Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về vấn đề tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. 3
I. Bản chất và vai trò của tiêu thụ sản phẩmbánh kẹo ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 3
1. Bản chất hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 3
2. Vai trò hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 4
II. Nội dung hoạt động tiêu thụ hàng hoá ở các doanh nghiệp bánh kẹo. 6
1. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ bánh kẹo. 6
2. Tạo nguồn hàng 9
3. Các hoạt động dịch vụ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm 11
4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bánh kẹo 12
III. Thị trường tiêu thụ bánh kẹo tại Việt nam và các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ bánh kẹo của các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam 14
1. Khái quát về thị trường bánh kẹo tại Việt Nam 14
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ bánh kẹo tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam. 16
2.1 Nhân tố khách quan 16
2.2 Nhân tố chủ quan 18
Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 20
I. Khái quát về nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 20
1. Lịch sử hình thành và phát triển 20
2. Nhiệm vụ của nhà máy 21
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của nhà máy. 21
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm gần đây. 25
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 28
1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 28
2. Công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 30
3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm. 35
4. Tình hình tổ chức quản lý các kênh tiêu thụ của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. 37
5. Các hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy tiêu thụ bánh kẹo tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữunghị 40
Tên sản phẩm 41
III. Đánh giá thực trạng tiêu thụ bánh kẹo tại Nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong 3 năm. 41
1. Những kết quả đạt được 41
2. Thành tựu đạt được: 44
3. những tồn tại và nguyên nhân 46
3.1. Nguyên nhân chủ quan: 46
3.2. Nguyên nhan khách quan: 47
Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị 48
I. Định hướng và mục tiêu phát triển của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị 48
1. Định hướng: 48
II. một số giải pháp chủ yếuthúc đẩy tiêu thụ bánh kẹo tai nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị 50
1. Giải pháp về thị trường 50
2. Giải pháp về mặt hàng kinh doanh 52
3. Giải pháp về phân phối tiêu thụ sản phẩm 52
4. Giải pháp về các hoạt động giao tiếp khuyếch trương 53
5. Giải pháp về chíng sách giá cả của nhà máy trong thời gian tới 54
6. Giải pháp về giây chuyền công nghệ 54
7. Giải pháp về vốn 55
8. Giải pháp về nhân lực : 55
9. Dự báo nhu cầu thị trường 57
III. đề xuất và kiến nghị: 57
Kết luận 59
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng. Bên cạnh đó nhà máy đầu tư mua 4 trục lăn cuả Italia có thể tạo hình đồng thời nhiều loại hoa văn khác nhau. Có thể nói các sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Sản phẩm của nhà máy đã có mặt ở hầu hêt các tỉnh trong cả nước và một số thị trường nước ngoài: Hà Lan, Pháp, Nhật...Trong thời gian tới tiếp tục mở rộng thị trường sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc.
2. Nhiệm vụ của nhà máy
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là đơn vị sản xuất của Công ty thực phẩm miền Bắc nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đều phải theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. Tuy nhiên trong 3 năm gần đây để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường nhà máy được công ty cho phép hạch toán độc lập, có thể nói nhà máy như một công ty con của tổng Công ty thực phẩm miền bắc. Do đó nhà máy có nhiệm vụ tổ chức tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước nhằm thoả mãn tốt nhất cho nhu cầu của thị trường từ đó giúp nhà máy tìm kiếm được lợi nhuận
Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay khi mà cạnh tranh vô cùng khốc liệt buộc các doanh nghiệp nói chung và nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị nói riêng phải xuất phát từ nhiệm vụ chung là sản xuất các sản phẩm bánh kẹo, kem xốp, lương khô, các sản phẩm khác mang thương hiệu Hữu Nghị để cung cấp cho thị trường thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh của nhà máy.
Bất kỳ một tổ chức hay đơn vị nào đều phải có được một cơ cấu tổ chức quản lý cho phù hợp. Khi đó nó sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp để hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy được bố trí như sau:
*Ban giám đốc: gồm 5 người, trong đó có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực riêng.
- Giám đốc nhà máy: cũng chính là giám đốc công ty thực phẩm miền bắc, là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ mọi hoạt động của công ty cũng như của nhà máy. Là người tổ chức điều hành, hoạch định các chiến lược kinh doanh của nhà máy, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy được diễn ra một cách ổn định.
- 4 phó giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: chuyên phụ trách các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra, tìm nguồn hàng và lên kế hoạch lập kênh tiêu thụ.
Phó giám đốc phụ trách tổ chức lao động: là người phụ trách các vấn đề về tổ chức quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và tổ chức ký kết các hợp đồng lao động với người lao động.
