Năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an - pdf 22

Tải miễn phí luận văn Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
3.3. Phương pháp nghiên cứu 4
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu 4
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu 4
3.4. Phương pháp phân tích số liệu 4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Khái niệm về năng suất lao động 4
1.1.2. Phân biệt năng suất lao động và cường độ lao động 4
1.1.3. Vai trò của năng suất lao động 4
1.1.4. Các chỉ tiêu chức năng suất lao động 4
1.1.5. Phân tích năng suất lao động 4
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 4
1.2. Cơ sở thực tiễn về năng suất lao động của ngành dệt may ở trên thế giới và nước ta hiện nay. 4
1.2.1. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở trên thế giới 4
1.2.2. Hiện trạng về năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam 4
1.3. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta và trên thế giới. 4
1.3.1. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp trên thế giới. 4
1.3.2. Kinh nghiệm tăng năng suất lao động cho công nhân sản xuất trực tiếp ở nước ta. 4
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 4
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Phú Hòa An 4
2.1.1 Giới thiệu về Công ty 4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2.1.3. Đặc điểm chung về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009- 2012 4
2.1.4 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 4
2.1.5 Thực trạng về nguồn lao động tại công ty cổ phần Dệt may Phú Hòa An 4
2.1.6. Thực trạng năng suất lao động tại công ty. 4
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân 4
2.2.1 Đặc điểm của mẫu theo giới tính. 4
2.2.2 Đặc điểm mẫu theo độ tuổi 4
2.2.3. Đặc điểm mẫu theo trình độ học vấn 4
2.2.4. Đặc điểm của mẫu về thời gian làm việc tại công ty. 4
2.2.5. Đặc điểm của mẫu về thu nhập bình quân một tháng. 4
2.2.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4
2.2.7. Kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy. 4
2.2.8. Đánh giá của công nhân sản xuất trực tiếp về các nhân tố sau khi đã hồi quy đến năng suất lao động. 4
2.2.9. Mối liên hệ giữa năng suất lao động cao trong công việc với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 4
2.2.10. Phân tích đánh giá từng nhân tố của các nhóm đối tượng công nhân. 4
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN SẢN XUẤT TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHÚ HÒA AN 4
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An thời kỳ 2012- 2020 4
3.2 Giải pháp để Nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An 4
3.2.1.Phân tích ma trận SWOT 4
3.2.2. Giải pháp để Nâng cao năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An 4
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4
1. KẾT LUẬN 4
2. KIẾN NGHỊ 4
2.1. Đối với CTCP Dệt May Phú Hòa An 4
2.2. Đối với cơ quan quản lí 4
3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
PHỤ LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm may mặc ngày càng được hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những nguyên liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày càng phổ biến. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có những phát triển vượt bậc.
Ở Việt Nam, ra đời từ rất sớm, nhưng trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam mới tìm được chỗ đứng và được chú trọng phát triển. Dệt may đã có những thành công đáng tự hào và trở thành ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế Việt Nam. Vừa là mặt hàng thiết yếu trong nước, vừa là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, hàng năm ngành dệt may thu về một lượng ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Không những vậy, ngành dệt may còn giải quyết được nạn thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Công nghệ dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, phát huy được lợi thế của những nước có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Chính vì vậy, sản xuất hàng dệt may thường phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với những nước đang phát triển và đang ở đầu giai đoạn quá trình công nghiệp. Tuy nhiên, để doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng sản xuất hợp lí, kịp thời cung ứng các đơn hàng xuất khẩu và nhu cầu nội địa, doanh nghiệp buộc phải thay đổi cách quản lí cũng như khả năng phân phối các đơn hàng nhằm khai thác tối ưu năng suất lao động của nhân viên.
Tăng năng suất lao động là một yếu tố quan trọng để giảm giá thành sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh, cả ở cấp độ đơn vị, doanh nghiệp lẫn quốc gia. Năng suất được tăng cao không chỉ giải quyết được vấn đề lợi nhuận, sự tồn tại của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mà còn nâng cao được thu nhập của người lao động, hiệu quả làm việc và phát huy được khả năng sáng tạo của họ. Xuất phải từ thực tế đó, tui mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Dệt may Phú Hòa An” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp.
