Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I



 Qua hơn 35 năm hoạt động kinh doanh xây lắp dưới sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại, Công ty Xây lắp Thương mại I có nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta, góp phần xây dựng, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Xét trong giai đoạn 2001-2005 Công ty cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như sau:
- Về phân cấp phân quyền: Việc làm tốt chủ trương giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đội đã thực sự tạo ra rất nhiều các động lực cho sản xuất phát triển. Công ty từ chỗ bị bó hẹp trong hệ thống sản xuất, kinh doanh tập trung, luôn ở trong tình trạng phải chờ kế hoạch từ Bộ giao xuống, nay đã chủ động linh hoạt trong việc mở rộng tự tìm kiếm thị trường VLXD, thị trường xây lắp, khai thác các khả năng của mình, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g, năm 2002 lao động gián tiếp tăng 7 người so với năm 2001 nhưng chỉ chiếm 14,39% so với tổng số lao động, giảm 0,34% so với năm 2001, năm 2003 và 2004 số lượng lao động gián tiếp vẫn giữ nguyên là 137 người. Điều này cho thấy cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty ổn định từ năm 2001 đến 2004.
Năm 2005 Công ty Xây lắp Thương mại tiến hành cổ phần hoá thực hiện theo Nghị định 41/ CP nên số lao động gián tiếp giảm 17 người so với năm 2004 và là năm có tỷ lệ lao động gián tiếp thấp nhất trong 5 năm. Công ty thực hiện chủ trương giảm biên chế, thu gọn các phòng ban, cải tạo lại bộ máy quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp.
Số lao động trực tiếp vẫn tăng dần qua các năm: Trong đó, lao động trực tiếp hợp đồng ngắn hạn tăng mạnh từ 200 công nhân năm 2001 lên 228 công nhân năm 2005 do trong giai đoạn này Công ty kiếm được nhiều hợp đồng xây lắp, nhiều công trình mới được khởi công xây dựng nên số thợ tạm thời đi theo đội công trình tăng mạnh; thợ kỹ thuật cũng tăng 27 người, lao động kỹ thuật tăng, giảm không nhiều.
2.1.1.2. Cơ cấu lao động theo tuổi.
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo tuổi
Đơn vị: người
Độ tuổi
2001
2002
2003
2004
2005
18 – 39
250
280
277
300
315
40 – 49
447
455
467
503
495
50 – 59
163
172
164
169
160
60 – 65
36
45
29
17
20
Tổng số
896
952
937
978
990
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Bảng cơ cấu lao động theo tuổi ta nhận thấy đội ngũ lao động của Công ty chủ yếu nằm trong khoảng 18 đến 49 tuổí. Số lượng lao động trẻ từ 18 đến 49 tuồi liên tục tăng dần qua các năm. Ở độ tuổi này lao động có thể phát huy tối đa sức lực và trí lực cho công việc, cơ cấu lao động Công ty Xây lắp Thương mại thuộc loại trẻ, Công ty có thể tăng tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động của lớp lao động trẻ này.
Lao động ở độ tuổi 60 – 65 có xu hướng giảm dần. Hầu hết họ là những người nằm trong bộ máy quản trị điều hành Công ty.
2.1.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 12: Cơ cấu lao động theo trình độ
Trình độ
2001
2002
2003
2004
2005
Đại học
91
93
93
92
95
Cao đẳng
182
99
84
87
67
Thợ kỹ thuật( bậc 4 trở lên)
513
530
530
540
540
Lao động phổ thông
200
230
230
268
288
Tổng số
896
952
937
987
990
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Lao động có trình độ đại học năm 2001 chiếm 10,15%; năm 2002 chiếm 9,76%; năm 2003 chiếm 9,92%; năm 2004 chiếm 9,32%; năm 2005 chiếm 9,59% so với tổng số lao động. Về mặt tỷ lệ thì số lao động có trình độ cao nhất là năm 2001. Các năm 2002, 2003, 2004, 2005 dao động ở mức trên 9%. Nguyên nhân của tỷ lệ lao động có trình độ giảm không phải do số lao động này giảm mà do số lao động phổ thông và thợ kỹ thuật tăng nhanh hơn.
Qua 5 năm, số lao động ở trình độ cao đẳng có xu hướng giảm nhiều từ 182 người năm 2001 xuống còn 67 người năm 2005 tức là giảm khoảng 2/ 3 quân số. Số lao động này giảm là do sự thuyên chuyển lao động từ Công ty Xây lắp Thương mại sang các công ty khác.
2.2. Về bộ phận bán hàng
Trung tâm KD VLXD & TM I và Trung tâm KD VLXD & TM II đều sử dụng chung một mô hình tổ chức quản lý là: mô hình quản lý chức năng trực tuyến, giám đốc trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh.
