Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sự ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên rừng quốc gia pù mát đến sinh kế của người dân - pdf 23

Chia sẻ miễn phí luận văn cho ae:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sự ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên rừng quốc gia pù mát đến sinh kế của người dân

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ hệ sinh thái môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, ở nước ta Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo mọi điều kiện cho các ngành, các cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình để phát triển niền kinh tế đa ngành, đa thành phần. Nhưng do những lợi ích trước mắt mà những cơ sở này khai thác tài nguyên một cách cạn kiệt, làm suy thoái đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường.
Trong 40 năm qua, dân số Việt Nam tăng gấp 2 lần (hiện nay khoảng 80 triệu người) trong khi đó tài nguyên thiên nhiên thì có hạn, tài nguyên đất thì không tăng thêm được, dân số tăng nhanh đòi hỏi phải có thêm nhiều đất đai để trồng trọt, cần nhiều rừng để cung cấp gỗ để làm chất đốt, làm nguyên liệu xây dựng. Do sự yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đã làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, và xuống cấp trầm trọng, đát đai bị xói mòn, rửa trôi, môi trường sống của nhiều loại thực, động vật bị thu hẹp và ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường đối với người dân.
Vì vậy bảo tồn ĐDSH là một trong những vấn đề được Nhà nước quan tâm hàng đầu. Trong vòng 88 năm qua ở Việt Nam có 107 địa điểm bảo tồn rộng lớn, trên 2,2 triệu ha đã được đề nghị và được Chính phủ phê duyệt, trong đó có 15 VQG Pù Mát, 50 khu bảo tồn thiên nhiên.
Các VQG đã đem lại những thành tựu to lớn trong công tác bảo tồn và phát triển TNR, đảm bảo ĐDSH và cân bằng sinh thái.
VQG Pù mát là một trong những khu bảo tồn đã được Chính phủ đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia, với độ đa dạng sinh học cao tạo tiềm năng lớn về kinh tế và du lịch cho các huyện nằm trong khu vực vùng đệm VQG Pù Mát.
Tuy nhiên từ khi nâng cấp thành VQG, cuộc sống của các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm đã có nhiều thay đổi trong sinh kế và đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng phân hoá giàu cùng kiệt ngay trong vùng đệm, đây là mầm mống của sự phát triển thiếu bền vững và tiềm ẩn nguy cơ quay trở lại phá huỷ nguồn TNR quốc gia. Một trong những nguyên nhân đó là sự thiếu bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên , đặc biệt là TNR. Do vậy cần có những nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất giải pháp qua đó nâng cao đời sống và đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn TNR cho các cộng đồng dân cư sống trong rừng.
Chính vì vậy, tui đã thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lí bảo vệ rừng và sự ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên rừng quốc gia Pù Mát đến sinh kế của người dân”.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của khóa luận là đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn TNR đến sinh kế của người dân vùng đệm VQG Pù Mát. Từ đó làm cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLBVR của VQG Pù Mát.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác QLBVR của VQG Pù Mát
- Phân tích ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn TNR đến sinh kế của người dân vùng điệm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý BVR của VQG Pù Mát.






CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm VQG và vai trò của nó
1.1.1. Khái niệm VQG
VQG là những khu vực rộng lớn, có vẻ đẹp thiên nhiên, được giữ gìn để bảo vệ cho một hay vài HST trong đó, đồng thời được dùng cho các mục đích giáo dục, nghiên cứu khoa học, nghỉ ngơi, giải trí và tham gia du lịch. Tài nguyên ở đây không được khai thác cho mục đích thương mại.
1.1.2. Vai trò của VQG
Một hệ thống các khu bảo tồn trong đó có rừng quốc gia là cốt lõi của bất cứ chương trình nào nhằm duy trì tính ĐDSH của các loài, các HST, các nguồn gen thiên nhiên và duy trì những vùng thiên nhiên rộng lớn, vì bản thân giá trị của chúng và những giá trị tinh thần của con người
Rừng quốc gia bảo đảm an toàn cho:
+ Các hệ sinh thái tự nhiên và các HST cải biến đang nuôi dưỡng sự sống, bảo vệ các loài hoang dã và các vùng có tính sinh học cao, bảo vệ giá trị đích thực của chúng, nguồn vui tinh thần và nguồn cảm hứng sáng tạo của các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoang dã ở những HST đã cải tiến.
+ Sử dung các HST tự nhiên, đã cải biến hay trồng trọt vào các mục đích giáo dục, nghỉ ngơi giải trí.
+ Bảo vệ đất, nước ở những vùng dễ xói mòn, đặc biệt là những nơi đất dốc, rừng đầu nguồn.
+ Làm lá chắn che chở cho con người thoát khỏi những thiên tai do thiên nhiên gây ra như lũ lụt.
+ Duy trì các nguồn gen tự nhiên hay các loài quan trọng làm dược liệu.
+ Bảo vệ các loài và các quần thể dễ nhạy cảm với sự tác động của con người.


Mx6si14BEA8UZvC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status