Hoạt động quản lý tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Hoạt động quản lý tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
 Lời nói đầu:
Chương I: Khái quát chung về hệ thống hối đoái 2
I. Những vấn đề cơbản về tỷ giá hối đoái
II. Các hệ thống tỷ giá
Chương II: Hệ thống tỷ giá hối đoái ở Việt Nam 13
I. Nhìn lại hệ thống tỷ gía hối đoái ở Việt Nam từ 1955 đến nay
II. Vấn đề tỷ giá hối đoái hiện nay
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái 21
I. Những vấn đề tồn tại trong việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong thời gian qua
II. Các giải pháp để hoàn thiện chính sách tỷ giá
Kết luận
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


với cơ chế tỉ giá thả nổi thì có rất nhiều sự biến động của tỷ giá hối đoái danh nghĩa mọt cách mạnh mẽ, tác động đến giá thành sản phẩm, giá cả hàng hoá mạnh đến mức mà không có một sự thay đổi nào của tỉ giá hối đoái nào có thể điêù chỉnh được, thậm chí chỉ `là mức mong muốn; tuy nhiên sự mở cửa của nền kinh tế lại cần thiết phải duy trì chế đô tỉ giá hối đoái thả nổi nhằm đảm bảo để cho chính sách tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài trong chừng mực mà bản thân nền kinh tế cần đối phó.
3 Sự can thiệp của nhà nước vào hệ thống tỉ giá hối đoái.
Hệ thống tỷ giá hối đoái do ngân hàng trung ương trực tiếp can thiệp là can thiệp theo trách nhiệm (trong trường hợp tỉ giá cố định) và can thiệp tự do (áp dụng với cả tỉ giá cố định và thả nổi).
Ngân hàng trung ương có thể sử dụng một số công cụ khác nhau để tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế về tỉ giá hối đoái. Công cụ thứ nhất có thể sử dụng là lãi suất chiết khấu, việc tăng giảm lãi suất chiết khấu có thể làm ảnh hưởng đến cung cầu tiền vì thế sẽ làm ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái. Khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu các ngân hàng thương mại sẽ phải tăng tỉ lệ dự trữ thực tế và làm cho mức cung tiền giảm, và như vậy sẽ tác động tới tỉ giá hối đoái. Thứ hai là ngân hàng trung ương có thể tác động vào tỉ giá hối đoái bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường, khi mà giá của đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ ngân hàng trung ương có thể đem ngoại tệ ra bán nhằm cứu giá trị của đồng bản tệ. Ngược lại khi giá trị của đồng tiền nước ngoài giảm mà muốn làm tăng tỉ trọng xuất khẩu ngân hàng trung ương có thể làm tăng giá trị của đồng tiền nước ngoài bằng cách mua thêm nhiều ngoại tệ trên thị trường ngoại hối làm cho cầu ngoại tệ tăng lên thì có thể làm cho tỉ giá hối đoái chuyển dịch.
Một công cụ nữa mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng nữa là phá giá đồng tiền. Phá giá hay nâng giá là việc giảm bớt hay tăng lên tỉ giá hối đoái mà được chính phủ cam kết ủng hộ, đây là một phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái danh nghĩa (theo hướng làm giảm giá nội tệ so với đồng ngoại tệ). Phương pháp này đã được khẳng định về mặt lý thuyết và đã được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng.
Trong ngắn hạn, khi giá cả và tiền lương điều chỉnh một cách chậm chạp việc phá giá làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và làm giảm giá ngoài nước của hàng xuất nước đó. Cả hai loại tác động này đều cải tiến mức cạnh tranh quốc tế, các nguồn lực sẽ được thu hút vào nền kinh tế nội địa và đặc biệt là được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên việc phá giá có thể không cải thiện được tài khoản vẵng lai trong thời gian trước mắt thậm chí có thể dẫn đến thâm hụt nhưng khi xét về lâu dài, khi những người mua và người bán điều chỉnh lượng xuất khẩu và nhập khẩu thì sẽ tạo ra thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán.
Trong dài hạn, nếu nền kinh tế không thực sự phát triển, việc phá giá sẽ làm tăng mức tiền lương và giá danh nghĩa để cho phù hợp với mức giá nhập khẩu cao hơn làm cho tất cả các biến số thực tế khác không thay đổi. Cuối cùng là phá giá sẽ không có tác động gì cả.
