Đề án Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề án Bàn về vai trò của đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Phần I: Những lý luận chung về đo lường 3
I. Lịch sử hình thành và phát triển của đo lường. 3
1. Sự hình thành và phát triển của đo lường trong lịch sử phát triển của nhân loại. 3
2. Lịch sử hình thành và phát triển của đo lường Việt nam. 4
II- Những khái niệm cơ bản thường dùng của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng. 5
1. Đo lường là gì ? 5
2. Các thuật ngữ chung và cơ bản của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng. 7
III. Vai trò và sự cần thiết của đo lường trong các hệ thống quản lý chất lượng. 9
1. Vai trò và sự cần thiết của đo lường trong các hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp. 9
2. Nội dung quản lý nhà nước về đo lường ở Việt Nam hiện nay. 10
3. Công tác quản lý đo lường tại doanh nghiệp. 12
4. Mối quan hệ giữa đo lường và chất lượng với quản lý chất lượng trong doanh nghiệp. 13
6. Yêu cầu và vị trí của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM 17
IV. Một vài kinh nghiệm về quản lý đo lường ở các nước phát triển trên thế giới. 18
 
Phần II: Thực trạng đo lường trong một số hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp công nghiệp việt nam. 21
I. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam nói chung. 21
1. Đo lường công nghiệp là gì? 21
2. Đo lường công nghiệp trong pháp lệnh đo lường 1999. 21
3. Tình trạng đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam nói chung. 22
II- Đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 25
1. Tình hình đo lường trong một số các doanh nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 25
2. Đánh giá về công tác đo lường trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt nam có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 26
 
Phần III: Một số giải pháp để làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 29
I. Các giải pháp ở tầm vĩ mô của nhà nước để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện tốt công tác đo lường. 29
II. Các biện pháp vi mô để làm tốt công tác đo lường trong các doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. 31
1. Thực hiện tốt công tác đo lường, kiểm tra, kiểm soát chất lượng. 31
2. Xây dựng tiêu chuẩn công ty và áp dụng tiêu chuẩn. 32
3. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất về đo lường. 33
4. Thực hiện công tác đào tạo trong lĩnh vực đo lường. 34
5. Hợp tác với bên ngoài để xây dựng hệ thống đo lường trong doanh nghiệp. 35
 
