Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch - pdf 23

Download miễn phí luận văn Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 3
CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
MỞ ĐẦU 5
1. Xuất xứ của dự án. 5
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường. 5
3. Tổ chức thực hiện ĐTM . 6
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
Chương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
1.1. Cơ quan chủ dự án. 8
1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch 8
1.3. Vị trí địa lý của dự án. 9
1.4. Mục tiêu của Dự án. 9
1.5. Quy mô đầu tư dự án. 9
1.6. Các hạng mục công trình chính của dự án. 13
1.7. Danh mục thiết bị và máy móc. 15
1.8. Danh mục trang thiết bị phục vụ làm việc. 15
1.9. Chi phí cho dự án. 15
1.10. Quy trình sản xuất. 16
1.11. Tiến độ triển khai dự án. 19
1.12. Bố trí nhân lực và bộ máy. 20
1.13. Đánh giá chung. 20
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN 22
2.1. Điều kiện tự nhiên. 22
2.2. Hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án. 24
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án. 26
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 32
3.1. Nguồn gây tác động. 32
3.1.1. Nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng. 32
3.1.2. Nguồn gây tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động. 33
3.2. Đánh giá tác động môi trường. 35
3.2.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng. 35
3.2.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn Nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động. 40
3.2.3. Đánh giá tác động của dự án trong giai đoạn đóng cửa bãi rác. 49
3.2.4. Dự báo rủi ro, sự cố do dự án gây ra. 49
3.3. Đánh giá về phương pháp sử dụng. 50
3.4. Diễn biến tổng hợp môi trường khi dự án thực hiện. 50
Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 52
4.1. Giảm thiểu tác động đến người dân do công tác giải toả mặt bằng. 52
4.2. Thiết kế và xây dựng các công trình đảm bảo kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 52
4.3. Khống chế tác động do quá trình thi công xây dựng dự án. 53
4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn, khí thải). 53
4.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải 54
4.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân. 54
4.3.4. Các giải pháp phòng chống sự cố môi trường. 54
4.4. Khống chế tác động khi dự án đi vào hoạt động. 55
4.4.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí 55
4.4.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. 57
4.4.3. Các giải pháp về an toàn lao động. 60
4.4.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố. 61
4.4.5. Xây dựng các tiêu chuẩn về quản lý và sản xuất tại nhà máy, bãi chôn lấp. 62
4.4.6. Các biện pháp hỗ trợ. 62
Chương 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 63
5.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu. 63
5.2. Cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 63
5.3. Thời gian hoàn thành các công trình xử lý. 64
Chương 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 65
Chương 7: KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 67
Chương 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 68
Chương 9: NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 70
Chương 10: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 72
10.1. Kết luận. 72
10.2. Kiến nghị 72
PHỤ LỤC 74


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Trong đó sự phát triển không ngừng của nhiều lĩnh vựa cũng góp phần phát triển chung cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa là sự phát sinh ngày càng nhiều rác thải đến mức bùng nổ. Đây là một vấn đề làm biến đổi sinh thái chung của toàn cầu gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của chúng ta. Vệ sinh môi trường đang là vấn đề quan tâm ở các đô thị trong cả nước. Ảnh hưởng của rác thải và nước thải đến môi trường đô thị ngày càng rõ nét ở mọi nơi.
Theo Nghị quyết số 41 của Bộ chính trị về Bảo vệ môi trường thì bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế của cả nước. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và của từng địa phương. “Thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp bằng các phương pháp thích hợp, trong đó có ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế rác thải, hạn chế tối đa khối lượng chôn lấp, nhất là đối với các đô thị thiếu mặt bằng làm bãi chôn lấp ”.
Để Thị trấn Măng Đen thuộc địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum trở thành một khu du lịch, nghỉ mát lí tưởng trong tương lai, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước, để tránh tình trạng ô nhiễm trong tương lai, đáp ứng cho thị trường du lịch và hòa chung với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho người dân lao động tại địa phương, có nguồn thu nhập ổn định, tránh tình trạng đốt phá rừng cũng như đóng góp ngân sách và góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường đã quyết định xây dựng dự án “Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch” tại thôn Kon Năng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường nhằm hoàn thiện hồ sơ cho Dự án, Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Cường đã phối hợp với cơ quan tư vấn là Trung tâm Bảo vệ Môi trường Đà Nẵng thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho “Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân vi sinh – trồng rau sạch”. Đây là cơ sở để tiến hành xem xét những tác động đến môi trường từ việc xây dựng nhà máy xử lý rác, đồng thời nhằm thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường nước ta và Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

40ERdWHs4thW9vd
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status