Ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Ngoại hối và đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay



Lời nói đầu: 1
Chương I 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 2
I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI: 2
1. Khái niệm về thị trường hối đoái: 2
2. Đặc điểm của thị trường hối đoái: 2
3. Hàng hoá của thị trường hối đoái: 4
4. Các đối tượng tham gia thị trường hối đoái: 4
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI: 7
1. Kinh doanh ngoại hối: 7
1.1 Khái niệm: 7
1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với ngân hàng: 8
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối: 9
2. Quản lý rủi ro hối đoái: 11
2.1 Khái niệm rủi ro hối đoái: 11
2.2 Các loại rủi ro hối đoái: 12
2.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro hối đoái: 12
3. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối: 15
3.1 Kinh doanh ngoại hối thanh toán ngay: 15
3.2 Kinh doanh ngoại hối có kì hạn: 19
3.2.1 Khái niệm: 19
3.2.2 Ý nghĩa trong việc chống lại rủi ro về tỷ giá: 20
3.2.3 Xác định tỉ giá kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn: 21
3.2.4 Nghiệp vụ Swap: 23
3.3 Nghiệp vụ Arbitrage: 24
3.4 Nghiệp vụ quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn: 25
3.4.1 Định nghĩa: 25
3.4.2 Ý nghĩa của quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn: 25
3.4.3 Các loại quyền mua - bán lựa chọn: 26
III. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 28
1. Hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: 28
1.1 Sự gia tăng về số lượng thành viên đánh dấu sự phát triển của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: 28
1.2 Hoạt động giao dịch của các NHTM trên TTNTLNH: 29
2. Những đổi mới trong lĩnh vực quản lý ngoại hối: 30
CHƯƠNG II 32
TÌNH HÌNH KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI 32
I.Tình hình kinh doanh ngoại tệ từ năm 1998 đến nay: 32
1.Mức tăng trưởng của Phòng về doanh số giao dịch 34
2.Mức tăng trưởng của Phòng về Lợi nhuận 34
3Những hạn chế của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của HTNHTM cổ phần Hà Nội : 35
Chương III: 36
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI 37
I. ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2005: 37
1. Huy động vốn : 37
2. Sử dụng vốn : 37
3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ năm 2005 : 38
II, MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÓI CHUNG 39
1, Tăng cường đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thông tin ngân hàng: 39
2. Các giải pháp về chiến lược kinh doanh ngoại tệ: 40
3. Giải pháp về nguồn lực con người: 43
II, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN: 44
1. Đối với Chính Phủ: 44
2. Đối với NHNN: 47
2.1 Kiến nghị về đổi mới chính sách quản lý ngoại hối: 47
2.2 Kiến nghị về chính sách tỷ giá: 49
2.3 Kiến nghị về chính sách lãi suất: 52
2.4 Đầy mạnh hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: 52
3. Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội: 53
KẾT LUẬN: 56
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tức đồng tiền lên giá ) sẽ bù đắp cho mức lãi suất thấp của đồng tiền đó.
Ngược lại, khi đồng tiền yết giá có lãi suất cao hơn đồng tiền định giá ( I u > I d ) thì tỉ giá kì hạn bị khấu trừ vào tỉ giá giao ngay:
Tỉ giá kì hạn = Tỉ giá giao ngay - Deport
Khi này, lỗ do điểm khấu trừ ( tức đồng tiền xuống giá ) sẽ được bù đắp bởi mức chênh lệch lãi suất cao hơn của đồng tiền đó.
3.2.4 Nghiệp vụ Swap:
Nghiệp vụ SWAP là hình thức kết hợp đồng thời một lúc hai giao dịch hối đoái : một giao dịch giao ngay và một giao dịch có kì hạn, được thực hiện cùng một khoản đối ứng với cùng một bạn hàng. Nói cách khác, giao dịch SWAP là một loại giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong đó với cùng một khách hàng, một đồng tiền được mua và bán đồng thời với thời hạn thanh toán khác nhau.
