Những giải pháp hoàn thiện trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp hoàn thiện trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Những lý luận chung về vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp - giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các DNNN hiện nay 3
I- Những khái niệm chung về cổ phần hoá doanh nghiệp 3
1. Cổ phần hoá DNNN. 3
2. Công ty cổ phần 3
II. Hiệu quả sử dụng lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 5
1. Hiệu quả sử dụng lao động 5
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 5
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 9
III. Vai trò của cổ phần hoá doanh nghiệp về việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 9
IV. Các chủ trương- chính sách cổ phần hoá DNNN 10
1. Mục tiêu cổ phần hoá 10
2. Đối tượng cổ phần hoá 10
3. Đối tượng bán cổ phần và mức khống chế 11
4. Hình thức cổ phần hoá 11
5. Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động 12
 
Chương II: Phân tích thực trạng việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá 15
I. Đặc điểm của các DNNN 15
1. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa 15
2. Trong cơ chế thị trường 16
II. Thực trạng việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các DNNN đã cổ phần hoá 17
1. Những lợi ích đã đạt được 18
2. Những mặt còn tồn tại 24
 
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện trong quá trình cổ phần hoá DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 26
I- Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá 26
1. Chính sách về BHXH 26
2. Chế độ trợ cấp thôi việc 27
3. Chế độ trợ cấp mất việc làm 27
4. Các chính sách khác 28
5. Về đảm bảo việc làm 28
6. Về bảo đảm tiền lương và thu nhập 28
7. Tạo điều kiện để người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp. 29
8. Chính sách đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực 30
II. Giải pháp hoàn thiện. 30
1. Lao động dôi dư 30
2. Lao động tuyển mới và lao động trong doanh nghiệp 32
 
