Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trong thời kỳ hậu WTO



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A/ MỞ ĐẦU 7
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 9
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 9
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 9
1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 9
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 9
1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh 11
1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh 12
1.1.2. Phân loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 15
1.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường 15
1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế 15
1.1.2.3. Căn cứ vào thị trường 16
1.1.3. Các lý thuyết cạnh tranh 17
1.1.3.1. Lý thuyết cạnh tranh của trường phái cổ điển 17
1.1.3.2. Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền 18
1.1.3.3. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả 19
1.2. Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá. 20
1.3. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp 23
1.3.1 Chiến lược chi phí thấp 23
1.3.2. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 24
1.3.3. Chiến lược trọng tâm (tập trung ) 25
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 25
1.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 25
1.4.1.1. Các yếu tố kinh tế 25
1.4.1.2. Các yếu tố công nghệ 27
1.4.1.3. Các yếu tố chính trị và pháp luật 27
1.4.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội, dân số 27
1.4.1.5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế 28
1.4.2. Các yếu tố môi trường vi mô (môi trường ngành ) 28
1.4.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn 29
1.4.2.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 30
1.4.2.3. Sức ép về giá của người mua 31
1.4.2.4. Sức ép về giá của người cung cấp 31
1.4.2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành 31
1.5. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 33
1.5.1. Các hoạt động chính 34
1.5.1.1. Sản xuất 34
1.5.1.2. Marketing và tiêu thụ sản phẩm 35
1.5.2. Các hoạt độngbổ trợ 36
1.5.2.1. Quản lý nguyên vật liệu 36
1.5.2.2. Nghiên cứu và phát triển. 36
1.5.2.3. Quản trị nguồn nhân lực 36
1.5.2.4. Hệ thống thông tin. 37
1.5.2.5. Cơ sở hạ tầng 37
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh thời kỳ hậu WTO 38
1.6.1. Thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO 38
1.6.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế 39
1.6.2.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 39
 1.6.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện WTO 42
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 44
1.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng công ty sông Đà 44
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty sông Đà 44
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty sông Đà 46
1.1.3. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của một từng bộ phận 48
1.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 50
1.2.1. Yếu tố môi trường vĩ mô 50
1.2.1.1. Các yếu tố kinh tế 50
1.2.1.2. Các yếu tố công nghệ 51
1.2.1.3. Các yếu tố chính trị và pháp luật 52
1.2.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội, dân số 52
1.2.1.5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế 52
1.2.2. Các nhân tố ngành 53
1.2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn 53
1.2.2.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế 54
1.2.2.3. Sức ép của người mua ( khách hàng ). 54
1.2.2.4. Sức ép về giá của người cung cấp 54
1.2.2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành 55
1.3. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 56
1.3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007 56
1.3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001- 2007. 56
1.3.1.2. Kết quả tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Tổng công ty Sông Đà giai đoạn 2001 – 2007 62
1.3.1.3. Thị phần của Tổng công ty 64
1.3.1.4. Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty 65
1.3.2. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Tổng công ty 66
1.3.2.1. Các hoạt động trực tiếp 66
1.3.2.2. Các hoạt động bổ trợ 67
1.3.3. Đánh giá các công cụ cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 77
1.3.3.1. Chiến lược giá Tổng công ty sử dụng 77
1.3.3.2. Chất lượng công trình 78
1.3.3.3. Tình hình khai thác thiết bị công nghệ kỹ thuật của Tổng công ty 78
1.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà 79
1.4.1. Mặt được 79
1.4.2. Tồn tại 80
1.4.3. Nguyên nhân 80
