Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Cầu Giấy - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Cầu Giấy

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại (NHTM) có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Đối với các NHTM Việt Nam, cho vay là hoạt động cơ bản nhất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu (từ 7585%) nhưng đồng thời cũng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất. Do vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay vừa là mục tiêu, vừa là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, quá trình thẩm định, quyết định cho vay tại mỗi ngân hàng luôn được tiến hành theo một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt, có tính khoa học cao, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ tín dụng (CBTD) và cán bộ có thẩm quyền tại ngân hàng. Trong đó, công tác thẩm định tình hình tài chính của khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay, từ đó làm lành mạnh hoá các món cho vay, giảm thiểu rủi ro và thất thoát cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của khách hàng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Tại các NHTM Việt Nam hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp (TCDN) vẫn còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ dẫn đến hiệu quả cho vay chưa cao (tỷ lệ nợ quá hạn còn cao). Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra những tồn tại và kiến nghị những giải pháp hữu ích cho công tác phân tích TCDN tại các NHTM luôn thu hút được sự chú ý của mọi đối tượng quan tâm đến ngân hàng và hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong xu thế chung đó, qua thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) Cầu Giấy và được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Quang, em đã lựa chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦU GIẤY” nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phân tích TCDN tại Chi nhánh để từ đó đưa ra một số giải pháp để góp phần vào việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính của khách hàng tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy, tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh an toàn cho ngân hàng và đạt được mục tiêu “phát triển – an toàn – hiệu quả”.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy.
Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của người đọc để có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết này.



MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Chương I. Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 3
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.2. Rủi ro tín dụng và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 4
1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 6
1.2.1. Nhân tố chủ quan 7
1.2.2. Nhân tố khách quan 7
1.3. Phương pháp và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 8
1.3.1. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 8
1.3.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 9
1.4. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 12
1.4.1. Bảng cân đối kế toán 13
1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 15
1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 17
1.4.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 18
1.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 18
1.5.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 18
1.5.2. Phân tích các tỷ số tài chính 27
Chương II. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 36
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 36
2.1.3. Tình hình hoạt động chung của chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 39
2.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 45
2.2.1. Thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 45
2.2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính 47
2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá tình hình tài chính 50
2.3. Nhận xét về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 67
2.3.1. Ưu điểm 67
2.3.2. Hạn chế 68
Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 72
3.1. Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ngắn hạn 72
3.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin 72
3.1.2. Nâng cao chất lượng phân tích và xử lý thông tin đối với khoản vay ngắn hạn 76
3.1.3. Hiện đại hoá trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phân tích tài chính doanh nghiệp 82
3.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 82
3.2. Một số kiến nghị 84
3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 84
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 85
3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 86
3.2.4. Kiến nghị với doanh nghiệp 87
Kết luận 88

Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT Cầu Giấy trong những năm vừa qua (phân theo kì hạn) hình 2.2.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCT Cầu Giấy liên tục tăng qua các năm, năm 2004 tăng 3,86% (tăng 49.411 triệu đồng) so với năm 2003, năm 2005 tăng 24,37% (tăng 324.266 triệu đồng) so với năm 2004. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh rất lớn và không ngừng tăng, chiếm thị phần và uy tín ngày càng lớn trên địa bàn Hà Nội.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động thì tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn (45,12%- năm 2005, tăng 3,45% so với năm 2004), trong đó tiền gửi tiết kiệm đặc biệt là tiết kiệm trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (năm 2005, tiền gửi tiết kiệm chiếm 36,73% trong tổng nguồn vốn huy động) vì lãi suất của nguồn tiền này rất hấp dẫn khách hàng là những người gửi tiền để hưởng lãi. Bên cạnh việc huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm, chi nhánh cũng đã tập trung huy động nguồn tiền từ dân cư thông qua phát hành các công cụ nợ của NHCT, NHNN và của Chính phủ như: kì phiếu, trái phiếu... nên đã gia tăng mức dư nợ của nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, là nguồn vốn có tính ổn định cao cho chi nhánh. Không chỉ tập trung huy động vốn từ dân cư mà nguồn tiền gửi của doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy cũng có xu hướng ngày càng tăng, năm 2005 chiếm 48,57% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 50,84% so với năm 2004, trong đó tiền gửi không kì hạn và tiền gửi ngắn hạn nhằm phục vụ mục đích thanh toán là chủ yếu (chiếm 45,96% tổng nguồn vốn huy động). Nên đây là nguồn vốn có lãi suất bình quân thấp, mang lại hiệu quả trong kinh doanh nhưng tiềm ẩn rủi ro trong thanh toán nếu ngân hàng không bố trí kịp thời nguồn vốn thanh khoản. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra cho chi nhánh hướng phát triển các dịch vụ thanh toán đáp ứng nhu cầu của khách hàng là các doanh nghiệp-đối tượng khách hàng tiềm năng lớn cho ngân hàng.
Nếu xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ thì năm 2005, nguồn vốn huy động VNĐ đạt 902.525 triệu đồng, tăng 10,28% so với năm 2004, chiếm 54,54% tổng nguồn vốn huy động. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh, đạt 752.184 triệu đồng, tăng 46,89% so với năm 2004, chiếm 45,46% tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cao giúp chi nhánh đảm bảo khả năng tài trợ, thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
b) Hoạt động sử dụng vốn.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động của các NHTM luôn dồi dào thì việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt, gay gắt. Trong hoàn cảnh đó, chi nhánh đã đưa ra những biện pháp chủ động, linh hoạt trong vận dụng chính sách khách hàng, chính sách cạnh tranh, áp dụng nhiều hình thức cho vay phong phú, giảm lãi suất cho vay, tiêu chuẩn tín dụng hợp lý đối với từng đối tượng khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm cung cấp cho nền kinh tế nên tổng dư nợ cho vay và đầu tư của chi nhánh NHCT Cầu Giấy nói chung đều tăng qua các năm. Kết quả này thể hiện rất rõ trong bảng số liệu thể hiện tình hình dư nợ tín dụng qua các năm hoạt động của chi nhánh NHCT Cầu Giấy (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy.


7I4aj5pvL6P8BPO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status