Một số vấn đề về vốn tại Chi nhánh thương mại và xây dựng - Công ty cổ phần xây dựng số 18. Thực trạng và giải pháp - pdf 23

Download miễn phí Khóa luận Một số vấn đề về vốn tại Chi nhánh thương mại và xây dựng - Công ty cổ phần xây dựng số 18. Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN 3
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VỐN KINH DOANH. 3
1. Khái niệm về vốn. 3
2. Các đặc trưng cơ bản của vốn: 5
3. Phân loại vốn 5
3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành. 6
3.2 Phân loại vốn theo cách chu chuyển. 8
II. NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1. Theo mối quan hệ sở hữu về vốn ( theo nguồn hình thành). 9
2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn 10
3. Theo phạm vi huy động vốn 11
III. CHI PHÍ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 12
1. Khái niệm về chi phí vốn. 12
2. Chi phí của các nguồn vốn cụ thể 12
IV. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 14
1.Quản lý và sử dụng vốn cố định 14
2. Quản lý và sử dụng Vốn lưu động 15
V. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 16
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 16
2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 17
2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD 17
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 18
2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn. 20
3.1. Các nhân tố khách quan 20
3.2. Các nhân tố chủ quan 21
 
 
PHẦN II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SỐ 18 23
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI NHÁNH 23
1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Thương mại và xây dựng Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18. 25
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh 25
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua: 27
II/. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CHI NHÁNH. 30
1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng vốn. 30
1.1. Cơ cấu vốn hiện hành của chi nhánh 30
1.2 Tình hình phân bổ vốn của Chi nhánh. 31
1.3. Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh 35
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong Chi nhánh 40
2.1.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua. 40
2.2. Quản lý và sử dụng Vốn lưu động 43
3. Hiệu quả sử dụng vốn trong Chi nhánh 50
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua. 50
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Chi nhánh 54
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CHI NHÁNH 64
1./. Kết quả đạt được 64
2./. Hạn chế và nguyên nhân. 66
 
 
 
 
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 18 69
I./ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TRONG THỜI GIAN TỚI. 69
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CHI NHÁNH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 18. 70
1. Tăng cường huy động vốn cho Chi nhánh. 70
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 72
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 74
3.1. Tổ chức thu hồi công nợ: 75
3.2.Về thành phẩm tồn kho: 77
3.3. Quản lý vốn bằng tiền 78
IV. CÁC KIẾN NGHỊ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC THI BIỆN PHÁP: 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 82
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


au. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thì chắc chắn tình trạng công nợ sẽ thấp, những người cho vay sẽ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay do đó khả năng vay nợ của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
Cùng với việc xem xét đặc điểm vốn kinh doanh, chúng ta cần đi sâu xem xét nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh vì đây là một cặp phạm trù luôn đi đôi với nhau. Qua đó chúng ta sẽ đánh giá được khả năng tự tài trợ là tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như những khó khăn mà Chi nhánh phải đương đầu. Trên cơ sở phân tích đặc điểm cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, chúng ta có thể đưa ra một cách bố trí cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh hay góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc bố trí cơ cấu vốn của Chi nhánh hiện nay.
Bảng 4: Sự biến động của nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
A. Nợ phải trả
5.672.596
8.789.752
11.492.635
3.117.156
1,5495
2.702.883
1,3075
I. Nợ ngắn hạn
4.870.962
7.291.164
11.009.101
2.420.202
1,4969
3.717.937
1,5099
II. Nợ dài hạn
113.234
183.913
409.184
70.679
1,6242
225.270
2,2249
III. Nợ khác
688.400
1.314.675
74.350
626.275
1,9098
1.240.325
0,0566
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
725.783
840.366
1.122.819
114.583
1,1579
282.453
1,3361
I. Nguồn vốn, quỹ
692.767
763.705
1.044.378
70.938
1,1024
280.673
1,3675
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
33.016
76.661
78.441
43.645
2,3219
1.780
1,0232
Tổng cộng nguồn vốn
6.398.379
9.630.118
12.615.454
3.231.739
1,5051
2.985.336
1,31
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Nhìn tổng quát qua bảng trên cho ta thấy, tổng cộng nguồn vốn tăng liên tục qua các năm, mặc dù tốc độ tăng giữa các năm không bằng nhau. Năm 2003 tổng cộng nguồn vốn là 6.398.379 nghìn đồng, sang năm 2004 số nguồn vốn này đã tăng 3.231.739 nghìn đồng, tăng 50,51% so với năm 2003. Nguyên nhân chính của sự tăng này là do nợ ngắn hạn Chi nhánh tăng. Sang năm 2005 thì tổng cộng nguồn vốn là 12.615.454 nghìn đồng, tăng 31% so với 2004. Tốc độ gia tăng nguồn vốn nhỏ hơn năm 2004 nguyên nhân chính là do Chi nhánh đã giảm các khoản nợ, thanh toán nợ dài hạn, nợ bạn hàng và thanh toán lương cho công nhân viên.
Về cơ cấu của nguồn vốn:
Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm.
(Đơn vị: 1000đ )
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua các biểu đồ trên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2003 nợ của Chi nhánh là 5.672.596 nghìn đồng, chiếm 89% tổng cộng nguồn vốn. Trong số này chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, chiếm tới 85,87% so với tổng số nợ của Chi nhánh. Đến năm 2004 tỷ trọng nợ của Chi nhánh là 91% so với tổng nguồn vốn, số nợ này đã tăng lên so với năm trước là 3.117.156 nghìn đồng, tăng 54,59%. Trong khoản nợ này thì nợ ngắn hạn chiếm tới 82,95%, tuy có giảm chút ít nhưng không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng quá cao. Năm 2005 tổng số nợ của Chi nhánh là 11.492.635 nghìn đồng chiếm 91,10% tổng nguồn vốn.
* Về chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong 3 năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh biến động không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh năm 2003 là 725.783 nghìn đồng, chiếm 11% so với tổng nguồn vốn thì đến năm 2004 con số này là 840.366 nghìn đồng nhưng chỉ chiếm 9%. Sang năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng 282.453 nghìn đồng so với 2004 nhưng tỷ trọng của nó vẫn chỉ chiếm 9% so với tổng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự tài trợ của Chi nhánh. Đây là một điểm yếu cần khắc phụ sớm. Để thấy rõ hơn điều này ta phân tích tình hình công nợ của Chi nhánh qua bảng số liệu sau.
Bảng 5: Phân tích tình hình công nợ Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1. Tổng cộng nguồn vốn
6.398.379
9.630.118
12.615.454
3.231.739
1,5051
2.985.336
1,3100
2. Nợ phải trả
5.672.596
8.789.752
11.492.635
3.117.156
1,5495
2.702.883
1,3075
3. Nguồn vốn chủ sở hữu
725.783
840.366
1.122.819
114.583
1,1579
282.453
1,3361
Hệ số tự tài trợ (3/1)
0.113
0.087
0.089
-0.026
0,7693
0.002
1,0199
Hệ số công nợ (2/1)
0.887
0.913
0.911
0.026
1,0295
-0.002
0,9981
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Hệ số tự tài trợ liên tục giảm qua các năm và nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số công nợ thể hiện khả năng độc lập về tài chính của Chi nhánh rất kém đặc biệt trong các năm 2003 và 2004. Năm 2003 hệ số tự tài trợ của Chi nhánh là 0,113 thì sang năm 2004 con số này chỉ còn 0,087, đã giảm đi 23,07 %. Trong khi đó hệ số công nợ năm 2003 là 0,887 và năm 2004 là 0,913. Sang năm 2005 hệ số tự tài trợ có tăng lên chút ít nhưng không đáng kể và vẫn thấp hơn nhiều so với hệ số công nợ.
Trong chỉ tiêu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Ta hãy phân tích kỹ hơn về khoản nợ ngắn hạn qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Phân tích Nợ ngắn hạn Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
I. Nợ ngắn hạn
4.870.962
100%
7.291.164
100 %
11.009.101
100 %
1. Vay ngắn hạn
2.395.077
49,17%
2.794.577
38,33%
7.534.965
68,44%
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
0,00%
0,00%
0,00%
3. Phải trả cho người bán
1.677.665
34,44%
3.176.566
43,57%
49.627
0,45%
4. Người mua trả tiền trước
568.521
11,67%
674.931
9,26%
3.130.327
28,43%
5. Thuế và các khoản phải nộp
49.760
1,02%
114.637
1,57%
105.131
0,95%
6. Phải trả công nhân viên
120.484
2,47%
131.472
1,80%
17.070
0,16%
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
38.155
0,78%
105.445
1,45%
113.410
1,03%
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
21.300
0,44%
293.536
4,03%
58.571
0,53%
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Từ số liệu trên ta thấy:
Nợ ngắn hạn liên tục tăng trong 3 năm qua nguyên nhân chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2003, giá trị khoản vay ngắn hạn của Chi nhánh là 2.395.077 nghìn đồng chiếm 49,17% tổng nợ ngắn hạn thì đến năm 2005 con số này là 7.534.965 nghìn đồng, chiếm 68,44%. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh nếu Chi nhánh không có phương án ứng phó thì sẽ mất uy tín trên thị trường. Về khoản nợ Nhà nước của Chi nhánh đầu năm 2003 là 49.760 nghìn đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên 114.637 nghìn đồng và năm 2005 có giảm đi chút ít, còn 105.131 nghìn đồng.
Xét về khoản nợ công nhân viên. Cuối năm 2003 Chi nhánh nợ công nhân viên là 120.484 nghìn đồng, chiếm 2,47% tổng nợ thì đến năm 2004 khoản nợ này tăng 2,04 lần so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,02% so tổng nợ, sang năm 2005 khoản nợ công nhân của Chi nhánh vẫn tăng 31,65% so với năm 2004 và chiếm 0,6% so với tổng nợ. Mặc dù tỷ trọng đã giảm nhưng khoản nợ công nhân viên vẫn tăng điều đó cho thấy Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa tới các khoản thanh toán cho công nhân viên để góp phần khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc, tăng năng xuất lao động.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong Chi nhánh
Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là các quan hệ tiền tệ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status