Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu 4
Chương 1.Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 6
1.1. Tổng quan về lữ hành và kinh doanh lữ hành 6
1.1.1. Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành 6
1.1.2. Các loại hình kinh doanh lữ hành 6
1.2. Doanh nghiệp lữ hành 7
1.2.1. Định nghĩa doanh nghiệp lữ hành 7
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp lữ hành 8
1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành 8
1.2.4. Phân loại doanh nghiệp lữ hành 9
1.2.5. Hệ thống sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 10
1.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành 11
1.3.1. Hiệu quả và hiệu quả kinh doanh 11
1.3.2. Hiệu quả kinh doanh lữ hành 12
1.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành 16
1.3.4.Giải pháp định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành 26
Chương 2.Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28
2.1.1. Sơ lược quát trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 29
2.1.3. Nguồn vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 30
2.1.4. Môi trường và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 31
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty Du lịch và Thương mại Hồng Phát 35
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành trong 3 năm 2003, 2004, 2005 của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 35
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 39
2.2.3. Các biện pháp mà Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát sử dụng để phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành 44
2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 46
2.4.Kết luận về hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 47
Chương 3.Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 49
3.1. Thị trường du lịch Việt Nam những năm gần đây 49
3.1.1. Thị trường du lịch Việt Nam 49
3.1.2. Thị trường du lịch Hà Nội 51
3.2. Các chiến lược, kế hoạch kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát trong giai đoạn tới 52
3.2.1. Chiến lược kinh doanh ngắn hạn 52
3.2.2. Chiến lược kinh doanh dài hạn 54
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát 54
3.3.1. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý
55
3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 56
3.3.3. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 57
3.3.4. Giải pháp về vốn 58
3.3.5. Xây dựng một chính sách thị trường phù hợp 58
3.3.5. Áp dụng chính sách marketing hỗn hợp một cách linh hoạt 59
3.4. Một số kiến nghị 64
Kết luận 66
Tài Liệu Tham Khảo 67
LỜI NÓI ĐẦU
Được mệnh danh là "Ngành CN không khói", ngành du lịch đang đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế không chỉ nước ta mà còn của rất nhiều nước trên thế giới. Với chủ trương "VN muốn làm bạn với tất cả các dân tộc, các quốc gia", định hướng phát triển của Đảng và nhà nước trong giai đoạn sắp tới khẳng định "phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử". Đây là cơ sở cho ngành du lịch phát triển làm đòn bẩy phát triển kinh tế các vùng miền trong cả nước.
Đón nhận thời cơ phát triển nhiều cá nhân đã bỏ vốn đầu tư xây dựng doanh nghiệp kinh doanh trong đó có kinh doanh lữ hành. Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát là một trong số đó. Hồng Phát mang đặc trưng của nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại vừa và nhỏ của VN hiện nay: như lượng vốn nhỏ, số lượng nhân viên ít, hệ thống quản lý đơn giản. Nhưng không thể phủ nhận vai trò của chúng đối với sự phát triển ngành du lịch.
Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy nghiên cứu và tìm ra lời giải cho bài toán nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết và cần thực hiện thường xuyên liên tục.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát, em nhận thấy rằng Hồng Phát luôn tìm cách phát triển kinh doanh lữ hành sao cho tốt hơn. Vì vậy em đã chọn đề tài " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát". Mục đích nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành để công ty có thể nghiên cứu và sử dụng.
Phương pháp nghiên cứu : luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh áp dụng lý thuyết vào thực tế song vẫn đảm bảo tính logic.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành.
Chương 2.Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát.
Chương 3. Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát.
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi có thiếu sót, em rất mong có được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để có cơ hội bổ xung kiến thức nhằm rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Qua đây em xin gửi lời Thank sâu sắc tới Tiến sĩ Vũ Đức Minh, Tiến Sĩ Nguyễn Nguyên Hồng đã góp ý sửa chữa và các anh chị ở Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Hồng Phát đã cung cấp thông tin để em có thể hoàn thành luận văn tốt đẹp.


Chương I .
Cễ SễÛ LÍ LUAÄN VEÀ KINH DOANH Lệế HAỉNH
VAỉ NAÂNG CAO HIEÄU QUAÛ KINH DOANH Lệế HAỉNH

1.1 Tổng quan về lữ hành và kinh doanh lữ hành
1.1.1. Khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành
1.1.1.1. Khái niệm lữ hành
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động lữ hành và để phân biệt chúng với du lịch, chúng ta có thể hiểu theo hai cách dưới đây.
Theo nghĩa rộng: lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Theo cách hiểu này thì hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch.
Theo nghĩa hẹp: lữ hành bao gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, tức trong hoạt động du lịch bao gồm cả những hoạt động lữ hành.
1.1.1.2. Kinh doanh lữ hành
Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDL quy chế quản lý lữ hành ngày 29/04/1995) thì:
“Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành”
Kinh doanh đại lý lữ hành: là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi cư trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp các thông tin du lịch, tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng.
1.1.2. Các loại hình kinh doanh lữ hành


YVDOI2SSdofIs4S
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status