Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương



Ở Việt Nam hiện nay, đối tượng thu BHXH được quy định ở một số văn bản như:
 -Nghị định 12/Cp ngày 26/1/1995 của Chính phủ, quy định về việc ban hành Điều lệ BHXH
 - Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998
 - Nghị định số 01/2003/NĐ- CP của Chính phủ ban hành vào ngày 9/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kềm theo nghị định 12/CP.
 -Luật BHXH ban hành năm 2006
 - Các văn bản hướng dẫn thi hành khác
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tế xã, phường, thị trấn.
- Các cơ quan, tổ chức của nước ngoài hay các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhưng ngoại trừ các tổ chức được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hay ký kết có quy định khác.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
b, Cán bộ, công chức, viên chức được quy định theo pháp lệnh cán bộ, công chức
c, Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp.
d, Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tãc xã thành lập, và hoạt động theo luật hợp tác xã ở Việt Nam
e, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn được quy định tại Nghị định số 152/1999/ NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.
g, Các cán bộ xã, phường hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại nghị định 09/1998/ NĐ- CP của chính phủ
f, Đại biểu hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
h, Các đối tượng nộp BHXH một lần hay tự nộp BHXH diện tinh giảm biên chế theo quy định của chính phủ
Đặc điểm của các đối tượng nộp BHXH bắt buộc là :
- Các đối tượng này đều thuộc các khu vực lao động có tổ chức ổn định và tốt.
- Các yếu tố liên quan đến Người lao động tham gia BHXH bắt buộc (thu nhập, việc làm, môi trường làm việc…) thường ổn định, rõ ràng, tương đối chính xác và cụ thể cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH xác định mức đóng góp và mức trợ cấp hợp lý.
- Thông tin về các đối tượng lao động này thường có sẵn, dễ thu thập.
Bên cạnh những đối tượng phải nộp BHXH bắt buộc theo quy định của nhà nước thì còn có những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đó là những người lao động và người sử dụng lao động không thuộc diện quy định tham gia BHXH bắt buộc như ở trên. Họ tự nguyện tham gia BHXH cho chính bản thân mình. Đặc điểm của các đối tượng này được thể hiện :
- Những người lao động tham gia BHXH tự nguyện thường thuộc các khu vực kinh tế phi chính thức. Công việc của họ không ổn định, thay đổi liên tục thất thường và thu nhập thường khá thấp và không ổn định
- Tự bản thân họ phải bỏ tiền ra để đóng góp BHXH cho chính mình
Những người lao động này bao gồm:
-Người lao động là việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp,khu chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp các tổ chức thuộc lực lượng vũ trang.
- Người giữ các chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng đoàn thể từ trung ương đến địa phương.
- Công chức, viên chức nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Mức thu BHXH
Theo quy định thu BHXH hiện nay của Chính phủ Việt Nam thì mức thu BHXH bao gồm:
2.1. Mức thu 3% tiền lương hay trợ cấp hàng tháng
- Người được hương lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
- Người lao độgn thuộc đối tượng thu mức 23% tiền lương nhưng đang trong thời gian nghỉ ốm dài, nghỉ thai sản ( đối với nữ) hay nghỉ chờ việc không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh
- Lưu học sinh (thu 3% học bổng)
2.2. Mức thu 3 % tính trên lương tối thiểu:
- Người hưởng chế độ ưu đãi theo pháp lệnh của người có công
- Các đối tượng bảo trợ xã hôk , thân nhân liệt sĩ, đối tượng nhiễm chất độc hóa học.
- Thành viên hôk đồng nhân dân xã phường không thuộc đối tượng của nghị định 09/1998/ NĐ-CP
2.3.Mức thu 15% tiền lương
- Người đi hợp tác lao động ở nước ngoài không hưởng tiền lương ở trong nước bao gồm:
+ Nếu người lao động trước khi ra nước ngoài là cán bộ công nhân viên chức nhà nước thì phải đóng 15% theo mức tiền lương đang hưởng.
+ Nếu là lao động mới tuyển dụng thì mức đóng BHXH được tính theo hai lần mức tiền lương tối thiều do Nhà nước quy định.
-Đối tượng thuộc điện tinh giảm biên chế được đóng BHXH theo quy định tại nghị quyết số 16/2000/NĐ-CP ra ngày 18/10/2000 của chính phủ
- Đối tượng tự nguyện đóng bổ sung BHXH để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản b, điều9, mục II, thông tư 07/2003/TT-BLĐTBXH ra ngày 12/3/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội
2.4. Mức thu 18% sinh hoạt phí và phụ cấp:
Cán bộ xã phường, thị trấn được đề cập đến tại nghị định số 09/1668/NĐ-CP
2.5. Mức thu 20% tiền lương, tiền công
- Người lao động đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan đơn vị.
- Người lao động trong các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động
2.6. Mức thu 23% tiền công tiền lương
Toàn bộ lao động còn lại ngoại trừ các đối tượng đã được nhắc đến ở trên đều phải nộp 23% tiền công, tiền lương
Mức thu này tính trên cơ sở mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động
Phụ cấp chức vụ
Phụ cấp thâm niên
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp đắt đỏ
Hệ số chênh lệch bảo lưu
2.7. Mức thu ấn định 50000 đồng/ người/ năm: áp dụng với những người cùng kiệt theo quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2000 của chính phủ
Phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH:
Theo quy định hiện nay,ngành BHXH là ngành hoạt động theo ngành dọc vì vậy công tác tổ chức thu cũng được phân cấp theo ngành dọc từ TW đến địa phương :
Bộ máy quản lý thu
Ban quản lý thu BHXH Việt nam
Phòng thu tại BHXH các tỉnh, thành phố
Bộ phận quản lý thu BHXH tại các quận, huyện
Theo sơ đồ trên:
- Cấp Trung ương chính là ban quản lý thu BHXH Việt Nam có nhiệm vụ quản lý chung về tất các các hoạt động liên quan đến công tác thu ở tất cả các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố, quận, huyện trong cả nước.
- Cấp khu vực là phòng thu BHXH của các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu BHXH tại các đơn vị sau:
+ Các tổ chức, doanh nghiệp thuọc quyền quản lý của Nhà nước
+ Các đơn vị TW, cơ quan HCSN- Đảng, Đoàn thể đóng trên địa bàn của tỉnh, thành phố
+ Các đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Các đơn vị xuất khẩu lao động
+ Các đơn vị có số lượng lao động lớn
- Cấp địa phương: bộ phận quản lý thu của BHXH quận, huyện có trách nhiệm thu BHXH ở:
+ Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thuộc quyền quản lý của quận, huyện
+ Các đơn vị có số lượng lao động không lớn
+ Cán bộ xã phường, thị trấn
+ Những đơn vị được BHXH tỉnh ủy quyền thu.
Khi tiến hành phân cấp quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương thì cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương cùng với BHXH các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có những vai trò riêng trong việc thực hiện công tác thu BHXH ở các đơn vị, các địa phương.Cụ thể như sau:
BHXH tỉnh Hải Dương:
- Hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
- Lập kế hoạch báo cáo tổng hợp kết quả thu BHXH hàng tháng, quý , năm, kỳ theo yêu cầu của ngành.
- Thực hiện thu – nộp BHXH theo chế độ tài chính đã quy định...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status