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n bộ làm thông tin về đo lường.
4. Mối quan hệ giữa đo lường và chất lượng với quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
Trước hết ta thấy rằng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp là doanh nghiệp tự vận dụng các tiêu chuẩn có trong các hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét ở tầm vĩ mô thì giữa tiêu chuẩn, hoạt động đo lường và hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển và nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì không thể thực hiện được quản lý Nhà nước về chất lượng. Đo lường có tác động tích cực đối với tiêu chuẩn hoá, đo lường là công cụ để tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lựa chọn các yêu cầu, định mức hợp lý đối với các chỉ tiêu của tiêu chuẩn, nó là công cụ để điều khiển các quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn. Đo lường là công cụ để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm xem có đạt các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn đã lựa chọn hay không. Tiêu chuẩn thể hiện rõ những điểm trọng yếu của từng hoạt động trong công việc, xác định các công việc trên cơ sở các phương pháp thao tác và kết quả nhờ đó mà làm cho sản phẩm hay chi tiết được sản xuất ra có chất lượng đồng đều và ổn định. Đánh giá chất lượng bao giờ cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn, không dựa vào tiêu chuẩn thì không thể khẳng định được sản phẩm này hay sản phẩm kia có chất lượng, trong khi đó đo lường tạo điều kiện mô tả chính xác tình trạng của sản phẩm và còn gián tiếp là cơ sở khoa học cho việc xây dựng những tiêu chuẩn mới sau này. Tiêu chuẩn hoá chỉ có thể phát huy được tác dụng của mình khi có một hệ thống đo lường chính xác, ngược lại đo lường lại sử dụng tiêu chuẩn hoá như một công cụ để phát triển thông qua việc quy định các phương pháp đo và phương tiện đo thống nhất. Tiêu chuẩn hoá là biện pháp quan trọng để đo lường có hiệu quả cao góp phần đảm bảo độ chính xác cần thiết của các phép đo, phương tiện đo. 5)Yêu cầu và vị trí của đo lường trong hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đo lường trong sản xuất, trong quản lý chất lượng nên đo lường đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong bất kỳ một hệ thống quản lý chất lượng nào trong đó có hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000. Mục đích là đảm bảo sử dụng đúng thiết bị để tra công việc, chứng tỏ sự phù hợp của sản phẩm, đảm bảo sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Sự xuất hiện đo lường trong hệ thống này được áp dụng trong ngành công nghiệp có sử dụng thiết bị kiểm tra và đo lường để kiểm chứng sản phẩm sản xuất có đúng các thông số kỹ thuật không.Nếu việc kiểm tra chỉ là thị sát thì chúng ta không cần thiết bị đo lường. Tuy nhiên, nếu sử dụng thiết bị đo lường và thử nghiệm thì phải kiểm soát, bảo quản và sử dụng chúng hoàn hảo, duy trì độ chính xác ở mức cần thiết.
Theo hệ thống quản lý chất lượng ISO:9000 thì tổ chức phải xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các phương tiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu xác định. Tổ chức phải thiết lập các quá trình để đảm bảo rằng việc theo dõi và đo lường cần tiến hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo dõi và đo lường.
Ngoài ra, tổ chức phải đánh giá và lưu hồ sơ về giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện không phù hợp với các yêu cầu. Tổ chức phải tiến hành các hành động thích hợp đối với thiết bị và bất kỳ sản phẩm nào bị ảnh hưởng. Phải duy trì hồ sơ các kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận. Khi sử dụng phần nềm máy tính để theo dõi và đo lường các yêu cầu đã quy định, phải xác nhận khả năng thoả mãn việc áp dụng dự kiến. Việc này phải được tiến hành trước lần sử dụng đầu tiên và được xác nhận lại khi cần thiết.
Trong phiên bản mới ISO 9000:2000 đã đưa ra các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng nhằm tiến tới sự thoả mãn khách hàng thông qua việc đáp ứng các yêu cầu của họ và của luật định. Cũng như phiên bản ISO 9000 trước đây, phiên bản mới này khuyến khích việc quản lý chất lượng theo phương pháp quá trình. Đó chính là việc nhận biết và quản lý có hệ thống các quá trình hoạt động và sự tương tác giữa các quá trình họat động này. Vậy đo lường được hiện diện và được quy định trong ISO 9000:2000 như thế nào ? Có thể nói, cũng như trong ISO 9000 cũ đo lường chiếm một vị trí nổi bật trong ISO 9000:2000. Tất cả các yêu cầu có liên quan đến đo lường đã được quy định trước đây đều được giữ lại với sự bổ sung và hệ thống hoá cao hơn. Các yêu cầu về đo lường trong ISO 9000:2000 đều cho ta thấy rõ vai trò xuyên suốt của đo lường trong tất cả các quá trình hình thành nên một sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng thấy được cụ thể những công việc về đo lường cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu này. Những yêu cầu này được thể hiện trong ISO 9000:2000 như sau:
+Mục 4. Các yêu cầu của hệ thống chất lượng: phần các yêu cầu chung quy định tổ chức phải đo lường, kiểm soát và phân tích các quá trình cần thiết cho một hệ thống quản lý chất lượng.
+Mục 5. Trách nhiệm của lãnh đạo, phần lập kế hoạch quy định các mục tiêu chất lượng phải là các mục tiêu đo lường được.
+Mục 6. Quản lý nguồn lực, tổ chức phải xác định cung cấp và duy trì cơ sở vật chất cần thiết để đạt được sự phù hợp của sản phẩm, trong đó có trang thiết bị, phần cứng và phần mềm.
+Mục 7. Việc thực hiện sản phẩm, phần lập kế hoạch thực hiện các sản phẩm được quy định phải xác định các hoạt động kiểm tra và xác nhận giá trị và các tiêu chuẩn chấp nhận. Phần các hoạt động sản xuất và dịch vụ theo quy định thì tổ chức phải sẵn có và sử dụng các thiêts bị đo lường giám sát.Đặc biệt phần 7.6 Kiểm soát các thiết bị đo lường và giám sát đã đưa ra yêu cầu: Tổ chức phải xác định các phép đo và các thiết bị giám sát và đo lường cần thiết để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm theo yêu cầu quy định. Các thiết bị đo lường và giám sát phải được sử dụng và kiểm soát để đảm bảo rằng năng lực của phép đo đồng nhất với các yêu cầu của phép đo. Để chắc chắn thiết bị đo lường hoạt động có hiệu quả và cho kết quả đáng tin cậy thì thiết bị đo lường phải:
- Được hiệu chuẩn hay kiểm tra xác nhận định kỳ, hay trước khi sử dụng, dựa trên các chuẩn đo lường có liên kết với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế, khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hay xác nhận phải được lưu hồ sơ.
-Được hiệu chỉnh hay hiệu chỉnh lại khi cần thiết.
-Được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn.
-Được gìn giữ tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo
-Được bảo vệ để trán...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status