Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần vận tải biển Đà Nẵng - pdf 23

Tải miễn phí chuyên đề kế toán

PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. Bản chất của kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí
1. Bản chất của kế toán quản trị
Kế toán là hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động kinh tế xảy ra trong doanh nghiệp. Là ngành khoa học được hình thành và phát triển gắn liền vói sự phát triển của xã hội. Khi nền sản xuất phát triển kế toán cũng phát triển tương ứng để đáp ứng yêu cầu thông tin cho quản lý.
Khi cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp phải quan tâm đến các thông tin cho quá trình ra quyết định, mà thông tin hàng đầu là thông tin về chi phí cho hoạt động kinh doanh, từ đó hình thành nên bộ phận kế toán chi phí cung cấp thông tin về chi phí cho các nhà quản trị sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các công ty, các tập đoàn kinh tế thì nhu cầu thông tin cũng đã có sự thay đổi và theo mục đích cung cấp thông tin, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. Mục đích của kế toán tài chính là lập các báo cáo tài chính để cung cấp thông tin cho người sử dụng. Đây là nguồn thông tin duy nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp được cung cấp ra bên ngoài. Khác với kế toán tài chính, đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị chỉ là các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. Những người ngoài doanh nghiệp không được phép tiếp cận các thông tin kế toán quản trị của doanh nghiệp. Các thông tin này được coi là bí mật của doanh nghiệp.
Có thể nói kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Là bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho những nhà quản lý tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Khái niệm kế toán quản trị được Hiệp hội kế toán Mỹ định nghĩa:” Là quá trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban quản trị để lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vị nội bộ một doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này”.
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán “(Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức.
Về bản chất: Kế toán quản trị là một quá trình đo lường.
Một hệ thống kế toán quản trị tốt là một hệ thống đo lường tốt, hướng vào quy trình sản xuất và có tác động tích cực đến hành vi của các cá nhân trong tổ chức cùng hướng vào thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.
Hệ thống đo lường tốt phải có hai đặc điểm chính:
Thông tin mà nó đưa ra phải thích hợp và có tác động làm thay đổi hay cải thiện các quyết định theo hướng tích cực. Nếu nhà quản lý không biết hay không đưa ra được quyết định đúng thì thông tin được đưa ra không còn thích hợp. Ví dụ : Hệ thống kế toán quản trị tiếp tục thu thập và báo cáo các thông tin về sử dụng lao động trong phân xưởng sản xuất ngay cả khi sản xuất đã được tự động hóa, làm cho chi phí nhân công chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí, vì vậy thông tin chẳng bao giờ được sử dụng.
Tập trung vào đo lường kết quả theo từng trung tâm trách nhiệm trong tổ chức. Ngày nay nhà quản lý hiểu rằng kết quả ngày mai là nằm trong tổ chức thực hiện công việc sản xuất sản phẩm hay dịch vụ ngay trong hôm nay. Do quá trình sản xuất hay dịch vụ được diễn ra theo chiều ngang, nghĩa là diễn ra trong các bộ phận của tổ chức và hệ thống đo lường thông qua hệ thống trách nhiệm của tổ chức. Hệ thống kế toán quản trị hướng vào quy trình sản xuất chủ yếu là hướng vào việc đo lường tính toán kết quả của quy trình sản xuất, theo từng bộ phận tham gia trong quy trình nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Như vậy một hệ thống kế toán quản trị tốt giúp cho việc ra các quyết định, giúp hiểu biết quá trình sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hành vi thích hợp. Và tất cả những cái đó nhằm đạt mục tiêu chiến lược: Chất lượng, thời gian và giá cả. Điều này cũng có nghĩa là kế toán quản trị tự nó không phải là điểm kết thúc, nó là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược cho tổ chức.
Kế toán quản trị là một bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho những nhà quản lý doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ, các thông tin cung cấp trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp bao gồm thông tin tài chính và thông tin phi tài chính như:
- Thông tin về chi phí sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
- Quá trình lập các dự toán cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hướng đến các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp.
- Thiết kế để lập báo cáo và phân tích các báo cáo cung cấp các thông tin đặc thù để giúp các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh.
2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí thường xuyên phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp và chịu sự chi phối của nhà quản trị, mọi quyết định trong doanh nghiệp đều liên quan đến việc sử dụng tài nguyên, đến chi phí của doanh nghiệp trong việc hình thành giá trị. Quá trình này thường gắn liền với lợi ích mong muốn của DN. Ở đây chi phí được hiệu là giá trị của mọi khoản khấu hao về nhân tài vật lực nhằm thu được các loại hàng hóa dịch vụ.
Chi phí có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau để cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu của nhà quản trị, trong đó việc xem xét chi phí trong mối quan hệ với khối lượng, hay mức độ hoạt động với lợi nhuận có thể được xem là đối tượng chủ yếu của kế toán quản trị. Như vậy, các loại chi phí đặt trong mối quan hệ khác nhau và quan hệ với lợi ích mang lại cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai là đối tượng cụ thể của kế toán quản trị chi phí. Không những thế vì KTQT chi phí quan tâm đến khía cạnh của quản trị là chủ yếu, do đó quá trình kiểm soát, kiểm tra phải điều chỉnh trong quản trị cần thiết phải có cả thông tin tài chính cũng như thông tin phi tài chính nên đây là một đối tượng cụ thể của KTQT chi phí.
Khởi điểm của kế toán quản trị chi phí là kế toán chi phí. Kế toán chi phí là giai đoạn đầu của sự phát triển của KTQT chi phí. Kế toán quản trị bao gồm việc tập hợp phân loại, tính giá theo yêu cầu nhất định của KTTC và KTQT nhằm cung cấp thông tin kế toán mà chủ yếu là thông tin về chi phí cho các nhà quản trị nhưng có sự khác nhau về mục đích và phạm vi giữa hai loại kế toán này. Với KTTC, kế toán chi phí là cở sở xác định chi phí và thu nhập thể hiện trên báo cáo lãi lỗ kinh doanh trong kỳ kế toán. Với KTQT, kế toán chi phí được sử dụng để tính giá thành, lập dự toán chi phí …làm cơ sở để phân tích chi phí và ra quyết định.
KTQT chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó tập trung vào các cấp quản trị cấp thấp như tổ, đội phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý và phục vụ - là nơi trực tiếp phát sinh chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà quản trị với chi phí phát sinh thông qua hình thức thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm chi phí (nguồn gây ra chi phí). KTQT chi phí trả lời câu hỏi chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi về mặt sản lượng sản xuất, ai phải chịu trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh. Điều này cho thấy KTQT chi phí mang nặng tính bản chất của KTQT nhiều hơn là kế toán chi phí thuần túy.
Như vậy, KTQT chi phí không nhận thức chi phí theo quan điểm của KTTC mà nhận diện theo nhiều phương diện khác nhau để đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định. Từ đó có thể rút ra bản chất của KTQT chi phí như sau:
- KTQT chi phí không chỉ thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã thực sự hoàn thành, đã ghi chép, hệ thống hóa trong sổ kế toán mà còn xử lý và cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập các dự toán, quyết định các phương án kinh doanh.
- KTQT chi phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của DN. Những thông tin đó có ý nghĩa với những bộ phận, những người điều hành, quản lý DN.
- KTQT chi phí là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộ phận không thể thiếu được để kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý.
II. Kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý doanh nghiệp


jkSIfQ5d1TV9Gth

Bài liên quan
Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần vận tải biển đà nẵng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status