu tư – Tài chính:
+ Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,...
+ Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB), Công ty liên doanh Tháp BIDV.
Với chính sách kinh doanh “Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn” và phương châm hoạt động “Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công”, “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã và đang khẳng định là một ngân hàng lớn có chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
NHĐT& PTVN chi nhánh Quang Trung được tách ra từ Sở Giao dịch 1 - NHĐT& PTVN thành lập theo thông báo số 57/TCCB/ĐT ngày 26/12/1990 của vụ Tổ chức cán bộ Nhà nước về tổ chúc bộ máy của NHĐT& PTVN và quyết định số 76 QĐ/TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng Giám Đốc NHĐT& PTVN.
Chi nhánh Quang Trung được thành lập trên cơ sở tách Phòng giao dịch Quang Trung theo quyết định thành lập số 52/2005/QĐ-HĐQT ngày 21/03/2005 của Hội Đồng Quản Trị NHĐT& PTVN, giấy phép kinh doanh số 0116000466 của sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội và đi vào hoạt động từ 1/04/2005. Trụ sở đặt tại tòa nhà Chinhfong số 53 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Kể từ khi bắt đầu hoạt động đến nay, Chi nhánh không ngừng phát triển mạng lưới, tăng thêm kênh phân phối sản phẩm và phấn đấu giữ vững danh hiệu lá cờ đầu của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của BIDV Quang Trung
Chi nhánh bao gồm 17 phòng ban, được chia thành 5 khối chức năng là khối quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ, và khối các đơn vị trực thuộc. Người đứng đầu chịu trách nhiệm cao nhất là Giám đốc Chi nhánh, tham mưu cho Giám đốc là 2 Phó Giám đốc và các trưởng phòng. Việc phân chia theo mô hình tổ chức mới như vậy giúp chi nhánh tạo được sự chuyên môn hóa, sự độc lập cần thiết trong hoạt động, phát huy được hết khả năng cũng như kinh nghiệm của cán bộ nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất và mối liên hệ mật thiết giữa các phòng ban.

CyK7hfioWhoItG9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status