Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH chế biến thực phẩm & thương mại Minh Hương - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH chế biến thực phẩm & thương mại Minh Hương



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI MINH HƯƠNG
I. Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Thương mại Minh Hương
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
* Chức năng kinh doanh của công ty
* Nhiệm vụ của công ty
2. Các nguồn lực của doanh nghiệp
a. Về nhân sự
b. Về tài chính
II. Hoạt động kinh doanh của công ty
1. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
III. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Kết quả tiêu thụ theo hình thức kinh doanh
2. Kết quả tiêu thụ theo quý
IV. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Thành tích đã đạt được
2. Những tồn tại
3. Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty những năm tới
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI MINH HƯƠNG
1. Dự báo thị trường
a. Cơ hội
b. Thách thức
2. Đẩy mạnh nghiên cứu và mở rộng thị trường
a. Nghiên cứu thị trường
b. Mở rộng thị trường
3. Đẩy mạnh hoạt động marketing
4. Hoàn thiện các khâu bán hàng
5. Tăng cường các biện pháp tài chính để thúc đẩy tiêu thụ
6. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
KẾT LUẬN
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


6
100
Ta có thể thấy rằng lực lượng lao động của công ty ngày càng có xu hướng tăng lên cả về chất và lượng. Lao động có trình độ đại học đều tăng qua các năm (từ 18,46% năm 2002 và 19,40% năm 2003 và 20,39% năm 2004). Đặc biệt có sự tăng lên đáng kể của lực lượng lao động có trình độ trung cấp, đây là đội ngũ lao động chủ yếu của công ty (tăng từ 60% lên 66,5% qua 3 năm). Lực lượng lao động khác giảm từ 21,54% xuống 13,11%.
Như vậy công ty đã quan tâm tới chất lượng đội ngũ lao động, nhờ vậy mà chất lượng công việc được nâng lên, hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Hàng năm công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho đội ngũ lao động do vậy trình độ nghiệp vụ của mậu dịch viên ngày càng được nâng cao tạo ra cho khách hàng sự thoải mái khi đến mua hàng với cách cư xử lịch thiệp của nhân viên bán hàng.
* Năng suất lao động và tiền lương bình quân
Bảng 2: Năng suất lao động và tiền lương
ĐVT: Trđ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh (%)
2003/2002
2004/2003
Doanh thu thuần (Trđ)
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
Tổng số lao động (Ng)
195
201
206
103,07
129,353
Tổng quỹ lương (Trđ)
1872
2171
2719
115,97
125,251
Năng suất lao động (trđ- Ng-n)
266,44
286,08
379,270
107,37
132,24
Tiền lương bình quân (trđ/ng-t)
Kết quả ở bảng trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với năm trước, cụ thể: năng suất lao động năm 2003 tăng 7,37% so với năm 2002, năm 2004 tăng 32,24% so với năm 2003. Bên cạnh đó, tiền lương bình quân tăng lần lượt là 2,5% và 22,22%. Điều đó chứng tỏ công ty đã trả lương cho công nhân căn cứ đúng vào năng suất lao động của họ.
Tiền lương bình quân của một lao động trong công ty ngày càng tăng, điều này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện nay của thị trường. Việc tiền lương của công nhân tăng sẽ đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống của công nhân viên trong công ty. Đó chính là tiền đề để họ làm việc nhiệt tình hơn, hăng say hơn, góp phần làm cho doanh thu của công ty ngày càng tăng.
b. Về tài chính
Công ty khá năng động trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh với lãi suất thấp, thời hạn thanh toán dài, đồng thời đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa làm tăng vòng quay vốn.
Công ty quản lý tài chính theo hình thức tập trung, việc quản lý tài chính do hội đồng quản trị quyết định. Với cách này hàng năm công ty thu được lợi nhuận rất cao.
Kể từ năm 1996 đến nay vốn của công ty không ngừng tăng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và phù hợp với tốc độ phát triển rất mạnh của công ty, đó cũng là một tín hiệu đáng mừng có thể coi là thành công khi bước đầu công ty thực hiện cổ phần hóa đồng thời cũng tạo ra sự phát triển vững chắc cho sự đi lên của đất nước.
