Đề án Các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trong quản lý vĩ mô của Nhà nước - pdf 23

Download miễn phí Đề án Các công cụ chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trong quản lý vĩ mô của Nhà nước



MỤC LỤC
 
Trang
Lời nói đầu 3
Nội dung
CHƯƠNG I- NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4
I- Ngân hàng Trung ương với vai trò điều hành chính sách tiền tệ 4
II- Các công cụ của chính sách tiền tệ 5
1. Công cụ trực tiếp 6
2. Các công cụ gián tiến 7
III- Sự cần tihết phải chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp 11
IV- Kinh nghiệm của một số nước trong quá trình chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp 12
 
CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG VỀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 14
I- Bối cảnh chung 14
II- Công cụ chính sách tiền tệ của Việt Nam qua các giai đoạn 14
1. Giai đoạn 1986 - 1988 14
2. Giai đoạn 1989 - 1991 15
3. Giai đoạn 1992 - 1995 15
4. Giai đoạn từ 1996 đến nay 17
III- NHỮNG HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 19
1. Nhận xét chung 19
2. Hạn chế của cơ chế điều chỉnh trực tiếp trong điều hành công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam 20
 
CHƯƠNG III- NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN ĐỔI CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỪ TRỰC TIẾP SANG GIÁN TIẾP 25
1. Phát triển thị trường tài chính 25
2. Cải cách hệ thống ngân hàng 26
3. Các điều kiện khác 29
 
