Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa TH3-3 và giống P6 - pdf 22

Tải miễn phí luận văn thạc sĩ
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa TH3-3 và giống P6 tại Gia Lâm - Hà Nội


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Mục lục iii-vi
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii-ix
Danh mục đồ thị x
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3.1. Cơ sở khoa học. 2
1.3.2. Cơ sở thực tiễn. 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 3
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 3
2.2 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam 5
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới 5
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam 7
2.3 Đặc điểm sinh lý các giống lúa thuần và lúa lai 10
2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa. 10
2.3.2 Đặc điểm hệ rễ của cây lúa 11
2.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng chính của cây lúa và lúa lai 12
2.3.3.1 Yêu cầu dinh dưỡng đạm của cây lúa và lúa lai 12
2.3.3.2 Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây lúa và lúa lai 14
2.3.3.3 Yêu cầu dinh dưỡng kali của cây lúa và lúa lai 15
2.4 Tình hình sử dụng phân bón cho sản xuất lúa. 16
2.4.1 Cơ sở lý luận của việc bón phân cho cây lúa. 16
2.4.2 Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới và ở Việt nam 18
2.4.3 Phương pháp bón phân cho lúa. 19
2.4.3.1 Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa. 19
2.4.3.2 Lượng phân bón cho lúa ở các vùng trồng lúa chính. 20
2.4.3.3 Phương pháp bón phân cho lúa. 21
2.4.4 Vấn đề bón phân cân đối cho cây lúa. 24
2.5 Những kết quả nghiên cứu phân bón đối với cây lúa. 25
2.5.1 Kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa. 25
2.5.2 Kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa. 30
2.5.3 Kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lúa. 32
PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1. Vật liệu nghiên cứu. 36
3.1.1 Phân bón. 36
3.1.2 Giống. 36
3.2 Nội dung nghiên cứu. 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu. 37
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 37
3.4.1. Thời kỳ ruộng cấy: 37
3.4.2. Thời kỳ chín: 38
3.5. Biện pháp kỹ thuật áp dụng. 40
3.6. Phương pháp phân tích số liệu. 40
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến một số chỉ tiêu nông hoá trong đất 41
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 42
4.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây của giống TH3-3 và P6 ở các giai đoạn sinh trưởng. 43
4.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống TH3-3 và P6. 46
4.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tăng trưởng số nhánh của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 48
4.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tăng trưởng số nhánh của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 50
4.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số SPAD của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 52
4.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số độ dày lá (SLA) của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng. 53
4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hàm lượng đạm tổng số của các giống lúa thí nghiệm 55
4.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 56
4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khối lượng chất khô tích luỹ của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 58
4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) của giống TH3-3 và P6 qua các giai đoạn sinh trưởng. 60
4.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến hiệu suất quang hợp thuần của các giống lúa thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng. 62
4.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm 64
4.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất sinh vật học và hệ số kinh tế của các giống lúa thí nghiệm 67
4.16. Tương quan giữa năng suất hạt và một số yếu tố liên quan ở các giai đoạn sinh trưởng 69
4.16.1 Tương quan giữa năng suất hạt và hàm lượng Cholorophyll (SPAD) 69
4.16.2 Tương quan giữa năng suất hạt và chỉ số diện tích lá. 70
4.16.3 Tương quan giữa năng suất hạt và khả năng tích luỹ chất khô. 70
4.16.4 Tương quan giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 73
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
5.1 Kết luận. 75
5.2 Đề nghị 75

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza Sativa L) là một trong những cây trồng cung cấp nguồn lương thực quan trọng nhất của loài người, với 40% dân số thế giới sử dụng lúa gạo làm thức ăn chính và có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất 65% dân số thế giới.
Ở Việt Nam, việc áp dụng thành tựu về lúa lai đã có kết quả to lớn. Năng suất lúa lai so với lúa thường tăng từ 20% trở lên và diện tích lúa lai ngày càng tăng. Trước đây 10 năm, Việt Nam đã xuất khẩu được một lượng lúa gạo lớn đứng thứ hai trên thế giới (FAO, 2006). Sản xuất lúa lai hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều công nghệ và giống mới được tạo ra.
Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc trồng lúa nhằm tăng thu nhập cho những nông dân trồng lúa và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Bộ NN và PTNT đã quyết định thành lập và xây dựng chương trình “ba giảm ba tăng” áp dụng cho canh tác lúa.
Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, ngành nông nghiệp nước ta đã tăng nhanh về năng suất và sản lượng lúa là nhờ có sự đóng góp của công nghệ ưu thế lai và phân bón, trong đó mức phân bón có vai trò quyết định lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của ruộng lúa. Vì vậy việc xác định ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chỉ số diện tích lá và trọng lượng tích lũy chất khô của lúa lai và lúa thuần ở từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau và mối quan hệ của chúng đối với năng suất hạt ở các mùa vụ là việc làm hết sức cần thiết nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa TH3-3 và giống P6 tại Gia Lâm - Hà Nội.”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng để từ đó tìm ra yếu tố nào là quyết định đến năng suất hạt của giống lúa TH3-3, P6.
- Xác định ảnh hưởng của liều lượng phân bón khác nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất.
- Xác định được liều lượng phân bón thích hợp với giống TH3-3, P6 trên vùng đất đồng bằng sông Hồng - Gia Lâm - Hà Nội nhằm đạt được năng suất cao nhất
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Cơ sở khoa học
Mặc dù các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều vấn đề như: Chọn tạo giống, tính thích ứng, sâu bệnh, phân bón và nhiều nghiên cứu khác liên quan đến lúa. Nhiều giống lúa mới của Việt Nam đã khẳng định vị trí của mình trong sản xuất và được người nông dân đánh giá cao. Tuy nhiên về ảnh hưởng của dinh dưỡng cho lúa, các nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều về liều lượng, tỷ lệ và kỹ thuật sử dụng phân bón đa lượng cho từng vùng, từng chất đất và từng giống cụ thể. Việc bón phân không cân đối, kỹ thuật bón chưa hợp lý hạn chế năng suất, không phát huy hết tiềm năng của giống. Do vậy đề tài này sẽ đóng góp thêm vào kết quả nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố đa lượng và biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý cho lúa. Đảm bảo tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và cũng là cơ sở cho địa phương chỉ đạo và định hướng cho sản xuất của vùng.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Xác định được liều lượng, tỷ lệ N, P, K hợp lý cho việc thâm canh sản xuất lúa nhằm: Tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác. Tăng thu nhập và đồng thời góp phần ổn định độ phì nhiêu của đất. Đảm bảo cho việc sản xuất được bền vững trên đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng.

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng lúa. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở các vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530B; Tiệp 490B, Nhật, Italia, Nga (Krasnodar) 450B đến nam bán cầu, New South Wales (úc): 350N. Vùng phân bố chủ yếu ở châu á từ 300B đến 100N.
Sản xuất lúa gạo trong những thập kỷ gần đây đã có mức tăng đáng kể, nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển (Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh) nên vấn đề lương thực vẫn là yêu cầu cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt và lâu dài.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy, tổng sản lượng lúa trong vòng 30 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2 lần: từ 257 triệu tấn năm 1965 lên tới 535 triệu tấn năm 1994. Cùng với nó, diện tích trồng lúa cũng tăng lên đáng kể, năm 1970 diện tích trồng lúa toàn thế giới là 134.390 triệu ha, đến năm 1994 con số này đã lên tới 146.452 triệu ha. Trong đó, các nước Châu Á vẫn giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo…[58], [68].
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có thể coi là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tới 75% dân số sản xuất nông nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do có điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng ở khắp mọi miền của đất nước. Trong quá trình sản xuất lúa đã hình thành nên 2 vùng sản xuất rộng lớn đó là vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long [33], [44].
Trước năm 1945, diện tích đất trồng lúa của nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất trung bình đạt 1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những cách sản xuất tiên tiến nên họ đã dám mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa cao sản, các giống lúa thích nghi với điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…, kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Năm 1996, nước ta xuất khẩu được 3,2 triệu tấn lương thực, năm 1999, nước ta vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2002, tổng sản lượng lương thực đạt 36,4 trệu tấn, trong đó lúa chiếm 70%. Tuy nhiên, con số này bị trững lại vào năm 2003 giảm xuống còn 34,5 triệu tấn. Điều này đang đặt ra những yêu cầu mới trong nông nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh, dân số liên tục tăng làm diện tích đất nông nghiệp nói chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra ở đây là cần nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu [44] .
2.2 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa lai trên thế giới
Hiện tượng ưu thế lai ở lúa được nghiên cứu từ nửa đầu thế kỷ 19 do Jones J.W (1926) là người đầu tiên đã công bố về ưu thế lai ở lúa trên các tính trạng năng suất và một số tính trạng số lượng. Từ đó đến nay, đã có nhiều nhà khoa học khác tập trung nghiên cứu đặc điểm này ở lúa. Các công trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như: bản chất di truyền sự biểu hiện ưu thế lai và các phương pháp khai thác ưu thế lai.
