Mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank - pdf 22

Tải miễn phí luận văn

LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ XXI được coi là là thế kỷ của tri thức, vì vậy ngày nay nhu cầu học tập ngày càng trở thành một nhu cầu bức thiết. Đó không chỉ là nhu cầu của cá nhân mà còn là yêu cầu cấp bách của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển như vũ bão hiện nay. Vì nguồn nhân lực tri thức mới chính là hạt nhân cho sự phát triển nhanh và bền vững mà nền kinh tế Việt Nam đang tiến tới.

Trước nhu cầu về giáo dục ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nền giáo dục Việt Nam chưa thể đáp ứng được. Do đó, số lượng cá nhân có nhu cầu được đi du học ở nước ngoài ngày một tăng. Thế nhưng, chi phí học tập ở nước ngoài, đặc biệt là những nước phát triển có nền giáo dục danh tiếng chính là một trở ngại rất lớn cho những du học sinh Việt Nam.

Thấy được nhu cầu này, rất nhiều ngân hàng Việt Nam đã mở sản phẩm mới là sản phẩm cho vay du học nhằm mục đích hỗ trợ cho các cá nhân và gia đình có nhu cầu đưa người thân ra nước ngoài học tập. Sản phẩm này đã sớm thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhiều người. Trong tương lai, nó sẽ trở thành một sản phẩm phổ biến cho tất cả những ai có nhu cầu ra nước ngoài học tập, đồng thời cũng hứa hẹn sẽ mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho các ngân hàng.Tuy nhiên, ở tất cả các ngân hàng doanh thu từ sản phẩm này còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Với mục tiêu trở thành “ một ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía bắc và trong cả nước”, VPBank đã sớm cung cấp sản phẩm cho vay du học. Thế nhưng, sau thời gian triển khai sản phẩm này kết quả thu được của VPBank còn nhiều hạn chế. Chính thực tế trên đã gợi mở và thôi thúc em lựa chọn đề tài “ Mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank” làm đề tài cho chuyên đề thực tập cuối khoá của mình.

Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu về hoạt động cho vay du học tại VPBank, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để mở rộng hoạt động cho vay du học, góp phần đưa ngân hàng đạt được mục tiêu nhanh chóng hơn.

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động cho vay du học ở VPBank

Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc mở rộng hoạt động cho vay du học ở VPBank.

Ngoài phần mở bài, kết luận, chuyên đề bao gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về cho vay du học của NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay du học tại ngân hàng VPBank
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank

Trong thời gian thực tập tại VPBank Chi nhánh Trần Hưng Đạo, để có thể hoàn thành được chuyên đề này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của cán bộ nhân viên phòng tín dụng đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Đặng Ngọc Đức - Giảng viên khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DU HỌC CỦA NHTM 3


1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.2. Phân loại cho vay 5

1.2. Cho vay du học là một loại hình cho vay tiêu dùng của NHTM 9

1.2.1. Khái niệm cho vay du học 9

1.2.2. Vai trò của cho vay du học 10

1.2.3. Đặc điểm của cho vay du học 12

1.2.4. Các sản phẩm cho vay du học 14

1.2.5. Rủi ro của hoạt động cho vay du học 15

1.2.6. Quy trình cho vay du học của NHTM 16

1.2.5.1. Sơ đồ quy trình cho vay du học của NHTM 16

1.2.5. 2. Quy trình cho vay gồm các bước cơ bản sau: 17

1.3. Điều kiện mở rộng cho vay du học 19

1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng cho vay du học 19

1.3.2. Điều kiện để mở rộng cho vay du học 22

1.3.2.1. Điều kiện chủ quan 22

1.3.2.2. Điều kiện khách quan 23

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 27

2.1. Khái quát về ngân hàng VPBank 27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.2.Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức 29

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2004 - 2006 32

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 32

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 33

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh khác 34

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh 35

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay du học tại VPBank 36

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay du học tại VPBank 36

2.2.2. Các hình thức cho vay du học tại VPBank 37

2.2.3. Quy trình cho vay du học tại VPBank 38

2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay du học tại VPBank 39

2.2.4.1.Về quy mô cho vay du học 39

2.2.4.2. Về rủi ro cho vay du học 44

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay du học tại VPBank 46

2.3.1. Khả năng mở rộng cho vay du học tại VPBank 46

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 50

2.3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng 51

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan 54

Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DU HỌC TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 58

3.1. Xu hướng phát triển hoạt động cho vay du học trong thời gian tới 58

3.2. Định hướng hoạt động cho vay du học tại VPBank 58

3.2.1. Định hướng hoạt động ngân hàng VPBank trong những năm tới 58

3.2.2. Định hướng hoạt động cho vay du học tại VPBank 60

3.3. Giải pháp cho hoạt động cho vay du học tại VPBank 60

3.3.1. Hoàn thiện chính sách cho vay du học 60

3.3.2. Mở thêm các dịch vụ hỗ trợ du học khác 63

3.3.3. Mở rộng quan hệ với các trường Đại học nước ngoài và các trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam 64

3.3.4. Mở quan hệ với các đơn vị sử dụng lao động 64

3.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của ngân hàng 65

3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 68

3.3.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 69

3.4. Kiến nghị 69

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Cơ quan nhà nước và các Bộ, ngành 69

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 72

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DU HỌC CỦA NHTM
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM
1.1.1. Hoạt động cho vay của NHTM
Cho vay là hoạt động truyền thống của bất kỳ một NHTM nào. Đây là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Bảng cân đối kế toán của NHTM.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng và được hiểu là việc ngân hàng đưa một khoản tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải sử dụng vào mục đích và trong thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn.
Bản chất của cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền) giữa bên cho vay (ngân hàng ) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác), theo đó bên cho vay sẽ có trách nhiệm chuyển giao tài sản cho bên đi vay đúng thời hạn và trong một thời gian nhất định theo thoả thuận còn bên đi vay phải có trách nhiệm sử dụng tài sản đúng mục đích và hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Vậy, ta có thể thấy rằng, hoạt động cho vay được dựa trên cơ sở sự tin tưởng và trách nhiệm của người cho vay và người đi vay. Giá trị mà người cho vay nhận lại sau khoảng thời gian cho vay sẽ lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Đặc điểm của hoạt động cho vay
 Là hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động huy động vốn
Quy mô, cơ cấu và lãi suất của hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng được quyết định bởi chính quy mô, cơ cấu và lãi suất của nguồn vốn huy động.


Link download cho anh em:
28w1x4oE58epTGQ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status