Văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường



MỤC LỤC
 Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1. Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp 3
1. Tính cấp thiết của vấn đề 3
2. Cơ sở lý luận 4
2.1. Văn hoá và văn hoá DN 4
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá DN 8
2.3. Xu hướng vận động của văn hoá DN 12
Chương 2. Văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam 14
1. Văn hoá DN trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. 14
2. Văn hoá DN Việt nam trong cơ chế thị trường. 15
2.1. Văn hoá DN trong những năm đầu khi mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường. 15
2.2. Hiện nay 17
3. ảnh hưởng văn hoá DN tới sự thành công của các DN Việt Nam 27
Chương 3. Văn hoá doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp thành công và một số đề xuất trong việc xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp lành mạnh 29
1. Văn hoá DN ở một số DN thành công trong kinh doanh. 29
2. Một số đề xuất trong việc xây dựng một nền văn hoá DN lành mạnh 35
Kết luận 39
Tài liệu tham khảo 40
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hành chính. Điều đó làm cho các DN không thể vươn lên mà ngày càng làm ăn kém hiệu quả, để lại hậu quả lâu dài cho xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do hệ thống giáo dục và quản lý sử dụng mang tính '' dân chủ '' dàn hàng ngang do cách đánh giá tài năng còn quá tin vào bằng cấp, hàm vị... và do nguyên nhân lịch sử khách quan khác, cho nền lúc này hay lúc khác đã xảy ra tình hình có những người được làm nhưng không biết làm. Kết quả là người thì dư sức, người thì đuối sức mà hiệu quả chung thấp kém.
Một khía cạnh gai góc của văn hoá quản lý là vấn đề '' giải quan liêu, tham nhũng ''. Trong quản lý kinh tế lúc bấy giờ, nhiều cán bộ quản lý kinh tế lạm dụng chức quyền, tư túi : từ viên chức, giám đốc, quản đốc, chủ nhiệm hợp tác xã... Mọi tài sản là của công thì lập tức bị bòn rút, chẳng ai thương sót, tức là ''vô chủ '', '' Cha chung không ai khóc ''.
Nhìn chung, trong thời kỳ này môi trường kinh doanh có thể nói là không lành mạnh, người lao động chưa được quan tâm và coi trọng đúng mức, hình ảnh của DN bị lu mờ.
2. Văn hoá DN Việt nam trong cơ chế thị trường.
2.1. Văn hoá DN trong những năm đầu khi mới chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường.
Mọi người đều biết, do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng là hiện tượng tất nhiên, mối quan hệ giữa con người với con người trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày vì thế chủ yếu phải thông qua trao đổi các sản phẩm làm ra. Về thực chất, việc trao đổi này là sự trao đổi những giá trị sáng tạo đích thực của con người. Nhưng khi các sản phẩm đó được bán và mua trên thị trường thì lại phải thông qua tiền tệ ( dưới dạng tiền mặt hay trái phiếu ). Và người có nhiều tiền dường như có thể mua được tất cả ! Đó chính là cội nguồn sâu sa làm nảy sinh sùng bái tiền tệ, sùng bái của cải vật chất. Sự sùng bái ấy dần dần biến thành triết lý hành động, triết lý sống của một số người.
ở Việt Nam, trong những năm đầu khi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, một số người đã tung ra quan niệm :
'' Tiền là tiên là phật
là sức bật của cuộc đời
là tiếng cười của tuổi trẻ
là sức khoẻ của ông già
Là cái đà của danh vọng
là cái lọng che thân
là cán cân công lý
ôi ! tiền là hết ý !''
Rõ ràng là trong triết lý sống của một số người theo quan niệm nói trên, đồng tiền đã '' xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc đối với bản chất con người, cũng như đối với những liên hệ xã hội khác ''. Như C.Mác đã từng phân tích. Đó chính là mặt trái, là sự tha hoá của quan hệ tiền hàng, mà quan hệ này vốn là một tất yếu kinh tế và một bước tiến của văn minh.
Nhưng thực tế lại cho thấy tiền không phải là tiên là phật. Có những giới hạn mà đồng tiền không thể vươn tới được, đó là hạnh phúc và niềm vui chân chính của con người. Hạnh phúc - đó là điều mà đồng tiền không thể mua được. Không ít nhà kinh doanh giàu có ngồi trên cả đống vàng mà vẫn thấy mình bất hạnh vì tình cảm giữa con người với con người cạn kiệt, gia đình tan vỡ, đạo đức suy đồi, các tệ nạn xã hội tràn lan....là những cái chứa đựng nguy cơ phá hoại nền tảng của chính xã hội mà họ đang sống.