1.4.3.1. Công nghệ 80
1.4.3.2. Thiếu vốn 81
1.4.3.3. Trình độ lao động 82
1.4.3.4. Công tác nghiên cứu khai thác thị trường 83
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 84
1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Tổng công ty sông Đà đến 2015 84
1.1.1. Định hướng 84
1.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu 84
1.1.2.1. Công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp 84
1.1.2.2. Công tác đầu tư 85
1.1.2.3. Công tác quản lý 85
1.1.2.4. Phát triển nguồn lực 86
1.1.2.5. Tăng cường ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến 86
1.1.2.6. Không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu Sông Đà 86
1.1.2.7. Thực hiện tốt mối quan hệ bình đẳng, cộng đồng trong Tập đoàn 86
1.1.3. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 và kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 – 2010 ) 87
1.1.3.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2015 87
1.1.3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006 – 2010 ) 88
1.1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 90
1.1.4.1. Các chỉ tiêu chủ yếu ( có điều chỉnh ) 90
1.1.4.2. Mục tiêu, nhiệm vụ các công trình trọng điểm: 90
1.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Tổng công ty sông Đà thông qua sơ đồ SWOT 92
1.2.1. Điểm mạnh và điểm yếu 92
1.2.1.1. Điểm mạnh 92
1.2.1.2. Điểm yếu 92
1.2.2. Cơ hội và thách thức 93
1.2.2.1. Cơ hội 93
1.2.2.2. Thách thức 94
1.2.3. Ma trận SWOT của Tổng công ty Sông Đà. 94
1.3. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tổng Công ty Sông Đà. 96
1.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty sông Đà 98
1.4.1. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa các hình thức đầu tư 98
1.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 101
1.4.3.Đổi mới công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển. 102
1.4.4. Giải pháp lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp. 103
1.4.5. Duy trì và đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu của Tổng công ty ở trong nước và ra thị trường thế giới 105
1.4.6. Duy trì và đẩy mạnh công tác liên kết và hợp tác đầu tư với bạn hàng trong nước và với nước ngoài 106
1.4.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 107
1.5. Một số kiến nghị khác 109
1.5.1. Về phía nhà nước 109
1.5.2. Về phía ngành chủ quan (Bộ xây dựng ) 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xáo trộn nền kinh tế, lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên khó lường hơn trước. Các hoạt động đầu tư, sản xuất của Tổng công ty Sông Đà trở thành hoạt động mang tính may rủi nhiều hơn, làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó đoán hơn. Sự may rủi làm cho Tổng công ty Sông Đà khi bỏ tiền vào đầu tư, xây dựng cũng phải dè chừng.
Tỷ giá hối đoái là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty, đặc biệt là những công ty có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu lớn. Tổng công ty Sông Đà phải thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu hàng hóa, máy móc thiết bị của nước ngoài với giá trị lớn. Vì vậy, một sự thay đổi nhỏ về tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà. Bởi từ thời điểm trúng thầu đến khi mua sắm trang thiết bị máy móc là khoảng thời gian khá dài là một vài tháng, do đó không thể lường trước được sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Hiện nay tỷ giá là 1 USD = 16.090 VND, giá trị của đồng ngoài tệ đã tăng lên, do đó nếu không đoán được sự tăng lên của đồng ngoại tệ thì Tổng công ty Sông Đà sẽ bị thiệt hại nặng nề. Đây là một chướng ngại lớn đối với Tổng công ty Sông Đà.
1.2.1.2. Các yếu tố công nghệ
Đối với tất cả các ngành đều đòi hỏi máy móc thiết bị kỹ thuật cao mới đảm bảo về chất lượng và số lướng sản phẩm, dịch vụ. Thực tế ở Việt Nam chưa có đủ trình độ, công nghệ kỹ thuật đáp ứng những loại máy móc thiết bị có tính công nghệ cao. Vì vậy mà phải luôn nhập ở các nước khác. Nhiều lúc do thiếu hiểu biết dẫn tới việc nhập những loại máy móc, kỹ thuật đã trở thành lạc hậu, gây lãng phí tiền của. Do đó, việc nhập khẩu đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Tổng công ty Sông Đà đã có đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật. Tuy nhiên đội ngũ đó chưa được đầu tư đúng mức, chưa được đào tạo lại thường xuyên để cập nhật những công nghệ mới nhất. Do đó vẫn có tình trạng nhập những máy móc cũ kỹ, đã không còn sử dụng nữa ở nước ngoài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà trên thị trường quốc tế. Trong thời gian tới Tổng công ty cần đặc biệt chú ý tới việc đào tạo cán bộ chuyên trách công nghệ.
