Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thời kỳ 2004-2007 - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thời kỳ 2004-2007



MỤC LỤC
Trang
A. LỜI NÓI ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP. 3
I. Tài sản cố định: 3
1. Khái niệm về tài sản cố định: 3
2. Tầm quan trọng của TSCĐ trong doanh nghiệp: 3
II. Phân loại tài sản cố định: 4
1.Theo hình thái biểu hiện: 4
1.1. TSCĐ hữu hình: 4
1.2. TSCĐ vô hình: 6
2.Theo quyền sở hữu: 7
2.1. TSCĐ tự có: 8
2.2. TSCĐ thuê ngoài: 8
3. Theo công dụng kinh tế: 9
3.1. TSCĐ dùng cho sản xuất: 9
3.2. Tài sản cố định không dùng cho sản xuất: 10
III. Đánh giá tài sản cố định: 10
1.Đánh giá TSCĐ: 11
1.1. Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ: 11
1.2. Giá đánh giá lại (hay giá khôi phục) của TSCĐ: 11
1.3. Giá còn lại của TSCĐ: 11
2.Các phương pháp đánh giá TSCĐ: 12
2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá (hay giá ban đầu hoàn toàn): 12
2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá ban đầu còn lại: 12
2.3. Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục hoàn toàn): 12
2.4. Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại: 13
CHƯƠNG II 14
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 14
I.Tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê trong nghiên cứu TSCĐ: 14
II. Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu TSCĐ: 15
1. Một số nguyên tắc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích thống kê: 15
1.1. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu: 15
1.2.Lựa chọn phương pháp thống kê: 15
2. Hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp phân tích thống kê TSCĐ: 16
2.1. Thống kê qui mô (số lượng) TSCĐ của doanh nghiệp: 16
2.2. Thống kê kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp: 18
2.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ: 18
2.4. Thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu: 20
2.5. Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp: 21
2.6. Thống kê tình hình trang bị và tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: 25
CHƯƠNG III 28
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ YÊN THỌ THỜI KỲ 2004-2007 28
I. Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 28
1. Quá trình thành lập: 28
2. Lịch sử hoạt động: 29
3. Định hướng phát triển: 32
4. Các lĩnh vực hoạt động: 32
4.1. Lĩnh vực sản xuất: 32
4.2. Lĩnh vực thương mại: 34
4.3. Lĩnh vực nhập khẩu: 35
5. Mô hình hoạt động của công ty: 35
II. Một số phương pháp thống kê sử dụng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 37
1. Thực trạng thống kê và yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 37
2. Phân tích quy mô, biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ: 38
2.1. Dãy số thời gian: 40
2.2. Phân tích quy mô và biến động TSCĐ: 42
3. Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ trong giai đoạn 2004-2007: 43
3.1. Chỉ số thống kê: 43
3.2. Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 – 2007: 46
3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: 49
3.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ do ảnh hưởng của hiệu năng chi phí khấu hao và tỷ lệ khấu hao: 52
IV. Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp: 56
* Về TSCĐ: 57
* Về quản lý: 58
C. KẾT LUẬN 59
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sản phẩm định mức trong thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ đó.
Từ hệ số hao mòn hữu hình của TSCĐ có thể xác định hệ số còn hoạt động được của TSCĐ theo công thức:
Hệ số còn hoạt động = 1 - Hệ số hao mòn hữu hình
được của TSCĐ của TSCĐ
2.4. Thống kê biến động TSCĐ trong kỳ nghiên cứu:
TSCĐ của doanh nghiệp là bộ phận luôn có sự biến động theo thời gian do sự biến động của qui mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu đổi mới công nghệ.
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động TSCĐ:
* Hệ số tăng TSCĐ:
Hệ số tăng = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
TSCĐ Giá trị TSCĐ có cuối kỳ
* Hệ số giảm TSCĐ:
Hệ số giảm = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ
TSCĐ Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
Các hệ số tăng và giảm TSCĐ tcho biết thông tin về tình hình biến động TSCĐ theo công dụng và theo nguồn hình thành tài sản.
* Hệ số đổi mới TSCĐ:
Hệ số đổi mới TSCĐ là tỷ số giữa giá trị ban đầu (hay khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong kỳ với giá trị ban đầu (hay giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ có vào cuối năm.
Hệ số = Giá trị TSCĐ mới đưa vào hoạt động
đổi mới Giá trị TSCĐ có cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh phần TSCĐ hoàn toàn mới trong toàn bộ TSCĐ có vào cuối kỳ. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với trạng thái TSCĐ.
* Hệ số loại bỏ tài sản cố định:
Hệ số loại bỏ TSCĐ là tỷ số giữa TSCĐ bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ trong kỳ theo giá trị ban đầu (hay giá trị khôi phục) hoàn toàn với giá trị ban đầu (hay giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ có đầu kỳ.
