Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tại Chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tại Chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN NQD 3
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng 7
1.1.3.1. Phân theo thời gian 7
1.1.3.2. Phân theo hình thức cấp tín dụng 7
1.1.3.3. Phân theo cách tài trợ 10
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNVVN NQD 10
1.2.1. Các khái niệm và phân loại 10
1.2.1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.2.2. Đặc điểm của DNVVN NQD 11
1.2.3. Vai trò của DNVVN NQD trong nền kinh tế thị trường 17
1.2.4. Xu hướng phát triển của các DN NQD 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN NQD 24
1.3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng 25
1.3.1.1. Chiến lược khách hàng 25
1.3.1.2. Chính sánh lãi suất 26
1.3.1.3. Quy trình tín dụng 27
1.3.1.3. Chất lượng cán bộ tín dụng 30
1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng 31
1.3.2.1. Năng lực tài chính và đạo đức của khách hàng 31
1.3.2.2. Chất lượng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh 33
1.3.3. Các nhân tố khác 33
1.3.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội 33
1.3.3.2. Môi trường pháp luật 33
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN 35
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHCT HƯNG YÊN 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Hưng Yên 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các loại hình dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh NHCT Hưng Yên 36
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh NHCT Hưng Yên 36
2.1.2.2. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của Chi nhánhNgân hàng Công thương Hưng Yên 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 37
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng nghiệp vụ của NHCT Hưng Yên 39
2.1.4.1. Phòng kế toán 39
2.1.4.2. Phòng kinh doanh 40
2.1.4.3. Phòng nguồn vốn 40
2.1.4.4. Phòng tiền tệ, kho quỹ 41
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hưng Yên trong 3 năm qua 41
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn 41
2.1.4.2. Tình hình cho vay 43
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD CỦA NHCT HƯNG YÊN 45
2.2.1. Khái quát về các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 45
2.2.1.1. Tình hình kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây 45
2.2.1.2. Tình hình hoạt động của các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh 48
2.2.2. Cơ sở pháp lý về cho vay đối với DNVVN NQD 49
2.2.2.1. Các văn bản pháp lý quy định về cho vay đối với DNVVN NQD 49
2.2.2.2. Các điều kiện vay vốn 49
2.2.2.3. Nguyên tắc tín dụng chung 50
2.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với DN tại chi nhánh 51
2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD tại chi nhánh NHCT Hưng Yên 52
2.2.3.1. cách cho vay 52
2.2.3.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu khách hàng 52
2.2.3.3. Quy mô và cơ cấu cho vay 53
2.2.3.4. Quy mô và cơ cấu thu nợ 55
2.2.3.5. Quy mô và cơ cấu dư nợ 56
2.2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD của Chi nhánh NHCT Hưng Yên 58
2.2.4.1. Những thành tựu đạt được 58
2.2.4.2. Hạn chế 61
2.2.4.3. Nguyên nhân 62
2.2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng 62
2.2.4.3.2. Nguyên nhân khác 65
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN 68
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN 68
3.1.1. Tăng cường huy động vốn để mở rộng cho vay 68
3.1.2. Xây dựng chính sách phân loại khách hàng phù hợp 68
3.1.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 69
3.1.4. Đổi mới, cải tiến quy chế cho vay, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 71
3.1.5. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 73
3.1.6. Tăng cường công tác Marketing 74
3.1.7. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực 75
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 76
3.2.1. Đối với NHNN 76
3.2.2. Đối với NHCT Việt Nam 77
3.2.3. Đối với các cơ quan quản lý 77
3.2.3.1.Đối với cơ quan điều hành vĩ mô 77
3.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý của tỉnh 78
KẾT LUẬN 79
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ớng mà người cho vay dự tính và mong muốn.
Tuy nhiên, đối với các DNVVN NQD thì chính quy mô nhỏ chính là một nguyên nhân khiến cho các Ngân hàng e ngại khi cho vay. Do VCSH và tài sản thấp, năng lực tài chính chưa cao nên chưa tạo dựng được uy tín đối với Ngân hàng; đồng thời cũng chính do thời gian hoạt động chưa lâu, uy tín chưa cao nên các DNVVN NQD cũng khó có thể tìm được người đứng ra bảo lãnh cho khoản vay của mình. Vì vậy, việc khó tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng đối với các DNVVN NQD là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Yếu tố đạo đức khách hàng thể hiện ở việc lập các báo cáo tài chính khi DN muốn vay vốn Ngân hàng. Một thực tế đang diễn ra khá phổ biến là các DN lập báo cáo tài chính thiếu trung thực và tính minh bạch chưa cao, số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của DN nên đã gây ra tâm lý lo ngại cho Ngân hàng; nguyên nhân chủ yếu của tình hình này có thể do trình độ yếu kém về quản trị DN song cũng không ít trường hợp DN cố tình lập báo cáo tài chính không chính xác để trốn thuế và để được vay vốn.
Một nguyên nhân khác khiến cho Ngân hàng e ngại khi cho các DNVVN NQD vay vốn là do có hiện tượng một số DN "ma", hoạt động mang tính chất lừa đảo, thực tế cho thấy số DN đang hoạt động thấp hơn nhiều so với số đăng ký kinh doanh; một mặt do số DN đăng ký rồi nhưng chưa đi vào hoạt động, mặt khác, một số DN đăng ký rồi nhưng không hoạt động cũng không ít; chính điều này làm cho các Ngân hàng ngại cho vay đối với các DN thuộc khu vực này.
