Phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên - pdf 22

Tải miễn phí luận văn

LỜI MỞ ĐẦU
Thư viện là một thiết chế văn hóa xã hội có chức năng , nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu chung trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân.
Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc về nội dung cũng như hình thức các loại tài liệu, các thư viện đã không ngừng tìm kiếm, bổ sung và phát triển vốn tài liệu của mình ngày càng đa dạng, phong phú và phù hợp hơn đối với nhu cầu của bạn đọc.
Thư viện trường Đại học Tây Nguyên là một trong những thư viện lớn ở khu vực Tây Nguyên, và cũng là một thư viện được đánh giá cao về sự phong phú, đa dạng của vốn tài liệu.
Song do nhu cầu của bạn đọc ngày càng cao, yêu cầu cần có thêm nhiều tài liệu mới cả về nội dung lẫn hình thức ngày càng phức tạp. Thư viện hiện nay không chỉ cần bổ sung thêm lượng tài liệu truyền thống mà còn phải có kế hoạch bổ sung thêm nhiều dạng tài liệu mới, đặc biệt là tài liệu điện tử, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu đọc tại thư viện.
Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình xây dựng và phát triển vốn tài liệu, thư viện cần có những giải pháp cụ thể, hợp lý và sát với tình hình thực tế. Đó cũng là lý do tui chọn đề tài: “ Phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên” làm đề tài tiểu luận.
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
Phần 2: Thực trạng phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
Phần 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô nhận xét, sửa chữa và đóng góp ý kiến cho bài viết hoàn thiện hơn.
Qua đây, tui cũng xin Thank các thầy cô hướng dẫn, các cô chú, anh chị của Thư viện trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giúp đỡ để tui hoàn thành bài tiểu luận này.
tui xin chân thành cảm ơn!




















ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:
Vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
2. Nội dung nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng vốn tài liệu tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
- Điều tra nhu cầu của bạn đọc tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
- Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của vốn tài liệu đó.
- Đề xuất một số giải pháp để xây dựng và phát triển chất lượng vốn tài liệu, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng của bạn đọc tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
3. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra gián tiếp:
+ Thu thập số liệu lưu trữ tại Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
Về tình hình xây dựng vốn tài liệu từ năm 2008 đến năm 2010.
+ Tổng hợp và phân tích các số liệu đó.
- Điều tra trực tiếp
+ Điều tra bằng phiếu ( Anket) ngẫu nhiên trên 425 bạn đọc, trong đó có 55 phiếu cho giảng viên, 370 phiếu cho các bạn sinh viên.
+ Quan sát, phỏng vấn nhu cầu bạn đọc.
4. Địa điểm nghiên cứu:
Tại Thư viện Trường Đại học Tây Nguyên;
5. Thời gian nghiên cứu:
Từ 6 /12/2010 đến ngày 16 /01/2011.



PHẦN I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
1. Sự hình thành và phát triển của Thư viện trường Đại học Tây Nguyên
Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập vào ngày 11/11/1977, trụ sở đặt ở 567 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐăkLăk. Đây là một trong những trường Đại học có tầm cỡ trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển, trường Đại học Tây Nguyên đã rất coi trọng và dành nhiều sự đầu tư để phát triển thư viện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, cán bộ nhân viên nhà trường.
Thư viện trường Đại học Tây Nguyên ra đời cùng với sự ra đời của Nhà trường. Khi đó Thư viện chỉ là một tổ chức công tác trực thuộc phòng Giáo vụ, ước tính vốn tài liệu lúc này chỉ có vài nghìn cuốn sách, về nhân lực chỉ có 4 người. Năm 1998, Thư viện được nâng cấp và đổi tên thành “Trung tâm Thông tin – Thư viện” và chuyển sang sự quản lý của Nhà Trường.
Trải qua hơn 33 năm thành lập và phát triển, Trung tâm ngày một lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật. Từ chỗ chỉ có vài nghìn cuốn sách đến nay Thư viện đã có gần 200.000 cuốn sách, phần nào đáp ứng được chức năng và nhiệm vụ mà lãnh đạo Nhà trường giao phó.
Vào tháng 02 năm 2007, Thư viện được tách ra hoạt động độc lập từ Trung tâm Thông tin – Thư viện với tên giao dịch là Thư viện, địa chỉ Email: [email protected].
Kế hoạch phát triển của Thư viện trong thời gian sắp tới là kết hợp với các khoa để xây dựng giáo trình điện tử và đưa vào sử dụng trực tuyến.


RE5kM0Yjua8FYIf
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status