Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Những nghiên cứu về chính sách giá cả của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam



Trước khi cổ phần hóa, mục tiêu của công ty là thích nghi với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công ty phải hoạt động độc lập, hoàn thiện các yếu tố sau đổi mới và quan trọng nhất là mục tiêu tồn tại trên thị trường. Vì mục tiêu tồn tại công ty đã đặt mức giá ngang bằng , thậm trí có sản phẩm thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh như nitơ. Bảng giá của công ty áp dụng trong thờ kỳ này là giá cố định được áp dụng từ 1994 - 1999.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


.
+ Đối với vốn cố định: Ta dễ dàng nhận thấy rằng cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công ty cũng đang chú trọng đầu tư cho nguồn này. Trong năm 2004 giá trị vốn cố định bình quân đã tăng gấp đôi năm 2003 đạt 16.793 triệu ( tương đương 57,82% ), cho đến năm 2005 so với năm 2004 thì mức tăng chậm lại, chỉ đạt 2.685 triệu ( tương đương 5,85% ).
+ Đối với vốn lưu động: Giá trị vốn lưu động bình quân có sự thay đổi khác nhau trong 3 năm 2003 và 2005 vốn lưu động bình quân cao hơn so với năm 2004. Như vậy số vốn lưu động của năm 2004/2003 là 6.751 triệu (tương đương 53,07%) và năm 2005/2004 tăng lên là 10.946 triệu ( tương đương 56,21% ). Nguyên nhân dẫn đến vốn lưu động cao là do sự đầu tư chú trọng cho một chiến lược phát triển dài hạn của công ty trong thời gian tới.
- Đối với lợi nhuận: Mặc dù tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lại giảm đi. Sở dĩ dẫn đến tình trạng trên là do chi phí giá vốn bán hàng của công ty tăng và các loại nguồn nguyên vật liệu đều tăng, chi phí cho tài sản cố định thì lớn mà chưa thu được vốn ngay, vì thế lợi nhuận chỉ đạt được mức trung bình.
- Đối với năng suất lao động bình quân: Năng suất lao động bình quân thực tế năm 2004 đạt 1.619 triệu đồng tăng 136 triệu đồng (tương đương 9,17% so với năm 2003).Và năm 2005 đạt 1.681 triệu đồng tăng 62 triệu đồng (tương đương 3,83% so với năm 2004). Do đó ta thấy tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân còn hạn chế.
- Đối với mối quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập bình quân một lao động: Qua biểu 3 cho ta thấy rằng khi năng suất lao động tăng 1% thì mức tăng thu nhập bình quân sẽ là 0,99% trong năm 2003 và 0,95%, 0,99% trong năm 2004 và 2005. Như vậy mức tăng thu nhập người lao động và mức tăng năng suất lao động là tương đối đồng đều.
Tóm lại, trong mỗi công ty đều có những hoạt động và phân bổ các tiêu chí khác nhau dựa trên số vốn ban đầu của họ.
Những ưu, nhược điểm của Công ty Cổ phần Khí công nghiệp.
+ Ưu điểm:
Chất lượng sản phẩm cao, có uy tín trên thị trường nhiều năm…
Thị phần lớn, khách hàng truyền thống.
Khả năng cung cấp ổn định, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng.
Đội ngũ lao động có kiến thức, tay nghề chuyên môn tốt.
Vị trí thuận lợi cho việc cung cấp sản phẩm.
+ Nhược điểm:
Vốn ít, nợ nhiều.
Tổ chức hoạt động Marketing chưa được quan tâm đầy đủ.
Phần II:
Phân tích chính sách giá ở công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
I. thực trạng chính sách giá của công ty
1. Cơ sở định giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách giá của công ty
1.1. Cơ sở định giá của công ty
Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam định giá bán dựa trên cơ sở: chi phí sản xuất, giá bán của đối thủ cạnh tranh và lợi nhuận mong muốn. Trong đó chi phí sản xuất là quan trọng nhất.
Xác định chi phí sản xuất
Giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán hàng hoá trên thị trường. Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam tính toán và xác định các khoản chi phí một cách chính xác, hợp lý nhằm xác định giá bán bù đắp chi phí và bảo đảm có lãi.