ở nhật bản, một nước có nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất trên thế giới, người ta cũng rất đề cao triết lý '' Cuộc sống hạnh phúc không gì khác hơn là sáng tạo tối đa ''... Sáng tạo ra ba loại giá trị : Giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi, giá trị của cái thiện ''.
Ngay từ thời kỳ đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, các DN vẫn chưa coi trọng văn hoá DN. Do ảnh hưởng của những tập quán từ thời kỳ trước, các DN vẫn lao vào làm ăn nhiều khi bỏ quên '' Giá trị đích thực ''. Hơn nữa, kinh tế thời kỳ này vẫn chưa phát triển nhiều, do vậy văn hoá DN - Tài sản vô hình của Công ty vẫn chưa được đề cao, họ vẫn chưa coi đây là một trong những điều kiện sống còn, một loại vũ khí cạnh tranh sắc bén.
Khi cuộc sống chưa phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên người ta chỉ biết lao vào làm ăn kinh tế đủ để trang trải cho cuộc sống mà không còn thời gian quan tâm tới đời sống tinh thần. Những người nhân viên có thể chấp nhận làm việc trong một môi trường không thuận lợi miễn sao có tiền như nhiều thường nói ''Có thực mới vực được đạo ''.
2.2. Hiện nay
2.2.1. Đánh giá chung
Khi nền kinh tế đi vào sự phát triển, đời sống của con người được cải thiện, con người không chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất đơn thuần mà còn đòi hỏi giá trị tinh thần, giá trị của chân thiện mỹ.
Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đang chuyển mình bước sang giai đoạn mới, giai đoạn mà nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Dưới sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ, sự bùng nổ thông tin, mặc dù Việt Nam vẫn chưa được xem là một nước có nền kinh tế phát triển nhưng kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt cụ thể là : Tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ 91 - 95 đạt xấp xỉ 8% nếu tính cả giai đoạn này là 7,5%, tỷ lệ GDP bình quân đầu người đã được cải thiện một cách rõ rệt từ 200USD/người năm 1990 lên 400US/ người năm 2000. Điều này cho thấy đại bộ phận dân cư đã được nâng cao mức sống, tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đồng thời do những thành công trong giai đoạn này mà cơ cấu nền kinh tế trở nên hợp lý hơn. Nhà nước cũng như các DN đã có nhiều kinh nghiệm và nhiều cơ hội giao lưu hợp tác với các DN nước ngoài. Tuy nhiên để thực hiện việc giao lưu hợp tác không phải DN nào cũng đạt được.
Có thể nói sức ép cạnh tranh giữa các DN ngày càng lớn, trận chiến ngày càng khốc liệt và bất cứ một DN nào cũng có thể bị đào thải nếu hoạt động không hiệu quả. Trong cuộc chạy đua này, có một thứ ''vũ khí'' rất lợi hại được nhiều nhà quản trị quan tâm đó chính là ''văn hoá DN ''. Theo Trần Hoàng Bảo - Giám đốc Công ty thiết bị văn phòng BNP :'' Làm cho DN của mình phồn thịnh là điều mơ ước của mọi doanh nhân. Có lẽ bí quyết chính là xây dựng nền tảng văn hoá cho Công ty. Nhiều khi tiếp xúc với các đối tác nước ngoài ta cho rằng nói nhiều về doanh số là có thể thuyết phục được họ. Nhưng không phải chỉ có vậy kinh nghiệm ba năm qua cho tui thấy đối tác đánh giá mình qua những điều khác. Họ đánh giá DN qua thứ tài sản vô hình là văn hoá Công ty, đây là điều ít được để ý đến.văn hoá công ty thể hiện qua phong cách người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên, công ty có văn hoá là nơi đó nhân viên có tinh thần tự giác cao,cống hiến hết lòng cho công việc. Làm được điều này không phải dễ,có khi phải mất 5-10 năm '' .
Như vậy, ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam mà cụ thể hơn đó là những người chủ doanh nghiệp đã thực sự quan tâm tới vấn đề văn hoá doanh nghiệp và coi đây là công cụ cạnh tranh sắc bén..Tuy nền kinh tế thị trường còn ở dạng sơ khai với không ít hiện tượng tiêu cực trong xã hội, buôn bán, gia...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status