Ví dụ: Một ngân hàng dùng DM mua USD của một ngân hàng khác theo tỉ giá thanh toán ngay, đồng thời bán luôn cho ngân hàng đó số USD trên theo tỉ giá có kỳ hạn để thu DM. Tất nhiên người ta cũng có thể thực hiện theo hướng ngược lại. Nghĩa là ngân hàng bán USD cho ngân hàng khác theo tỉ giá giao ngay đồng thời mua lại của ngân hàng đó số USD theo tỉ giá kỳ hạn. Nói chung người ta xem nghiệp vụ Swap là việc trao đổi ngoại hối có các kỳ hạn thanh toán khác nhau. Sự chênh lệch giữa tỉ giá mua bán ngay và tỉ giá có kỳ hạn được gọi là mức Swap.
Phần lớn các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối có kỳ hạn đều được thực hiện thông qua nghiệp vụ Swap. Nghiệp vụ Swap thường được các ngân hàng sử dụng để cân bằng sự mất cân đối về ngoại hối .
Ví dụ: Ngân hàng Deutche Bank nhận một khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng bằng DM của khách hàng A với lãi suất 9.7%, đồng thời cấp một khoản tín dụng cũng kỳ hạn 3 tháng bằng USD cho khách hàng B với lãi suất 4.00%.
ở đây có 2 khả năng để Deutche Bank cân bằng nguồn vốn, tránh rủi ro thay đổi tỉ giá:
Khả năng thứ nhất: trên thị trường tiền tệ. Gửi khoản tiền DM kỳ hạn 3 tháng trên vào một ngân hàng, đồng thời cho vay một khoản tín dụng kỳ hạn 3 tháng bằng USD để cho khách hàng B vay.
Khả năng thứ hai: thông qua nghiệp vụ Swap. Mua USD, trả DM theo tỉ giá thanh toán ngay ( 1USD= 1.4620 DM ) để cấp tín dụng bằng USD cho khách hàng B. Đồng thời bán USD kỳ hạn 3 tháng thu lại DM để trả cho khách hàng A khi khoản tiền gửi bằng DM đến hạn với tỉ giá là 1USD= 1.4828 DM.
Vậy tỉ giá này được tính như thế nào?
Ta có: Tỉ giá có kỳ hạn bằng= tỉ giá thanh toán ngay + mức Swap
Mức Swap= Rs x N x ( Id - Iu )
( Đối với DM ) 360
Rs là tỉ giá giao ngay - có đồng USD ở vị trí yết giá
N là thời hạn cho vay, tính theo ngày. Nếu N là số tháng thì 360 sẽ được qui đổi thành 12 tháng.
Iu là lãi suất của đồng tiền yết giá ( USD)
Id là lãi suất của của đồng tiền định giá ( trong ví dụ trên là DEM ).
Thay số vào ta có:
Mức Swap = 1.4620 x ( 9.70 - 4.00 ) x 90 = 0.0208
360 x 100
Tỉ giá có kỳ hạn ( Swap ) 1USD = 1.4620 + 0.0208 = 1.4828 DM
3.3 Nghiệp vụ Arbitrage:
Nghiệp vụ Arbitrage là nghiệp vụ kinh doanh của bản thân ngân hàng - tức nghiệp vụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, nhằm sử dụng mức chênh lệch giá giữa các thị trường hối đoái để thu lãi. Mục đích của việc kinh doanh chênh lệch giá là để bảo toàn vốn và kiếm lời nhờ chênh lệch giá taị các thị trường hối đoái khác nhau.
Hai hình thức kinh doanh chênh lệch giá phổ biến là : ARBITRAGE ngoại hối ( foreign exchange arbitrage ) và ARBITRAGE lãi suất ( interest arbitrage )
Nghiệp vụ ARBITRAGE ngoại hối.
Có hai hình thức cơ bản :
Nghiệp vụ ARBITRAGE cân bằng : là việc mua một lượng ngoại tệ nhất định tại thị trường ngoại hối rẻ nhất, hay bán một lượng ngoại tệ nhất định trên thị trường ngoại hối đắt nhất vào một thời điểm nhất định.
