Thực trạng cổ phần hóa ở tổng công ty Sông Đà, kinh nghiệm và giải pháp - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Thực trạng cổ phần hóa ở tổng công ty Sông Đà, kinh nghiệm và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC 3
1.1- Cơ sở lý luận về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3
1.1.1- Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và sự hình thành các công ty cổ phần 3
1.1.1.1- Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 3
1.1.1.2- Sự hình thành công ty cổ phần 4
1.1.2- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 9
1.1.2.1- Sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 9
1.1.2.2- Tác dụng của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 12
1.1.2.3- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 14
1.2- Kinh nghiệm thực tiễn về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở một số nước 18
1.2.1- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. 18
1.2.2- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc 20
1.2.3- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hàn Quốc 24
1.2.4- Bài học kinh nghiệm về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước với Việt Nam 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 28
2.1- Khái quát về sự hình thành và phát triển của tổng công ty Sông Đà. 28
2.1.1- Cơ cấu tổ hệ thống chức quản lý của tổng công ty Sông Đà 29
2.1.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà 30
2.2- Quá trình thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 32
2.2.1- Xác lập quy trình tiến hành cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 33
2.2.2- Các giai đoạn thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà: 38
2.3- Đánh giá tình hình thực hiện Cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 44
2.3.1- Những kết quả đạt được 44
2.3.2- Những hạn chế và nguyên nhân 55
2.3.2.1- Những hạn chế của cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 55
2.3.2.2- Nguyên nhân của những hạn chế 57
2.4- Bài học kinh nghiệm từ thực trạng cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 59
2.4.1- Phải xác định rõ mục tiêu của cổ phần hoá 60
2.4.2- Phải lựa chọn hình thức và phương pháp thích hợp để cổ phần hoá. 60
2.4.3- Cổ phần hoá các doanh nghiệp từ qui mô nhỏ và vừa đến qui mô lớn gắn với hình thành tập đoàn công ty cổ phần. 61
2.4.4- Về giải quyết các quan hệ kinh tế - xã hội khi chuyển các doanh nghiệp thành công ty cổ phần. 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CỔ PHẦN HOÁ Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ 63
3.1- Phương hướng đẩy mạnh cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 63
3.1.1- Mục tiêu phát triển của tổng công ty Sông Đà đến năm 2010 63
3.1.2- Phương hướng đẩy mạnh cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà 65
3.2- Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh thực hiện cổ phần hoá ở tổng công ty Sông Đà. 66
3.2.1- Hoàn thiện môi trường pháp lý 66
3.2.2- Tăng cường công tác tư tưởng trong thực hiện cổ phần hoá 67
3.2.3- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tổng công ty đối với công tác cổ phần hoá 69
3.2.4- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá 70
3.2.5- Kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của tổng công ty trong công tác cổ phần hoá 71
3.2.6- Chú trọng xây dựng kế hoạch cổ phần hoá của tổng công ty. 73
3.2.7- Chú trọng bảo đảm tính hiệu quả của cổ phần hoá 74
3.2.8- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người lao động 77
3.2.9- Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên sau cổ phần hoá 78
KẾT LUẬN 80
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h CPH, phải đề xuất danh sách các thành viên ban đổi mới tại doanh nghiệp để báo cáo tổng công ty xem xét quyết định. Thành phần ban đổi mới doanh nghiệp gồm:
+ Giám đốc (hay phó giám đốc) làm Trưởng ban.
+ Kế toán trưởng hay trưởng phòng kế toán làm uỷ viên thường trực.
+ Các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm uỷ viên.
+ Mời Bí thư Đảng uỷ (hay chi bộ), Chủ tịch công đoàn làm uỷ viên.
Bước 2: Tuyên truyền chủ trương chính sách CPH.
Ban đổi mới của tổng công ty kết hợp với ban đổi mới tại doanh nghiệp thành viên tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp những chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về CPH doanh nghiệp (đặc biệt là quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động), các công việc mà doanh nghiệp phải làm và sự tham gia của cán bộ công nhân viên trong quá trình CPH.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu.
Căn cứ vào ngày có quyết định CPH và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, đồng thời chuẩn bị các tài liệu sau:
- Các hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp.
- Các hồ sơ pháp lý về quyền quản lý và sử dụng tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm cả các diện tích đất được giao hay thuê).
- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng).
- Hồ sơ về vật tư hàng hoá ứ đọng, kém và mất phẩm chất.
- Hồ sơ các công trình đầu tư xây dựng (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn).
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm định giá.
- Lập danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định CPH, tiến hành phân loại lao động theo các đối tượng: Hợp đồng không xác định thời hạn, có thời hạn từ 1 đến 3 năm, hợp đồng ngắn hạn,... Dự kiến danh sách lao động được mua cổ phần ưu đãi và cổ phần trả chậm.