Hệ số = Giá trị TSCĐ bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ
loại bỏ Giá trị TSCĐ có đầu kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị TSCĐ cũ, bị loại bỏ do hao mòn, cũ kỹ trong toàn bộ TSCĐ có vào đầu kỳ. Nó tỷ lệ nghịch với trạng thái TSCĐ.
2.5. Thống kê khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp:
Khấu hao TSCĐ là sự tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian sử dụng của tài sản đó.
Trong đó, thời gian sử dụng của TSCĐ là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh (được tính bằng nhiều cách khác nhau).
* Theo quyết định của bộ Tài chính năm 2003 thì mức khấu hao TSCĐ được tính theo ba phương pháp:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng (hay phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian): số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụngTSCĐ.
hay = K.h
: Mức khấu hao TSCĐ trích bình quân hàng năm
n : số năm dự kiến khấu hao TSCĐ
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ chia cho thời gian sử dụng xác định lại hay thời gian sử dụng còn lại.
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian dự kiến sử dụng tài sản:
= Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao
ở thời điểm đầu năm i nhanh
Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao bình quân x hệ số điều chỉnh
n = 4 năm à Hệ số điều chỉnh = 1,5
4 < n = 6 năm à Hệ số điều chỉnh = 2
n > 6 à Hệ số điều chỉnh = 2,5
Theo phương pháp này, những năm cuối khi mức khấu hao năm bằng hay thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
TSCĐ trích khấu hao theo phương pháp này phải thoả mãn điều kiện là TSCĐ đầu tư mới đồng thời là các loại máy móc, thiết bị, công cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng:
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được tính theo công thức:
: Mức khấu hao năm thứ i
: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian dự kiến sử dụng TSCĐ (sản lượng theo công suất thiết kế)
: Khối lượng sản phẩm TSCĐ sản xuất ra ở năm i
Trường hợp công suất thiết kế hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
Theo phương pháp này, TSCĐ được trích khấu hao phải trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, phải xác định được tổng khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ và công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
* Trong phần khấu hao TSCĐ gồm có một số chỉ tiêu rất quan trọng:
- Tổng mức khấu hao tài sản cố định (M):
Tổng mức khấu hao TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ chuyển vào sản phẩm và sẽ được thu hồi trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ.
M : Tổng mức khấu hao
: Giá trị ban đầu (khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ
: Giá trị ban đầu loại bỏ
: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ
: Chi phí hiện đại hoá TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ
Tổng mức khấu hao TSCĐ gồm hai bộ phận quan trọng:
+ Tổng mức khấu hao cơ bản ( )
+ Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá ( ):
Mức khấu hao cũng bao gồm hai bộ phận:
+ Mức khấu hao cơ bản năm ( )
+ Mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá năm ( ):
- Tỷ suất khấu hao tài sản cố định (k):
Tỷ suất khấu hao tài sản cố định là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao năm với giá trị ban đầu (hay giá trị khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ.
Tương tự tổng mức khấu hao và mức khấu hao, tỷ suất khấu hao cũng
bao gồm hai bộ phận:
+Tỷ suất khấu hao cơ bản:
+ Tỷ suất khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá:
- Quỹ (vốn) khấu hao tài sản cố định (V):
Quỹ (vốn) khấu hao là giá trị tài sản cố định đã được khấu hao và được tích luỹ đén thời điểm nghiên cứu. Quỹ khấu hao được sử dụng để tái sản xuất giản đơn TSCĐ và để bù đắp những chi phí sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐ.
2.6. Thống kê tình hình trang bị và tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp:
* Thống kê tình hình trang bị tài sản cố định cho lao động của doanh nghiệp:
Đánh giá tình hình trang bị TSCĐ cho lao động được thực hiện thông qua tính và so sánh chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho công nhân sản xuất của doanh nghiệp ( ):
: Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ
: Số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, kinh doanh càng cao từ đó tạo điều kiện cho việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
* Thống kê tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp:
Việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ được thực hiện thông qua tính và so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, gồm các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp của TSCĐ:
+) Năng suất tài sản cố định ( ):
Q: chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh. chỉ tiêu này được tính bằng sản phẩm hiện vật, sản phẩm quy chuẩn và tính bằng tiền tệ.
Q có thể là giá trị sản xuất GO, giá trị gia tăng VA, giá trị gia tăng thuần NVA, doanh thu DT, doanh thu thuần DT’…
+) Suất tiêu hao TSCĐ ( ):
+) Tỷ suất lợi nhuận hay mức doan...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status