Các nhà khoa học Ấn Độ, Nhật Bản là những người đầu tiên đề xuất mở rộng sản xuất lúa lai thương phẩm. Tại Viện lúa quốc tế - IRRI, các nhà khoa học đã xây dựng chương trình nghiên cứu về lúa lai làm cơ sở cho phát triển sản xuất lúa lai thương phẩm. Song tất cả họ đều chưa thành công vì chưa tìm ra phương pháp thích hợp để sản xuất hạt lai [1].
Năm 1964, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra một dạng lúa dại bất dục, sau đó họ đã thành công trong việc chuyển gen bất dục đực tế bào chất vào lúa trồng tạo ra các dòng lúa bất dục đực (CMS) mở đường cho công tác khai thác ưu thế lai thương phẩm sau này [7], [20], [74] .
Năm 1973, Trung Quốc đã sản xuất được hạt lai F1 hệ 3 dòng nhờ sử dụng 3 loại dòng bố mẹ là: dòng bất dục tế bào chất, dòng duy trì bất dục và dòng phục hồi hữu dục. Năm 1974, Trung Quốc đã giới thiệu một số tổ hợp lai thuộc hệ 3 dòng với ưu thế lai rất cao như: Shan ưu 2, Shan ưu 6, Shan ưu 63.... Năm 1975, quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ 3 dòng được hoàn thiện và đưa ra sản xuất [20], [74].
Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất được hạt lai F1 và gieo cấy 140.000 ha lúa lai, từ đó diện tích lúa lai tăng lên liên tục kéo theo năng suất lúa của cả nước tăng với tốc độ cao. Vào những năm 1990, Trung Quốc đã trồng được 15 triệu ha lúa lai, chiếm 46% tổng diện tích lúa, năng suất vượt 20% so với giống lúa thuần tốt nhất (Yuan L.P, 1993). Qui trình kỹ thuật nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai ngày càng hoàn thiện. Năng suất hạt giống F1 tăng lên tương đối vững chắc. Với những thành công về lúa lai của Trung Quốc đã mở ra triển vọng to lớn trong phát triển lúa lai ở nhiều nước trên thế giới.
Năm 1973, Shiming Song phát hiện ra được dòng bất dục mẫn cảm ánh sáng ngày ngắn (PGMS) từ giống Nongken 58 [20]. Nhiều kết quả nghiên cứu khác về lúa lai hai dòng cũng đã được công bố. Năm 1991, các nhà khoa học Nhật Bản đã áp dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo ra dòng bất dục đực mẫn cảm với nhiệt độ [14]. Chương trình phát triển lúa lai giữa các loài phụ (indica/japonica) được bắt đầu từ năm 1987 nhờ sự phát hiện và sử dụng gen tương hợp rộng, mở ra tiềm năng về năng suất cao cho các giống lúa lai hai dòng [14]. Những tổ hợp giữa các loài phụ như: Chen 232/26 Zhazao; 3037/02428 và 6154S/vaylava đưa ra ở Trung Quốc nhưng không được sử dụng trong sản xuất đại trà, vì cây F1 quá to, bông quá lớn, số dảnh ít, dạng lá quá rộng. Bởi thế, Yang và cộng sự năm 1997 đã đề xuất một lý thuyết chọn giống năng suất siêu cao thông qua việc kết hợp dạng hình lý tưởng và ưu thế lai thích hợp [59]. Năm 1992, diện tích gieo trồng lúa lai hai dòng ở Trung Quốc là 15.000 ha với năng suất 9-10 tấn/ha, năng suất cao nhất đạt được là 17,0 tấn/ha. Năm 1997, đã có 640.000 ha năng suất trung bình cao hơn lúa lai ba dòng 5-15%. Đến năm 2001, diện tích lúa lai hai dòng đạt 2,5 triệu ha. Một số tổ hợp lai hai dòng điển hình có năng suất đạt hơn 10,5 tấn/ha ở điểm trình diễn và năng suất trung bình trên diện rộng là 9,1 tấn/ha. Đã có những tổ hợp lúa lai hai dòng mới đạt 12 đến 14 tấn/ha trong ô thí nghiệm. Hầu hết các tổ hợp lai hai dòng đều cho năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với các tổ hợp lai ba dòng [20]. Gần đây hướng nghiên cứu phát triển lúa lai một dòng là mục tiêu cuối cùng rất quan trọng của công tác chọn giống lúa lai ở Trung Quốc. Ý tưởng của Yuan L. P là cố định ưu thế lai và sản xuất lúa lai thuần đã trở thành những đề tài lớn, quan trọng trong các chương trình quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ cao.