1.2.1.3. Các yếu tố chính trị và pháp luật
Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định. Việt Nam đang tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư và kinh doanh. Sự ổn định về chính trị là nền tảng để tất cả các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, tự do buôn bán đều có lợi cho mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước bằng các văn bản pháp luật, các chế tài chính sách có liên quan để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Để quản lý tốt các hoạt động của nền kinh tế, Nhà nước quy định và công bố các chính sách cụ thể đối với từng thị trường, từng khu vực. Một số quy định của Nhà nước mà các doanh nghiệp phải tuân theo như: chính sách thuế, quy định về lao động, tiền lương, quy định xử lý chất thải… Những quy định đó cũng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Sông Đà , nó là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với Tổng công ty.
1.2.1.4. Các yếu tố văn hóa, xã hội, dân số
Sự biến động của các yếu tố văn hóa, xã hội cũng tác động mạnh tới hoạt động của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty cần hoạch định chiến lược, phân tích kịp thời những thay đổi này để có những căn cứ vững chắc và toàn diện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.1.5. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế
Việt Nam đang trên con đương hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và chủ động. Với chủ trường hòa nhập chứ không hòa tan, các doanh nghiệp cố gắng giữ lấy vị thế trên trường quốc tế. Tổng công ty Sông Đà cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế mở ra cho Tổng công ty Sông Đà nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh hơn, cơ hội học hỏi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế. Đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn mới khi cạnh tranh với những công ty cùng ngành của nước ngoài trong điều kiện nguồn lực có hạn.
1.2.2. Các nhân tố ngành
1.2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các công ty hiện không có trong ngành hay mới tham gia nhưng họ lại là các yếu tố làm giảm lợi nhuận của các công ty hiện có do họ dựa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được một phần thị trường. Do đó mỗi công ty phải tìm hiểu nắm bắt những công ty nào có khả năng là đối thủ tiềm ẩn để có biện pháp ứng phó kịp thời. Đối với ngành xây dựng các đối thủ tiềm ẩn muốn nhập ngành phải vượt qua nhiều rào cản khó khăn như: Vốn đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài nên quay vòng vốn chậm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển cho công nghệ hiện đại chiếm tỷ lệ cao,… Đó có thể là rào cản lớn để giảm đối thủ tiềm ẩn nhưng không có nghĩa là không có vì có được công nghệ hiện đại thông qua chuyển giao hiện nay tương đối dễ dàng, các kênh huy động vốn giúp giải quyết khó khăn về vốn trở nên dễ dàng hơn.
Việc Việt Nam ra nhập WTO, từ đây các công ty xây dựng trong nước cũng như nước ngoài sẽ được tự do hóa thương mại, thị trường sẽ được mở rộng tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty trong và ngoài nước mở rộng thị phần, đồng thời cũng có rất nhiều thách thức đối với sự sống còn của Tổng công ty. Mặc dù đã hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước nhưng áp lực từ phía đối thủ tiềm ẩn cũng rất cao. Các đối thủ này với tiềm lực kinh tế mạnh, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, khả năng cạnh tranh rất mạnh vì họ đã quen phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt ở các quốc gia công nghiệp phát triển. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì thị trường của các nước này sẽ là thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng cho các đối thủ đến từ các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước NICs. Do đó, mỗi công ty trong ngành xây dựng của Việt Nam nói chung và Tổng công ty Sông Đà nói riêng phải luôn nghiên cứu, tìm hiểu về các đối thủ tiềm ẩn trong thị trường, tìm ra các biện pháp khống chế các đối thủ này và nhất là không được tự hài lòng với những kết quả đã đạt được mà phải luôn phấn đấu tự đổi mới mình để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.2. Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế
Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe dọa làm giảm lợi nhuận của các công ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên sản phẩm của Tổng công ty Sông Đà là các công trình xây dựng( là chủ yếu ) mang tính đặc thù khá riêng biệt và ít có khả năng thay thế được. Do đó, sức ép từ sản phẩm thay thế với Tổng công ty là rất ít. Đó là một thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
1.2.2.3. Sức ép của ng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status