Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ - pdf 22

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 2
1.1. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ 2
1.2. Các hoạt động của kiểm toán nội bộ 9
1.3. Cách thức tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 13
1.4. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ở một số nước trên thế giới 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 24
2.1. Môi trường pháp lý của kiểm toán nội bộ 24
2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam 25
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 29
3.1. Những ưu điểm 29
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 29
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam 31
KẾT LUẬN 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Để đáp ứng nhu cầu trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, các DN Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng. Song song với sự phát triển nhanh chóng của các DN Việt Nam, nhà quản lý DN phải giải quyết những vấn đề mới phát sinh như: hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, độ tin cậy của thông tin tài chính, khả năng cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; hiệu quả, hiệu năng trong lựa chọn và thực hiện chiến lược,… Trước những thách thức mới, nhà quản lý đang tìm kiếm những phương sách quản lý nhằm quản trị hiệu quả các hoạt động trong DN. KTNB xuất hiện mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu quản lý trong môi trường KD có nhiều thay đổi.
Trong một đơn vị, một tổ chức hay một DN, KTNB là một chức năng đánh giá độc lập đối với những hoạt động khác nhau của đơn vị như là một sự trợ giúp đối với tổ chức. Trên thế giới, KTNB đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Tại các quốc gia phát triển, KTNB được tổ chức trong hầu hết các quốc gia có quy mô lớn với những mô hình đa dạng. Hoạt động hiệu quả của bộ phận này đã trợ giúp đắc lực cho nhà quản lý không những đảm bảo độ tin cậy của thông tin mà còn đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và hiệu năng trong các hoạt động chức năng khác nhau.
KTNB đã được tổ chức ở nhiều DN Việt Nam có quy mô lớn. Bước đầu KTNB đã đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung trong DN Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động KTNB trong các DN Việt Nam đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy KTNB. Chính vì vấn đề quan trọng này, em đã thực hiện đề tài: “Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ” với mục đích tìm hiểu thực tế tổ chức bộ máy KTNB ở Việt Nam. Nội dung chính của Đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam
Chương III: Nhận xét và một số ý kiến đề xuất
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ
KTNB là một trong ba loại hình kiểm toán khi phân loại theo chủ thể thực hiện kiểm toán. So với hai loại hình kiểm toán khác là kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước, KTNB xuất hiện muộn hơn nhưng có bước phát triển nhanh chóng cả về nhận thức và thực hành kiểm toán. Quá trình phát triển của loại hình KTNB nằm trong xu hướng phát triển chung của các loại hình kiểm toán khác nhau song có bản chất và chức năng chung.
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được kiểm toán do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. Kiểm toán không phải là hoạt động tự thân hay vị thân mà phát sinh từ nhu cầu của quản lý. Ban đầu, chức năng KTNB phát sinh khi một cá nhân muốn kiểm tra, đánh giá lại công việc đã hoàn thành. Chức năng này có thể mở rộng đối với các chủ thể hay hoạt động khác có liên quan. Trong một DN, nhà quản lý cùng với nhân viên cũng có thể thực hiện các công việc ấy dưới mức độ khác nhau, cách thức khác nhau và thực hiện trực tiếp với tư cách là một phần của quản lý. Do khối lượng và mức độ phức tạp các hoạt động, sự đòi hỏi cao hơn về độ tin cậy và tính khách quan trong quá trình thực hiện làm cho nhà quản lý không thể thực hiện trực tiếp kiểm tra độ tin cậy thông tin cũng như đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động. KTNB xuất hiện, thực hiện các hoạt động trợ giúp đối với nhà quản lý xuất phát từ chính nhu cầu kiểm tra, đánh giá độc lập về tính hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của các hoạt động trong DN.
Theo nghiên cứu của tác giả John A. Edds, KTNB xuất hiện khá sớm từ trước năm 1900. Một số đơn vị hoạt động trong khu vực công và chủ sở hữu của những trang trại lớn đã tuyển dụng các KTV nội bộ để thực hiện các hoạt động kiểm toán khác nhau trong đơn vị. Trong thế kỉ XIX, hoạt động KTNB trở nên khá phổ biến trong các đơn vị kinh doanh như các ngân hàng, các công ty kinh doanh vận tải đường sắt. Ở những đơn vị này, KTV nội bộ chủ yếu là ngăn chặn và phát hiện các sai phạm trong hoạt động tại các chi nhánh. Một ví dụ cho sự tồn tại của KTNB trong giai đoạn này là trường hợp Công ty Krupp (Đức). Trong Hướng dẫn kiểm toán của Công ty Krupp năm 1875 đã viết:
“KTV nội bộ xem xét khả năng các văn bản luật pháp, hợp đồng, chính sách và những thủ tục được thực hiện có đúng đắn không? Xem xét khả năng hoạt động kinh doanh đã được thực hiện trong quan hệ với những chính sách đã xây dựng, với kết quả đạt được như thế nào?... Trong quan hệ với những nhiệm vụ đặt ra, KTV nội bộ phải đưa ra các kiến nghị để cải tiến phương tiện đang sử dụng, cải tiến các thủ tục, xem xét lại các hợp đồng và phát hiện những yếu điểm để kiến nghị cải thiện tình hình.”

[hr:3sxbgy3f][/hr:3sxbgy3f]

89tM6ofzK0y9xr6
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status