Như vậy, xu thế phát triển tất yếu của lúa lai, theo Yuan L.P đã khởi xướng là phát triển từ hệ thống ba dòng đến hệ thống hai dòng và sau đó là lúa lai hệ một dòng hay cố định ưu thế lai ở F1 thành lúa lai thuần [20] .
Sự phát triển thành công của công nghệ sản xuất lúa lai ở Trung Quốc đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, có 17 nước nghiên cứu và sản xuất lúa lai đã đưa tổng diện tích lúa lai của thế giới lên khoảng 10% tổng diện tích trồng lúa và chiếm 20% tổng sản lượng lúa gạo toàn thế giới, song phát triển phát triển nhất vẫn là Việt Nam và Ấn Độ. Lúa lai thực sự đã mở ra hướng phát triển mới để nâng cao năng suất và sản lượng lúa cho xã hội loài người [7] .
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1985, nhưng thực sự được xúc tiến mạnh từ những năm 1990. Một số dòng bất dục đực tế bào chất, dòng phục hồi và tổ hợp lúa lai ba dòng được nhập nội từ Trung Quốc và IRRI đã được đánh giá. Những kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng bố mẹ và giống lúa lai thích ứng với điều kiện sinh thái và sản xuất của Việt Nam, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao (Quách Ngọc Ân, 2002).
Công tác nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa lai ở Việt Nam cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, tập trung vào việc thu thập, đánh giá các dòng bất dục đực nhập nội, sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống như lai hữu tính, đột biến để tạo các dòng bố mẹ mới. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được các vật liệu bố mẹ tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái miền Bắc và có khả năng cho ưu thế lai cao như các dòng mẹ: BoA-B, IR58025A-B, VN-01, 11S, TGMS7, TGMS11, TGMSVN1, T1S-96, 103S, TGMS6; các dòng bố: R3, R20, R24, RTQ5... Hoàng Tuyết Minh, 2002 [36], Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thị Gấm, 2003 [28], Phạm Ngọc Lương, 2000 [34], Hà Văn Nhân, 2002 [37], Nguyễn Thị Trâm, 2005 [49].
Từ năm 1997 đến năm 2005, có khoảng 68 giống lúa lai trong nước được khảo nghiệm, trong đó có 3 giống được công nhận chính thức: Việt Lai 20, HYT83, TH3-3, một số giống được công nhận tạm thời HYT57, TM4, HYT100, HYT92, TH3-4, HC1, TH5-1 và Việt Lai 24 và một số giống triển vọng khác [9] .
Ngoài ra, chúng ta cũng tích cực nhập nội các giống lúa lai nước ngoài, chọn lọc các tổ hợp lai tốt, thích ứng với điều kiện Việt Nam để phục vụ sản xuất. Cho đến nay, Việt Nam đã có được một cơ cấu giống lúa lai khá đa dạng, ngoài các giống đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu 527, Bồi tạp sơn thanh, Bác ưu 903, nhiều giống mới được mở rộng trong sản xuất có năng suất, chất lượng khá như: Khải phong 1, Q.ưu số 1, CNR36, Nghi hương 2308, VQ14, Phú ưu số 1 và một số giống lúa lai của Việt Nam như HYT83, HYT100, TH3-3, Việt lai 20, TH3-4...Trần Văn Khởi, 2006 [30], Phạm Đồng Quảng, 2006 [39].
Quy trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 của một số tổ hợp đã được hoàn thiện và năng suất hạt lai đã tăng lên rõ rệt (Nguyễn Trí Hoàn, 2002). Nhiều tổ hợp đã được sản xuất hạt lai F1 ở Việt Nam như Bác ưu 903, Bác ưu 64, Bác ưu 253, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D ưu 527, VL20, TH3-3, HYT83, HYT92, HYT100, HC1, năng suất trung bình đạt 1,5-2,5 tấn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về sinh lý của cây lúa lai đã cho thấy: ưu thế lai về năng suất hạt của một số tổ hợp lai được tạo bởi ưu thế lai về diện tích lá ở giai đoạn đẻ nhánh và trỗ, một số khác do ưu thế lai về cường độ quang hợp. Các nghiên cứu về phân bón cho thấy, khi tăng lượng phân bón thì chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất khô trên toàn cây (DM), tốc độ tích lũy chất khô (CGR) của lúa lai tăng vượt so với lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần; năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất lúa thuần và có tương quan thuận ở mức có ý nghĩa với LAI và CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng [9], [10].




vvk96WCeVGaHxB6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status