- Lập dự toán chi phí CPH theo chế độ quy định.
Bước 4: Kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính.
Căn cứ vào các tài liệu đã chuẩn bị, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản và quyết toán tài chính, quyết toán thuế để xử lý những vấn đề tài chính tại thời điểm định giá theo chế độ Nhà nước quy định tại Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 và Thông tư số 85/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của Bộ Tài chính.
Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp
- Căn cứ vào số liệu trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê tài sản, ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 79/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính và gửi tổng công ty để tổng công ty trình Bộ Xây dựng thẩm tra và ra quyết định xác định giá trị doanh nghiệp.
- Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh sổ sách kể toán và bảng cân đối tài sản theo chế độ kế toán Nhà nước quy định, đồng thời tiếp tục theo dõi và xử lý các khoản nợ, tài sản loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp CPH, hạch toán các khoản chi phí liên quan đến việc thực hiện CPH.
Bước 6: Xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi và phương án sắp xếp lại lao động.
Căn cứ vào danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm CPH, ban đổi mới tại doanh nghiệp phối hợp với công đoàn:
- Xác định danh sách lao động cùng kiệt theo Thông tư hướng dẫn số 15/2002/TT-LĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội; xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi cho các đối tượng được hưởng theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 76/2002/TT- BTC ngày 09/9/2002 của Bộ Tài chính.
- Xây dựng phương án sắp xếp lại lao động: Dự kiến số lao động tiếp tục làm việc tại Công ty cổ phần (trong đó số lao động cần đào tạo lại để bố trí việc làm mới trong Công ty cổ phần), số lao động dôi dư.
- Phân loại và lập phương án xử lý lao động dôi dư và phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo theo nghị định số 64/2002/NĐ- CP, Nghị định số 41/2002/NĐ-CP và quyết định số 174/2002/QĐ-TTg của Chính phủ để tổng công ty trình Bộ Xây dựng xét duyệt.
- Niêm yết công khai và thông báo phương án bán cổ phần ưu đãi và phương án sắp xếp lại lao động tại doanh nghiệp.
Bước 7: Lập phương án CPH doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty cổ phần:
Căn cứ vào kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sắp xếp lao động đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào tiêu chí phân loại DNNN theo quyết định số 58/2002/QĐ-TTg, chỉ thị số 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và các chính sách, chế độ có liên quan đến CPH DNNN, ban đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành:
- Lập phương án CPH doanh nghiệp với những nội dung cơ bản sau:
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của 3-5 năm tiếp theo về kế hoạch sản phẩm, sản lượng, thị trường cùng các giải pháp về vốn, về nguyên liệu, về tổ chức sản xuất, lao động tiền lương...
+ Dự kiến hình thức CPH và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP.
+ Xác định cơ cấu vốn điều lệ bao gồm: Số cổ phần của Nhà nước dự kiến nắm giữ, số cổ phần dự kiến bán cho người lao động trong doanh nghiệp (trong đó: xác định chi tiết về số lượng, giá trị của cổ phần bán theo giá ưu đãi và giá chậm trả), số cổ phần dự kiến bán cho các đối tương bên ngoài doanh nghiệp.
- Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của CTCP theo các quy định của luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Tổ chức hội nghị công nhân viên chức(bất thường) để lấy ý kiến hoàn thiện phương án CPH. Để đại hội đạt kết quả tốt, trước khi tổ chức đại hội, ban đổi mới tại doanh nghiệp cần gửi dự thảo cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thảo luận và tổng hợp các vấn đề cần xin ý kiến.
- Căn cứ vào ý kiến tham gia tại hội nghị đại hội CNVC, ban đổi mới tại doanh nghiệp hoàn thiện phương án CPH để trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH xét duyệt.
Bước 8: Thực hiện phương án CPH:
Căn cứ vào phương án CPH đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban đổi mới tại doanh nghiệp thực hiện:
- Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông.
- Thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm CPH và các thông tin về việc bán cổ phần của doanh nghiệp theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định.
- Tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng đã đăng ký mua (riêng đối với số cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp phải thực hiện theo Thông tư số 80/2002/TT-BTC ngày 12/9/2002 của Bộ Tài chính và văn bản hướng dẫn bổ sung của Bộ Tài chính).
- Báo cáo kết quả bán cổ phần và danh sách cử người dự kiến trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại CTCP về Bộ Xây dựng để có ý kiến chính thức.
- Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cơ quan quyết định CPH và danh sách các nhà đầu tư góp vốn Nhà nước tại CTCP, Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt độ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status