Kết luận 33
Danh mục tài liệu tham khảo 34
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hí điểm cổ phần hoá 10 doanh nghiệp, năm 1996 CP đã có NĐ 28/CP về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Năm 1997-1998 có trên 300 DNNN đã cổ phần hoá. Theo báo cáo của ban đổi mới quản lý DNNN cuối năm 2000 có 600 DNNN được cổ phần hoá và năm 2001 có thêm 345 DNNN cổ phần hoá, năm 2002 có thêm 374 DNNN.
Đây là chủ trương lớn để huy động vốn, chuyển dần quyền sở hưũ cho người lao động. Nó không phải là tư nhân hoá như đang tiến hành ồ ạt ở Đông Âu mà là đảm bảo cho được quyền làm chủ thực sự của người lao động, dưới hình thức góp cổ phần, mua cổ phiếu và được Nhà nước để lại một phần trong các quỹ làm vốn cổ phần.
Cổ phần hoá không chỉ là chủ trương đúng đắn mà còn mang tính nhân đạo của định hướng XHCN nhằm đảm bảo cho người lao động sau khi đã có thời gian cống hiến cho doanh nghiệp có quyền được hưởng một nguồn vốn để mà làm chủ, và có quyền chuyển nhượng cho con cái hay bán đi khi có thị trường chứng khoán. Nền kinh tế bao cấp đã quá ăn sâu vào trong nếp nghĩ của từng người lao động. Phải đoạn tuyệt với cánh nghĩ "cha chung không ai khóc", tất cả mặc Nhà nước lo. Bởi vậy, cổ phần hoá là giải pháp lâu dài trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế. Không chỉ giữ lại tài sản, mà tài sản đó phải thực sự do người lao động "tự quản" thông qua hệ thống pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các doanh nghiệp.
IV. Các chủ trương- chính sách cổ phần hoá DNNN
1. Mục tiêu cổ phần hoá
Tháng 4/1992, Bộ tài chính trình CP 5 mục tiêu CP chỉ giữ lại 3 mục tiêu( như QĐ 202/CT ngày 8/6/1992). Ngày 7/5/1996, CP đã ban hành NĐ 28/CP, xác định 2 mục tiêu cổ phần hoá. Hai mục tiêu này nhằm giải quyết 2 vấn đề quan trọng nhất, bức bách nhất đối với các DNNN: vốn và động lực hoạt động (đối với doanh nghiệp và người lao động ). Vốn là huy động được nhiều vốn ở trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phát triển của các DNNN và vai trò làm chủ thực sự của người lao động - phải trở thành cổ đông.(Điều 1- NĐ 28/CP)
2. Đối tượng cổ phần hoá
Theo QĐ 202/CT (8/6/1992) thì các DNNN có đủ 3 điều kiện sau đây thì có thể cổ phần hoá:
- Có quy mô vừa
- Đang kinh doanh có lãi hay trước mắt đang gặp khó khăn nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt
- Không thuộc diện những doanh nghiệp cần giữ 100% vốn đầu tư của cả nước
NĐ 28/CP đã sửa đổi điều kiện 2 thành " có phương án kinh doanh có hiệu quả" (Điều7)
3. Đối tượng bán cổ phần và mức khống chế
QĐ 202/CT (8/6/1992) và chỉ thị 84-TTg (4/3/1993) quy định bán cổ phần cho 4 đối tượng với mức khống chế chỉ đạo trong thực tế như sau:
- Cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp được mua từ 20-30% tổng giá trị doanh nghiệp).
+ Mỗi pháp nhân trong nước ( các tổ chức kinh tế xã hội) được mua không quá 10% ( doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân).
+ Mỗi cá nhân trong nước được mua không quá 5%.
+ Nước ngoài (cá nhân và pháp nhân) được mua không quá 30%. Riêng đối với các cá nhân và pháp nhân nước ngoài, trên thực tế là chưa bán.
Những quy định trên đây là căn cứ vào thông lệ quốc tế và tình hình cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, qua thực tế chúng ta thấy cần tăng cường mức khống chế đối với một số đối tượng (cá nhân hay pháp nhân) có tín nhiệm, có vốn lớn, công nghệ tiên tiến (đưa vào góp vốn), có kiến thức và kinh nghiệm quản lý tốt. Có như vậy thì sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp mới có thể có bộ mặt mới, phong cách mới, khả năng phát triển mới,...
4. Hình thức cổ phần hoá
Hình thức cổ phần hoá trước NĐ 28/CP quá đơn điệu nên ít nhiều hạn chế tốc độ cổ phần hoá (chỉ có một hình thức duy nhất là bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp).
NĐ 28/CP cho phép cổ phần hoá theo 3 hình thức:
- Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo quy định ( NĐ 120/CP ngày 17/9/1994) nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp.
- Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp ( QĐ 202/CT).
- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hóa.
Hình thức cổ phần hoá thứ nhất có nhiều ưu điểm và Trung Quốc đã thực hiện thành công. Tuy vậy, muốn áp dụng được hình thức này doanh nghiệp cổ phần hoá phải có độ tin cậy cao được xác định do có truyền thống làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh có lãi, và có phương án cổ phần hoá triển vọng và khả thi. Bởi vì, hình thức này không phải là bán "cái hiện có" (như hình thức 2) mà là bán "cái tương lai". Mà tương lai thì không dễ trông thấy và không phải ai cũng hiểu được.
Tóm lại, mỗi doanh nghiệp thường có đặc điểm riêng. Do vậy, họn hình thức nào để cổ phần hoá cho thích hợp là quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp.
5. Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp và người lao động
5.1. Đối với doanh nghiệp
Theo QĐ 202/CT thì khi cổ phần hoá, DNNN được hưởng 2 ưu đãi chính:
- Được sử dụng số dư quỹ khen thưởng và phúc lợi (bằng tiền) chia cho công nhân viên để mua cổ phiêú.
- Được xét giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm sau khi chuyển qua công ty cổ phần nếu gặp khó khăn.
Thực tế cho thấy: ưu tiên 1 phù hợp với thực tiễn nhưng ưu tiên 2 thì không hay lắm vì có chữ "xét". ở nước ta, mà xét thì dễ nảy sinh không công bằng, tiêu cực, quá lâu và quá phiền hà. Ngoài ra, còn có những bất hợp lý, hay không có khuyến khích khác đối với DNNN cổ phần hoá như: khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ DNNN sang công ty cổ phần phải chịu lệ phí trước bạ, không được tiếp tục xuất, nhập khẩu hàng hoá như trước, những chi phí cổ phần hoá không biết hạch toán vào đâu...
Để khắc phục những bất hợp lý đó, Điều 10 NĐ 28/CP đã làm rõ ràng khi cổ phần hóa, DNNN được hưởng 6 ưu đãi:
- Được sử dụng những số dư quỹ khen thưởng và phúc lợi chia cho công nhân viên để mua cổ phiếu.
- Được giảm thuế lới tức 50% trong 2 năm liên tiếp.
- Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại quốc doanh như trước.
- Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá như trước.
- Được miễn lệ ph trước bạ khi chuyển quyền sở hữu tài sản từ DNNN sang công ty cổ phần.
- Được hạch toán các chi phí hợp lý cà cần thiết khi cổ phần hoá vào giá trị doanh nghiệp.
5.2. Đối với người lao động
Hai vấn đề đáng quan tâm và lo ngại nhất khi cổ phần hoá là việc làm và thu nhập. Khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần rồi họ có bị thải hồi không? Thu nhập trong công ty cổ phần có bằng hay cao hơn trong DNNN không?
Thực ra, chính phủ chỉ có thể trả lời được câu hỏi thứ nhất mà thôi. Tuy vậy, chính phủ có thể tạo điều kiện ban đầu khi ra "ở riêng" để người lao động yên tâm và có thể tăng thu nhập.
Về quyền lợi, trước đây QĐ 202/CT có 2 ưu đãi đối với người lao động là:
- Nhà nước bán chịu cổ phiếu không lấy lãi cho CNV, bình quân mỗi người 3 triệu đồng (người cao nhất 5 triệu đồng) trong thời gian 5 năm.
- Nếu CNV bỏ tiền riêng ra mua cổ phiếu thì Nhà nước sẽ cho vay với lãi suất ưu đãi (khoảng 4%/năm) trong thời hạn 5 năm với số lượng bằng số tiền mà CNV bỏ ra mua cổ phiếu (tỷ lệ 1/1).
Về ưu đãi 1: đa số các DN...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status