Phó giám đốc phụ trách tài chính kế toán: là người phụ trách các hoạt động tài chính kế toán của nhà máy.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giám sát các hoạt động sản xuất, những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới. Chịu trách nhiệm trước giám sát về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, kế hoạch sản xuất, định mức tiêu hao nguyên liệu.
* Các phòng ban
- Phòng kế hoạch vật tư: có chức năng nghiên cứu chi tiết các kế hoạch về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng các kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
- Phòng tài chính kế toán: chức năng cơ bản là viết và thu thập các hoá đơn, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh lập bảng cân đối kế toán, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tính toán trích nộp đúng đủ các khoản NSNN.
- Phòng thị trường: chức năng cơ bản là tìm kiếm thị trường tiêu thụ phân phối sản phẩm theo các kênh đã có, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế các sản phẩm, thiết kế các hình thức quảng cáo tiếp thị chiết khấu nhằm hỗ trợ công tác bán hàng.
- Phòng kỹ thuật: kết hợp với phòng thị trường để nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại bánh kẹo để dự tính kế hoạch sản xuất, nhu cầu đầu vào từ đó có kế hoạch mua vật tư. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phòng KCS: là phòng được tách ra từ phòng kỹ thuật, có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất, kiểm tra trọng lượng sản phẩm bao bì, kiểm tra theo ISO 9001.
- Phòng tổ chức hành chính: nhiệm vụ là tính toán lương thưởng cho các cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, giám sát tình hình lao động, phụ trách về an toàn lao động.
* Ngoài ra nhà máy còn có ban cơ điện phụ trách về các vấn đề điện, máy móc, thiết bị văn phòng, đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục.
Tóm lại nhà máy có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban chuyên môn. Đây là điểm thuận lợi cho việc điều hành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Tổng Giám Đốc
PGĐ
phụ trách KD
PGĐ
phụ trách TC- LĐ
PGĐ
phụ trách TCKT
PGĐ
phụ trách kỹ thuật
Phòng
KHVT
Phòng
TC KT
Phòng
TT
Phòng
KT
Phòng
KCS
Phòng
TCHC
Phân xưởng
Bánh quy
Phân xưởng
kem xốp
Phân xưởng
Lương khô
Phân xưởng: bánh ngọt,
trung thu, mứt tết
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm gần đây.
Với một doanh nghiệp bất kỳ khi nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta sẽ biết được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp trẻ nhưng kết quả kinh doanh ba năm gần đây tương đối tốt. Điều này thể hiện ở biểu 1.
Biểu 1: Kết quả kinh doanh của nhà máy qua 3 năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
So sánh(%)
2003
2004
2005
04/ 03
05/ 04
BQ
1.Tổng doanh thu
trđ
29928.6
42650
505002
142.4
118.4
129.9
2.Tổng chi phí
trđ
29728.2
42284.73
50024.424
142.24
118.3
129.7
3.Lợi nhuận
trđ
200.4
365.27
475.776
182.2
130.2
154.08
4.Tổng khối lượng sản xuất
tấn
2360.94
3637.92
4221.63
154.1
116
133.7
5.Tổng khối lượng tiêu thụ
tấn
1973.4
3000.2
3660.2
152
122
136.2
6.Thu nhập bình quân/1 người
1000đ
700
850
950
121.4
111.7
116.5
(Phòng tài chính kế toán)
Để hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị ta đi sâu vào phân tích kết quả mà nhà máy đã đạt được trong những năm gần đây.
Về số lượng.
Sản lượng bán ra được xác định dựa trên khối lượng tiêu thụ kỳ trước và khối lượng sản xuất kỳ này. Tuy nhiên khi đặt ra kế hoạnh tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, nhà máy không thể lường trước các khả năng ảnh hưởng tới việc bán hàng của xí nghiệp. Do vậy mà các kế hoạch đề ra khó hoàn thành được như mong muốn.
Biểu 2: Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của nha máy từ
năm 2003-2005.
Đơn vị: tấn
Tên Sản phẩm
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
%HTKH
KH
TH
% HTKH
KH
TH
%HTKH
1.Bánh gói ODP
1250
1099.5
87.96
2210
1814.2
82.1
2405
2196.5
91.3
2.Bánh hộp giấy
35
24.7
70.57
72
59.73
83
75
70.8
94.4
3.Bánh hộp sắt
10
5.2
52
20
18.95
94.8
23.5
22.32
95
4.Kẹo các loại
38.5
24.57
63.82
70
68.92
98.5
80
75.2
94
5.Lương khô
702
557.58
79.43
840
709.3
84.4
1000
872.4
87.2
6.Kem xốp
17.5
12.85
73.83
32...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status