1.3.2.2. Chất lượng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh
Khi khách hàng nộp hồ sơ vay vốn, Ngân hàng phải kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của dự án; đây là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng khi nghiên cứu để đưa ra quyết định có cho vay không.
Một dự án phải có tính khả thi thì mới được Ngân hàng chấp nhận cho vay; song các DNVVN NQD thường có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nên Ngân hàng rất e ngại khi cho DNVVN NQD vay vốn.
Mặt khác, đa số các DNVVN NQD thiếu kinh nghiệm lập dự án, phương án sản xuất - kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục. Muốn vay vốn thì DN phải lập được dự án đầu tư có tính khả thi nhưng việc xây dựng dự án khả thi đối với nhiều DNVVN NQD là một việc không phải dễ, trong khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ DN lại chưa phát triển nên có trường hợp DN có dự án khả thi song do không lập được dự án thuyết phục nên không vay được Ngân hàng.
1.3.3. Các nhân tố khác
1.3.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđọng kinh doanh của DN như: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá... Một môi trường kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng; khi đó các DN sẽ có nhiều cơ hội đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nhu cầu vay vốn Ngân hàng sẽ tăng lên, Ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng.
Mặt khác, một môi trường kinh tế bất ổn thì DN sẽ e ngại và thận trọng khi đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, các cơ hội đầu tư sẽ ít đi và trở lên mạo hiểm hơn, nhiều rủi ro hơn, vì vậy DN cũng không muốn vay và Ngân hàng thì không muốn cho vay, việc mở rộng tín dụng là một việc rất khó.
1.3.3.2. Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật là tổng thể các cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các DNVVN, DNNQD và hoạt động tín dụng của các TCTD đối với DNVVN, DNNQD. Các quy định như: cơ chế bảo đảm tiền vay; các quy định về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm; các định điều chỉnh về việc đăng ký giao dịch nhà đất để làm thủ tục thế chấp nhà, đất trong quan hệ tín dụng; các quy định về thế chấp, bảo lãnh; quyết định nhằm tổ chức, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN...còn nhiều bất cập, thời gian làm thủ tục kéo dài gây khó khăn cho các DN khi vay vốn Ngân hàng. Tuy trong thời gian qua Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiuề chương trình hỗ trợ cho DNVVN, DNNQD, trong đó có sự hỗ trợ về việc giải quyết nhu cầu vốn cho các DN song hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên thiếu tính ổn định, còn nhiều điểm chồng chéo giữa các quy định. Chính những điểm này đã dẫn tới hệ quả là việc thực hiện cũng rất chậm chạp, gây khó khăn cho việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng của các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN NQD.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự hạn chế trong cho vay đối với DNVVN NQD đó là do những vướng mắc trong đăng ký giao dịch bảo đảm (GDBĐ). Trong hoạt động của TCTD, các GDBĐ luôn gắn liền với hoạt động tín dụng; đây là một biện pháp bảo đảm tiền vay góp phần bảo đảm an toàn và khả năng thu hồi vốn vay của TCTD, hạn chế rủi ro xảy ra. Bởi vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến GDBĐ và đăng ký GDBĐ có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối toàn bộ các GDBĐ. Tuy nhiên, theo Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ thì hiệu lực của việc đăng ký có giá trị 5 năm kể từ ngày đăng ký (trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hay yêu cầu đăng ký gia hạn), song trên thực tế có những hợp đồng có thời hạn vay vốn trên 5 năm, khi đó sẽ phát sinh các GDBĐ với thời hạn hiệu lực trên 5 năm để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng (HĐTD). Sau 5 năm kể từ ngày GDBĐ có hiệu lực, trong khi HĐTD vẫn còn hiệu lực thì GDBĐ đã hết thời hạn hiệu lực, khi đó các TCTD và khách hàng cần gia hạn thòi hạn hiệu lực của GDBĐ; tuy nhiên, chưa có văn bản nào hướng dẫn thời hạn hiệu lực của các GDBĐ liên quan đến thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; điều này làm cho các TCTD lẫn cơ quan đăng ký GDBĐ rất lúng túng, không biết thực hiện việc gia hạn hiệu lực của GDBĐ; vì vậy làm cho hoạt động tín dụng đối với DNVVN NQD rất khó khăn.
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHCT HƯNG YÊN
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Hưng Yên
Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam. Trước năm 1988, Ngân hàng Công thương Hưng Yên có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên.
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, năm 1988 với NĐ 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bộ máy tổ chức của NHNN Việt Nam, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ mô hình Ngân hàng một cấp sang mô hình hai cấp. Vào tháng 8 năm 1988, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên đã được chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng đa năng, với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Công thương thị xã Hưng Yên, trực thuộc Ngân hàng Công thương Hải Hưng.
Đến ngày 01/01/1997, khi tỉnh Hưng Yên được tái lập, Ngân hàng Công thương thị xã Hưng Yên được nâng cấp thành chi nhánh Ngân hàng Công thương Hưng Yên, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc; lúc này, cả chi nhánh mới có 24 người, với nguồn vốn khoảng 15 tỷ đồng và dư nợ cho vay các thành ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status