Phần kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú, đa dạng. Ngân hàng Trung ương phải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Khi Ngân hàng Trung ương mua, bán làm tác động đến lượng tiền Trung ương từ đó ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng, vì vậy để tránh ảnh hưởng này thì Ngân hàng Trung ương phải có các giải pháp xử lý thích hợp.
III. sự cần thiết phải chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp.
ở những nước có nền tài chính sơ khai, không có tính canh tranh, các công cụ trực tiếp được lựa chọn tạm thời khi khung thể chế cho các công cụ gián tiếp chưa phát triển. Các công cu trực tiếp được thừa nhận là đáng tin cậy trong việc kiểm soát tổng khối lượng tín dụng, chúng tương đối dễ áp dụng và lý giải đồng thời chi phí thực hiện tương đối thấp. Song bên cạnh đó các công cụ này lại có nhiều nhược điểm nên không cho phép Ngân hàng Trung ương điều chỉnh linh hoạt lượng vốn khả dụng, từ đó có thể dẫn đến những thiệt hại do phân bổ lãng phí các nguồn lực, ngoài ra các công cu trực tiếp này càng tỏ ra thiếu chủ động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng và do đó làm giảm hiệu lực của chính sách tiền tệ.
Việc sử dụng các công cụ trực tiếp chỉ cho phép chính sách tiền tệ tác động đến các mục vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn trực tiếp, không thực hiện được các kênh dẫn truyền đa dạng qua lãi suất, qua kênh tín dụng và thị trường tài chính với những ảnh hưởng thông qua giá trái phiếu, cổ phiếu và giá ngoại tệ. Với các công cụ gián tiếp, đặc biết là nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng trung ương có thể đa phương tác động để đạt được các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ qua các kênh truyền trực tiếp và cả gián tiếp.
Việc phân tích những hạn chế của công cụ trực tiếp, cũng như những lợi thế của công cụ gián tiếp, đặc biệt là công cụ thị trường mở ở những phần trên đã cho thấy lợi ích của việc chuyển sang sử dụng công cụ gián tiếp để điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Đặc biệt là trước xu thế hội nhập kinh tế toàn diện trên thế giới thì một chính sách tiền tệ cứng nhắc kém linh hoạt sé không đảm bảo cho nền kinh tế thích ứng được với những thay đổi mạnh mẽ từ bên ngoài do đó đòi hỏi chuyển các công cụ trực tiếp sang gián tiếp trở nên cần thiết hơn.
IV. kinh nghiệm của một số nước trong quá trình chuyển đổi từ công cụ trực tiếp sang gián tiếp.
Chúng ta sẽ xem xét những nước thay mặt rộng rãi cho kinh nghiệmchuyển đổi này là các nước công nghiệp phát triển và 19 nước không thuộc nhóm công nghiệp phát triển là ACHENTINA, DRUDI, ASRAEL, JAMAICA, KENGA, MALAISIA, MEHICO, PHILLIPINES, BALAN, SRILANCA, THAILAND, JUNISIA, VENEZUELA.
Kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển cho thấy quá trình chuyển đổi (diễn ra trong nhứng năm 70, 80 ở những nước này) là một bộ phận của quá trình tự do hoá tài chính rộng rãi. Phần lớn quá trình chuyển đổi được tiến hành từng bước và không gặp phải những khó khăn hay đảo lộn lớn, chủ yếu là nhờ vào những điều kiện thuận lợi quan trọng ban đầu đặc biệt là không có những mất cân đối vĩ mô trầm trọng. Tuy vậy hai nước Anh và Pháp đã vấp phải trong những lỗ lực đầu tiên nhằm hoàn toàn dựa vào công cụ gián tiếp.
Với các nước không thuộc khối công nghiệp phát triển thì thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình chuyển đổi thường khá dài và thường gặp phải những khó khăn và đảo lộn tạm thời, ở những nước này việc đưa và sử dụng những công cụ gián tiếp là một bộ phận của quá trình cải cách sâu rộng bao gồm không chỉ tự do hoá khu vực tài chính mà còn ổn định vĩ mô và tự do hoá nền kinh tế nói chung. Kinh nghiệm chung của các quốc gia cho thấy cần mở rộng hơn nữa khu vực tài chính cho những “ứng cử viên” mới và nâng cao quyền tự chủ trong kinh doanh của các Ngân hàng. Ngoài ra thị trường liên Ngân hàng, thị trường tiền tệ yếu kém và bị phân đoạn, tính độc lập thấp và sự kém hiệu quả trong quản lý của Ngân hàng Trung ương là yếu tố gây cản trở cho quá trình chuyển đổi. Các nước có khả năng thực hiện kiểm soát trực tiếp có hiệu quả và đạt được những mục tiêu tiêng tệ của mình chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 2/3. Hầu hết các hệ thồng Ngân hàng có dự trữ vượt quá, hậu quả của bành trướng dự trữ vượt quá này được chế ngự bằng các biện pháp kiểm soát trực tiếp. Trong số những nước bị khủng hoảng tài chính có nước buộc phải đưa vào sử sụng loại công cụ kiểm soát lãi suất để giảm gánh nặng lãi suất thực cao cho người vay và Ngân hàng, còn có những nước chỉ coi việc sử dụng trở lại các công cụ trực tiếp chỉ là phương pháp đối phó tức thời với những mất cân đối quá ư trầm trọng.
Kinh nghiệm sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ rất khác nhau ở mỗi nước. Sự khác biệt này đặc trưng cho nhịp độ phát triển của quá trình chuyển đổi. Song chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm chung sau:
- Để ngăn chặn những đảo lộn trong quá trình chuyển đổi, các nước đã thực hiện một số biện pháp hữu hiệu: hoàn thiện cơ chế giám sát Ngân hàng, chỉnh sửa khung pháp lý và cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng. Các nỗ lực nhằm kiềm chế những mất cân đối tài chính nghiêm trọng đã được thực hiện mà nét tiêu biểu là các khoản tài trợ của Ngân hàng Trung ương đã bị cát gảm.
- Thường có một giai đoạn trong đó Ngân hàng Trung ương đồng thời sử dụng cả hai chuyển đổi trực tiếp và gián tiếp. Chẳng hạn chỉ có 25% trong số các nước đã phân tích, đã huỷ bỏ công cụ hạn mức tín dụng tại thời điểm khởi đầu quá trình tự do hoá.
- Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay được sử dụng như một tiêu thức đánh giá hiêụ quả các hoạt động tín dụng của các tổ chức trung gian tài chính. Khi hiệu quả và cạnh tranh trong hệ thống tài chính tăng lên thì chênh lệch lãi suất đã được thu hẹp. Trong hầu hết các nước trên, chênh lễch lãi suất đã thu hẹp đáng kể mặc dù ở một số nước chúng tạm thời mở rộng trong quá trình chuyển đổi.
Trong toàn bộ các nước đã phân tích, sự biến động của hệ số nhân tiền đã gia tăng nghiêm trọng trong các thời kỳ trước và trong chuyển đổi làm suy yếu khả năng kiểm soát tiền tệ của Ngân Hàng Trung ương. Nhưng trong giai đoạn sau chuyển đổi, ở hầu hết các nước sự biến động của hệ số nhân tiền đã giảm đáng kể và khả năng kiểm soát tiền tệ đã được củng cố.
Chương II.
Thực trạng về công cụ chính sách tiền tệ
ở Việt nam.
I. Bối cảnh chung.
Đảng Cộng Sản Việt nam lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bước ngoặt này là tiền đề khách quan, là điều kiện mới cho cải cách tổ chức hoạt động hệ thống Ngân hàng và định hướng chính s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status