ở mỗi phòng ban, bộ phận, công ty đều có người phụ trách việc thống kê kế toán riêng. Phân xuởng khí công nghiệp có nhân viên thống kê phân xưởng, hàng ngày tập hợp các tiêu hao về nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công … và hàng tháng nộp bản tính giá thành sản phẩm cho từng máy như sau:
Bảng 9 : Bảng tính giá thành sản phẩm oxy, nitơ (máy M200)
Sản lượng: Ôxy khí 9.099 chai = 72.974 Kg
Nitơ khí 1.152 chai = 8.064 Kg
Không khí 46 chai = 322 Kg
Ôxy lỏng 10.240 Kg
Nitơ lỏng 2.938,8 Kg
Tổng 94.538,8 Kg
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
1
Vật tư
đồng
10.172.600
107,6
2
Tiền lương
đồng
22.544.960
238,47
3
điện năng
đồng
112.997.281
1.195,25
4
Khấu hao
đồng
40.000.000
423,11
Tổng
đồng
185.714.740
1.960
Nguồn: phòng kinh doanh
Tỷ trọng của các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm ( kg ) của máy M200 được xác định như sau:
Tỷ lệ chi phí vật tư trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 107,6 : 1.960) x 100% = 5,49%
Tỷ lệ chi phí nhân công trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 238,47 : 1.960 ) x100% = 12,16%
Tỷ lệ chi phí điện năng trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 1.195,25 : 1.960 ) x 100% = 60,98%
Tỷ lệ chi phí khấu hao trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 423,11 : 1.960 ) x100% = 21,37%
Qua bảng tính giá thành sản phẩm ta thấy: trong giá thành đơn vị sản phẩm chi phí điện năng chiếm tỷ trọng lớn nhất ( trên 60% ), vật tư chỉ chiếm trên 5%. Điều này là do sản xuất ôxy, nitơ sử dụng nguyên vật liệu đầu vào là khí trời, máy hút khí trời qua một ống hút khí cao và làn lượt qua các quá trình xử lý hoá học. Để ra sản phẩm cuối cùng nạp vào chai hay téc, hệ thống máy phải vận hành liên tục trong 8h, nếu trong khoảng thời gian này mà xảy ra mất điện thì khi hoạy động trở lại, máy phải vận hành lại từ đầu vì khi mất điện thì khí trong máy lại ra bên ngoài qua ống hút. Sản xuất ôxy, nitơ không có sản phẩm dơ dang. Chi phí vật tư cho sản xuất chủ yếu là các van chai bằng kinh loại, đầu nối van, van giảm áp, rắ co hay gông ...
Bảng 10 : Bảng tính giá thành sản phẩm oxy, nitơ (máy M250)
Sản lượng: 27.048 chai
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Tổng chi phí
Chi phí đơn vị
1
Phụ tùng
đồng
2.781.080
102,820
2
Dầu mỡ
đồng
1.003.000
37,080
3
Vật tư khác
đồng
3.880.950
143,480
4
Điện năng
đồng
254.780.799
9.419,580
5
Lương
đồng
73.512.400
2.717,8
Tổng
đồng
335.958.229
12.402,76
Nguồn: phòng kinh doanh
Máy M250 đã khấu hao hết nên đã không tính chi phí khấu hao và chi phí sản xuất. Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị sản phẩm của máy M250 như sau:
Tỷ kệ chi phí phụ tùng trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 102,820 : 12.420,76 ) x 100% = 0,82%
Tỷ kệ chi phí dầu mỡ trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 37,080 : 12.420,76 ) x 100% = 0,3%
Tỷ kệ chi phí vật tư trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 143,480 : 12.420,76 ) x 100% = 1,15%
Tỷ kệ chi phí điện năng trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 9.419,580 : 12.420,76 ) x 100% = 75,8%
Tỷ kệ chi phí nhân công trong giá thành đơn vị sản phẩm:
( 2.717,8 : 12.420,76 ) x 100% = 22,75%
Với máy M250, nguyên vật liệu sử dụng và quy trình công nghệ cũng như của máy M200 và ta nhận thấy rằng: Chi phí điện năng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và cao hơn cả của máy M200 ( trên 70% ) trong giá thành đơn vị sản phẩm. Sau đó la chi phí nhân công chiếm 22,75% giá thành đơn vị. Chi phí về phụ tùng, dầu mỡ và vật tư khác chiếm mọtt tỷ lệ rất nhỏ.
Phân tích giá thành, giá cả và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh.
Trên thực tế, việc phân tích giá thành của đối thủ cạnh tranh là rất khó khăn, vì vậy công ty chủ yếu đi vào phân tich giá bán và hàng hoá của đối thủ cạnh tranh để xác định giá bán cho sản phẩm của công ty mình.
Công ty khí công nghiệp Bắc Việt Nam là đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường Miền Bắc. Sản phẩm của công ty này là ôxy và nitơ dạng lỏng.
ở Công ty Bắc Việt Nam Giá bán Oxy lỏng: 3.154 đồng/kg
Giá bán Nitơ lỏng: 8.200 đồng/kg
ở Công ty cổ phần khí công nghiệp Giá bán Oxy lỏng: 4.000 đồng/kg...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status