Nghiệp vụ ARBITRAGE chênh lệch : là việc tiến hành mua và bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối đoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất.
Nghiệp vụ Arbitrage lãi suất.
Arbitrage lãi suất là sự lợi dụng về chênh lệch lãi suất của các đồng tiền giữa các thị trường hối đoái khác nhau để kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động đi vay và cho vay. Nội dung của nghiệp vụ này bao gồm việc vay ngoại hối ở thị trường lãi suất thấp đồng thời cho vay ngoại hối ở thị trường có lãi suất cao.
Ngày nay, trên cơ sở những phương tiện thông tin hiện đại, các thị trường ngoại hối trở nên thông suốt, nghiệp vụ Arbitrage không còn có ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại tệ nữa. Thực vậy, khả năng Arbitrage chỉ kéo dài trong vài phút và có thể chỉ trong vài giây do yếu tố cung cầu đến bất ngờ trong từng thời điểm của thị trường. Nếu không chớp được thời cơ quyết định đó thì nghiệp vụ Arbitrage không thể thực hiện được.
3.4 Nghiệp vụ quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn:
3.4.1 Định nghĩa:
Quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là một sự thoả thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán về quyền chọn mua ( call-option), hay quyền chọn bán (put-option) một loại ngoại tệ nhất định, với số lượng cụ thể, theo một tỉ giá cố định vào một thời điểm cụ thể.
Theo tập quán kinh doanh của các nước Châu Âu, ngày thực hiện quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn là ngày cuối cùng đã ghi trên hợp đồng. Nhưng theo tập quán kinh doanh của Châu Mĩ, ngày thực hiện quyền mua bán lựa chọn có thể là bất cứ ngày nào trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
3.4.2 ý nghĩa của quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn:
Quyền mua - bán ngoại tệ lựa chọn là công cụ bảo đảm tỷ giá thực sự cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư.
Người mua quyền lựa chọn phải trả cho người bán một khoản tiền bảo đảm ( Option Money ). Thông qua đó, người mua dành được quyền chọn mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó. Mặt khác anh ta có thể từ bỏ quyền chọn của mình khi thấy bất lợi.
Nghiệp vụ quyền mua - bán lựa chọn hiện nay được các ngân hàng sử dụng rộng rãi dưới hình thức tự do, với các thương vụ lớn.
3.4.3 Các loại quyền mua - bán lựa chọn:
Có 4 loại quyền mua bán ngoại tệ lựa chọn, đó là :
Mua quyền chọn bán ngoại tệ
Bán quyền chọn bán ngoại tệ
Mua quyền chọn mua ngoại tệ
Bán quyền chọn mua ngoại tệ.
Mua quyền chọn bán ngoại tệ.
Người mua quyền chọn bán được quyền, nhưng không bắt buộc, bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỉ giá cố định ( giá cơ sở ) vào ngày đến hạn. Tuy nhiên anh ta phải trả ngay một khoản tiền bảo đảm cho ngân hàng sau khi hợp đồng đã kí.
Thực tế các nhà xuất khẩu thường mua quyền chọn bán, vì họ muốn có sự đảm bảo về tỉ giá đối với số ngoại tệ sẽ thu được từ số hàng xuất bán. Ngoài ra các nhà đầu tư cũng thường kí hợp đồng mua quyền chọn bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ khi họ phán đoán tỉ giá một loại ngoại tệ sẽ giảm xuống trong tương lai.
Khi tỉ giá vào thời điểm đến hạn hợp đồng giảm xuống dưới mức tỉ giá cơ sở :
Nhà xuất khẩu sẽ sử dụng quyền chọn bán đã mua để bán ngoại tệ với giá cơ sở.
Nhà đầu cơ sẽ mua ngoại tệ ở ngoài thị trường theo giá thị trường, và sử dụng quyền chọn bán đã mua để bán số ngoại tệ đó cho ngân hàng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status