Như vậy phá giá thường được các chính phủ sử dụng để điều chỉnh kinh tế trong ngắn hạn, nhưng nếu không xem xét một cách kĩ lưỡng thì việc phá giá sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thứ nhất phá giá sẽ làm tăng lạm phát vì nó làm tăng giá vật tư, thiết bị nhập,thu hẹp lãi của các doanh nghiệp sản xuất, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu tài chính và làm cho lạm phát sẽ khó kiểm soát hơn, đồng thời lạm phát tăng sẽ làm tăng tỷ giá, càng phá giá càng không kiểm soát nổi tiền tệ. Thứ hai là phá giá sẽ dẫn đến tăng giá hàng nhập, hạn chế tốc độ phát triển kinh tế, tăng tỉ lệ thất nghiệp. Mặt khác khi nội tệ giảm giá sẽ làm cho nhiều chủ đầu tư dịch chuyển tài sản từ nội tệ sang đồng ngoại tệ, lúc này cầu về ngoại tệ tăng cũng có nghĩa là giá nội tệ ngày càng giảm. Để cân bằng lại và kiềm chế lạm phát thì chính phủ phải tăng lãi suất tiền gửi nội tệ, tức là lãi suất tín dụng cho sản xuất tăng, hạn chế tốc độ tăng trưởng, lạm phát tăng, tất cả các tình hình trên tác động xấu đến xuấtt khẩu.
Một số nước thực hiện phá giá vã đã thất bại như Mê-xi-cô là một điển hình : Năm1976, tỷ giá tăng từ 12,5 Peso /1USD tới 22 Peso /1 USD, song do tỉ lệ lạm phát khá cao nên nhập khẩu gia tăng đáng kể, làm cho tỉ giá thực giảm, do vậy cán cân thương mại vẫn bị thâm hụt.Đến năm 1982, Me–xi–cô gặp khó khăn trong thanh toán nợ, thâm hụt tài chính là 15 % GDP, lạm phát lên tới 59 %. Khi đó chính phủ lại quyết định phá giá một lần nữa, nhưng kết quả là tỉ giá hối đoái thực giảm xuống,cán cân thương mại xấu đi và sau đó một thoài gian việc phá giá đồng bản tệ từ 3283 Pêso /1 USD lên 7200 Pêsô /1 USD đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính càng trở nên trầm trọng (hàng chục tỉ đôla chạy ra nước ngoài, gánh nặng nợ nước ngoài tăng 57 %, chỉnh phủ phải vay 20 tỉ đôla để hỗ trợ kinh tế trong điều kiện bất lợi...).Nguyên nhân là do việc phá giá diễn ra trong lúc lạm phát đang ở mức rất cao, thâm hụt thương mại rất lớn và nguồn vốn nước ngoài giảm mạnh.
Nếu quốc gia thực hiện việc phá giá vào thời điểm tỉ giá hối đoái thực đang trong tình trạng nội tệ bị đánh giá quá cao, thì việc phá giá sẽ có hiệu quả trong việc lấy lại mức cân bằng tỉ giá hối đoái. Và nếu việc phá giá này đi kèm với những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp, thì sẽ gây được hiệu ứng tích cực trung hạn hay dài hạn đối với tỉ giá hối đoái thực. Do vậy việc phá giá danh nghĩa làm cho E tăng trong tỉ giá hối đoái thực nhằm cố gắng loại bỏ tình trạng mất cân bằng thông qua hình thức tạo ra sự giảm giá trong thực tế, nhưng phải không có bất kì mức tăng tương ứng nào của giá. Mức tăng này có thể phát sinh từ các chính sách mở rộng tín dụng, các chính sách tài khoá mở rộng, tiền lương... Nếu việc phá giá danh nghĩa được thực hiện đồng thời với các chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính không đi đôi với chỉ số tiền lương thì chắc chắn sẽ đạt được sự giảm giá trên thực tế và khiến cho tỉ giá hối đoái thực trở về mức cân bằng.
Như vậy không phải phá giá cũng mang lại kết quả như ý muốn có khi không đẩy mạnh được xuất khẩu mà lại gây ra hiệu quả khó lường. Mặt khác, xuất khẩu tăng hay giảm không chỉ phụ thuộc vào tỉ giá mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác, ví dụ như đồng YEN tăng giá liên tục so với đồng USD trong mấy thập kỉ qua nhưng hàng hoá của Nhật vẫn tiệp tục cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cả thị trường Mĩ là bởi vì hàng hoá của Nhật có chất lượng cao và giá thành thấp.
Về nguyên tắc, cũng có một số phương pháp khác có thể sử dụng thay thế cho biện pháp phá giá đồng tiền, mặc dù không phải lúc nào cũ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status