Bảng 3: Vốn và cơ cấu vốn của công ty
ĐVT: Trđ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Vốn cố định
4125
5367
8500
130,1
158,4
Vốn lưu động
15346
25368
32750
165,3
129,1
Tổng vốn
19471
30735
41250
157,8
134,2
Từ các số liệu trên ta thấy, theo thời gian vốn của công ty tăng dần với tốc độ tăng rất cao. Vốn lưu động của công ty tăng mạnh hơn vào năm 2003, vốn cố định của công ty tăng mạnh vào năm 2004. Năm 2004 là năm mà toàn công ty có nhiều thay đổi lớn trong việc quy hoạch, sắp xếp lại các cửa hàng nhằm thu hút khách hàng mạnh hơn. Nhìn vào lượng vốn của công ty ta thấy rằng, để có được doanh thu và lượng hàng cần thiết dự trữ cho kinh doanh công ty phải đi tận dụng vốn của các nhà cung cấp rất nhiều. Điều này cũng là một tất yếu khách quan trong kinh doanh và thứ nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
II. Hoạt động kinh doanh của công ty
1. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty
* Tình hình mua vào của công ty
Bảng 4: Tình hình mua vào của công ty
ĐVT: Trđ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổng giá trị
47547,65
52723,34
70424,78
110,89
133,57
1
May mặc
8915,2
11489,5
18500,8
128,88
161,02
2
Thực phẩm
5943,46
6354,8
8005,3
106,92
125,97
3
Văn phòng phẩm
4457,6
5837,2
8432,7
130,95
144,46
4
Quầy nhựa
11886,91
12048,6
14445,6
101,36
119,89
5
Đồ dùng khác
6993,98
6855,44
7460,18
98,01
108,82
Năm 2003 tổng giá trị hàng hóa mua vào tăng 10,89% so với năm 2002 trong đó giá trị mặt hàng văn phòng phẩm tăng cao nhất với 30,95% tương đương tăng 1379,6 triệu đồng. Nhưng năm 2004 giá trị các mặt hàng còn tăng cao hơn nữa, hàng văn phòng phẩm tăng hơn 44% so với 2003. Bên cạnh các loại đồ dùng khác giá trị mua vào thấp hơn năm 2002 với giá trị tuyệt đối giảm 138,54 triệu đồng.
Sang năm 2004 tổng giá trị mua vào tăng cao hơn xấp xỉ 18 tỉ đồng với mức tăng tươi đối là 33,57%. Có thể nói năm 2004 là năm công ty quan tâm phát triển mặt hàng may mặc nhiều hơn cả, điều này thể hiện ở tổng giá trị hàng may mặc mua vào năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003 với mức tăng 61,02%. Thực tế cho thấy năm 2004 toàn bộ các cửa hàng của công ty có sự thay đổi ở việc sắp xếp lại, đầu tư thêm nhiều loại mặt hàng trong đó quầy hàng thời trang đã tạo được sự thu hút mạnh đối với khách hàng. Mặt hàng văn phòng phẩm cũng là một loại mặt hàng có tổng giá trị mua vào khá lớn, năm 2004 loại mặt hàng này vẫn tăng với mức tăng tương đối cao 44,46%. Qua tìm hiểu cho thấy công ty đã có được các hợp đồng tương đối lớn về cung cấp văn phòng phẩm cho các trường học ở các khu vực lân cận. Xu hướng này là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty.
* Tình hình bán ra của công ty
+ Tình hình bán ra theo mặt hàng kinh doanh
Bảng 5: Doanh thu theo mặt hàng kinh doanh
ĐVT: Trđ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổng giá trị
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
1
May mặc
9741,9
12531,3
20524,89
128,63
163,79
2
Thực phẩm
6494,55
6931,0
8881,12
106,72
128,14
3
Văn phòng phẩm
4870,95
6366,46
9355,28
130,7
146,95
4
Quầy nhựa
12989,11
13141,1
16026,08
101,17
121,95
5
Đồ dùng khác
7642,48
7477,04
8276,38
102,17
110,69
Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa mức tăng tổng giá trị mua vào và tổng giá trị bán ra trong bảng 4.
Điều này khẳng định trình độ lập kế hoạch của công ty là rất cao. Tuy nhiên đó là tổng giá trị còn các con số phản ánh doanh thu của từng loại mặt hàng có tăng theo mức tăng của giá trị bán ra của chúng hay không?
Năm 2003, mặt hàng may mặc có doanh thu tăng 2789,4 triệu đồng tương đương 28,63% so với năm 2002 và năm 2004 mặt hàng này tăng 63,79% so với năm 2003, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Ta có thể thấy rằng giá trị mua vào của mặt hàng này trong năm 2002 và 2003 thấp hơn so với giá trị bán ra rất nhiều. Có được kết quả tốt như vậy vì công ty thực hiện chiến dịch khuyếch trương các quầy hàng thời trang và một số sản phẩm dường như không bán được lại được tiêu thụ làm cho doanh thu của mặt hàng thời trang tăng mạnh. Bên cạnh đó mặt hàng văn phòng phẩm năm 2003 tăng 30,7% so với năm 2002, năm 2004 tăng cao hơn với mức tăng 46,95% so với năm 2003. Các mặt hàng còn lại hầu hết đều tăng với mức tăng lao động từ 1% đến 8% năm 2003 và từ 10% đến 28% năm 2004.
+ Tình hình bán ra theo đơn vị kinh doanh
Bảng 6: Doanh thu theo đơn vị kinh doanh
ĐVT: Trđ
TT
Đơn vị trực thuộc
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status