Sơ đồ chức năng của 2 Trung tâm KD VLXD I và II
Giám đốc Trung tâm
Kế toán viên
Chuyên viên kinh doanh
Cán sự kinh doanh
Trung tâm không chia thành các phòng ban cụ thể mà chỉ quy định chức năng nhiệm vụ cho mỗi thành viên, số lượng và chức năng các nhóm hoạt động kinh doanh của Trung tâm KD VLXD & TM I và II được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 13: Cơ cấu quản trị của 2 Trung tâm KDVLXD
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001-2005
Trình độ
Độ tuổi
Trung tâm KDVLXD I
Trong đó:
Giám đốc
Kế toán viên
Cán sự kinh doanh
Chuyên viên KD
Người
12
01
02
03
06
ĐH Kinh Tế Quốc Dân
ĐHLQLKD, Cao đẳng kinh tế, ĐH Thương Mại
ĐH KTQD, Trung cấp kinh tế
25-50
50
27-28
26-38
25-43
Trung tâm KDVLXD II
Trong đó:
Giám đốc
Kế toán viên
Cán sự kinh doanh
Chuyên viên KD
Người
08
01
01
01
05
ĐH Kinh Tế Quốc Dân
ĐH Tài Chính kế toán
ĐH Tài Chính kế toán
ĐH Thương Mại, Trung cấp
26-45
40
26
26
30-45
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Qua bảng cơ cấu ta thấy qui mô lao động của Trung tâm ở mức bình thường: số người làm việc trong Trung tâm I là 12, Trung tâm II là 8 người. Họ từ 25 đến 50 tuổi, đa số nằm trong khoảng 25 đến 38 tuổi. Lao động của Trung tâm thuộc loại trẻ, họ có thể phát huy mạnh mẽ chức năng động, năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh. Xét về trình độ, hầu hết họ đều đã tốt nghiệp đại học được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bán hàng và quản trị chủ yếu là trường Kinh Tế Quốc Dân. Trình độ học vấn và độ tuổi có ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh VLXD: Thể hiện trong bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005, doanh thu bán VLXD bao giờ cũng chiếm trên 50% tổng doanh thu kinh doanh xây lắp. Trong khi thị trường VLXD những năm gần đây luôn có sự biến động mạnh mẽ, giá các loại VLXD hầu hết đã tăng giá làm cầu VLXD giảm đáng kể nhưng tốc độ tăng doanh thu bình quân của 2 Trung tâm vẫn đạt 12,25%/ năm. Hiện nay, Công ty đang có hướng mở rộng thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng về các tỉnh Nam Định, Hà Tĩnh, Lạng Sơn,…
2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn và tài sản
2.3.1. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh
Để dánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chúng ta hãy xem bảng tổng hợp sau:
Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu
220.093
238.077
225.352
268.667
301.000
Lợi nhuận
20.759
18.880
22.489
44.083
35.574
Vốn bình quân
182.065
198.720
196.212
206.558
213.223
Sức SX của vốn (DT/ vốn BQ )
1,20
1,19
1,15
1,30
1,41
D.Lợi/ 1.000.000vốn
0,114
0,095
0,115
0,213
0,167
Từ bảng tổng hợp trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:
◘ Sức sản xuất của vốn đã ở mức trung bình: Một triệu đồng vốn bỏ ra kinh doanh trung bình năm 2001 thu được 1,2 triệu đồng doanh thu, năm 2002 là 1,19 triệu đồng doanh thu, năm 2003 là 1,15 triệu đồng doanh thu, năm 2004 là 1,3 triệu đồng doanh thu. Tốc độ tăng sức sản xuất của vốn năm 2002 và 2003 giảm, xong đến 2 năm tiếp theo lại có mức tăng cao đặc biệt là năm 2005 một triệu đồng tiền vốn bỏ ra thu được 1,41 triệu đồng doanh thu. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty ở mức trung bình, Công ty chưa khai thác tối đa sức sản xuất của vốn.
◘ Chỉ tiêu doanh lợi trên 1.000.000 đồng vốn kinh doanh của Công ty cũng ở mức trung bình: Cứ 1.000.000 đồng vốn bỏ ra kinh doanh năm 2001 thu được 0,114 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 thu được 0,095 triệu đồng, năm 2003 thu được 0,115 triệu đồng, năm 2004 thu được 0,213 triệu đồng, năm 2005 thu được 0,167 triệu đồng. Khác với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn bình quân, chỉ tiêu này lại có sự dao động đáng kể năm tụt xuống 0,095 triệu đồng năm lại lên đến 0,213 triệu đồng. Để xét một cách rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta xem xét sự biến động của hai chỉ tiêu này qua hai biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Sự biến động sức Biểu đồ 3: Sự biến động của
sản xuất của vốn doanh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status