- Xác định những nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp đó.
- Nắm bắt được những đánh giá, nhận xét của công nhân về những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động.
- Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả năng suất lao động .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công nhân sản xuất trực tiếp tại 20 chuyền may công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An
- Nội dung nghiên cứu: Phân tích, đánh giá hiện trạng năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao năng suất lao động cho công nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại phân xưởng của Công Ty Cổ Phần Dệt May Phú Hòa An
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 28/1/2013 đến 11/5/2013.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Cỡ mẫu: áp dụng công thức chọn mẫu theo tỷ lệ. Ta sử dụng công thức sau để xác định cỡ mẫu (Theo phương pháp tính cỡ mẫu của Cochavan năm 1977).
n =
Trong đó:
n: Kích thước mẫu
Z: giá trị tới hạn tương đương với độ tin cậy (1- a), Trong kinh doanh độ tin cậy a được chọn là 95%, lúc đó Z=1.96
e : sai số mẫu cho phép (5%)
q: Để cở mẫu đạt tối đa chọn q = 0,5
Kích thước mẫu cần nghiên cứu là
= = 384
Do thời gian và nguồn lực hạn chế nên nghiên cứu xin tiến hành điều tra, phân tích 155 mẫu công nhân tại 20 chuyền may, tại nhà máy nhằm “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp tại Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An”.Phương pháp điều tra là phỏng vấn cá nhân trực tiếp nên tỷ lệ trả lời là 100%. Số lượng bảng hỏi cần phát ra để điều tra thực tế tại 20 chuyền là 155.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công nhân trực tiếp tham gia sản xuất, tức là số công nhân trong 20 chuyền may, tổng cộng có 600 công nhân tính đến Quý I năm 2013. Như vậy bình quân mỗi chuyền có 30 công nhân. Số công nhân cần điều tra mỗi chuyền là:
(30*155)/600= 8 (người)
- Cách tiến hành thu thập bảng hỏi:Lập danh sách công nhân ở 20 chuyền may, tổng cộng có 600 người. Với mỗi chuyền, chọn ra người đầu tiên để điều tra, sau đó cứ cách khoảng k thì ta lại điều tra một người.
Ta có: k = 155/600 = 3,87.
Vậy,ta chọn khoảng cách k=4. Nếu người k không được thì ta chuyển sang người k+1, k+2, k+k, cứ như vậy cho đến khi đủ số lượng điều tra ở mỗi chuyền. Ta thực hiện tương tự với các chuyền khác đến khi nào điều tra đủ số lượng thì thôi.
3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu
- Nguồn sơ cấp: số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn với những câu hỏi được chuẩn bị trước, nhằm thu thập ý kiến của công nhân sản xuất trực tiếp tại phân xưởng thông qua bảng hỏi. Đồng thời tham khảo ý kiến các cán bộ quản lí của công ty…
- Nguồn thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các bản báo cáo của phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng kinh doanh, thông tin bên ngoài được tập hợp từ website, tạp chí,giáo trình,luận văn,…
3.4. Phương pháp phân tích số liệu
- Áp dụng thông kê mô tả để biết một số đặc điểm của đối tượng
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
- Dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để thanh lọc nhân tố, rút gọn các biến thành những nhóm nhân tố chung. Kiểm định KMO để đánh giá sự phù hợp của cỡ mẫu.
- Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để xác định những nhóm nhân tố ảnh hưởng nhiếu nhất đến năng suất lao động.
- Dùng kĩ thuật thống kê mô tả thông qua tần số, giá trị trung bình để làm rõ đặc điểm của từng biến.
- Áp dụng kĩ thuật Crosstab để phân tích mối liên hệ giữa năng suất lao động với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
-Kiểm định phi tham số Mann-Whitney và Kruskal-Wallis để phân tích đánh giá từng nhân tố của các nhóm đối tượng công nhân.




Link tải:
R5WEh4l5jB6Uk4E
Nhớ thank mình
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status