Thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Thẩm định tài chính các dự án đầu tư tại công ty tài chính công nghiệp tàu thủy



MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2
1.1 Đầu tư và dự án đầu tư 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Vai trò 5
1.1.3 Đặc điểm của dự án 6
1.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 7
1.2.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.1.1 Thẩm định dự án đầu tư 7
1.2.1.2 Nội dung thẩm định dự án 7
1.2.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 9
1.2.2.1 Khái niệm 9
1.2.2.2 Vai trò 9
1.2.2.3 Nội dung thẩm định tài chính dự án 11
1.2.2.4 Quy trình thẩm định tài chính dự án 11
1.2.2.5 Các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án 15
1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án đầu tư 22
1.2.1.3 Các phương pháp thẩm định tài chính dư án đầu tư 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 28
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 28
2.1 Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 28
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, các phòng ban chức năng của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 30
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thuỷ 31
2.2 Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 36
2.2.1 Các kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 36
2.2.2 Kết quả hoạt động đầu tư của Công ty 38
2.3 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 39
2.3.1 Khái quát về hoạt động thẩm định dự án tại Công ty 39
2.3.1.1 Quy trình và tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VFC 39
2.3.1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại VFC 42
2.3.2 Những kết quả đã đạt được 43
2.3.2.1 Xây dựng quy trình quy chế 43
2.3.2.2 Thành lập bộ phận chuyên trách để thẩm định các hoạt động đầu tư 44
2.3.2.3 Công tác thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu 44
2.3.2.4 VFC đã thực hiện có hiệu quả nhiều dự án đầu tư 44
2.3.2.5 Giới thiệu thẩm định tài chính dự án vận tải dầu thô của Công ty X 45
2.4 Đánh giá về thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam ( VFC) 50
2.4.1 Ưu điểm 50
2.4.2 Những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 51
2.5 Nguyên nhân của những tồn tại 54
2.5.1 Nguyên nhân khách quan 54
2.5.2 Nguyên nhân chủ quan 55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY 56
3.1 Định hướng hoạt động đầu tư dự án của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 56
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy 56
3.2.1 Nâng cao chất lượng nhân sự thẩm định tài chính dự án 56
3.2.2 Hoàn thiện và đổi mới nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 57
3.2.3 Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin 59
3.3 Một số kiến nghị 60
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g tự nhiên, chiến lược, định hướng hoạt động và cơ chế chính sách… cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án
Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động vào chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Nhân tố khách quan có thể là: các áp lực về quyền lực, chính trị, sự yếu kém trong chính sách, năng lực quản lý và thẩm định, môi trường luật pháp của Nhà nước… gây ra những bất thường về dự án, do đó làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
Các phương pháp thẩm định tài chính dư án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động mang tính chính xác và khoa học. Vì thế, công tác này yêu cầu phải được tiến hành theo những phương pháp cụ thể, việc áp dụng các phương pháp thẩm định một cách hợp lý sẽ tiết kiệm được cho phí và hạn chế rủi ro.
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu
Phương pháp so sánh là việc so sánh giữa các chỉ tiêu có trong dự án với các quy định về kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành cũng như các thông tin mà người cán bộ đã thẩm định là đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao. Quá trình xem xét, đánh giá này lại được đặt trong tổng thể các mối quan hệ biện chứng giữa các chỉ tiêu được phân tích với nhau
Thứ nhất, so sánh với các dự án cũ theo các chỉ tiêu đã lựa chọn. Dựa trên các chỉ tiêu mà các dự án tương tự đã hoàn thành, Công ty tài chính tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến chúng, từ đó xây dựng các chỉ tiêu cho dự án mới. Việc nghiên cứu các dự án tương tự đã hoàn thành giúp Công ty tài chính thấy được những tác động bất ngờ vào dự án, những ảnh hưởng trong dài hạn của dự án đối với phát triển kinh tế… từ đó để xác định những định mức khoa học, so sánh dự án chuẩn bị tài trợ với định mức đó. Ngoài ra, Công ty tài chính cũng có thể tham khảo các dự án thực hiện tại các quốc gia khác, do các tổ chức tài chính khác tài trợ và thực hiện
Thứ hai, so sánh với các định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ quan quản lý quy định. Các chỉ tiêu như yêu cầu về đất đai, nguồn nước, môi trường, vật tư, nguồn lao động…đã được đúc kết qua nhiều năm và trở thành định mức do Nhà nước ban hành. Số liệu này có độ tin cậy cao và trở thành căn cứ để Công ty tài chính thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
Trong thực tế áp dụng phương pháp này người ta thường so sánh các chỉ tiêu chủ yếu sau : các chỉ tiêu về vốn đầu tư: tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư; các chỉ tiêu tổng hợp về hiệu quả vốn đầu tư như: hệ só hiệu quả vốn đầu tư, NPV, IRR…; các loại định mức kinh tế kỹ thuật như định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công…; tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng…; tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị, chất lượng sản phẩm của dự án. Trên cơ sở so sánh và phân tích sẽ đưa ra các kết luận về mức độ chính xác và hợp lý của các chỉ tiêu liên quan đến dự án.
Phương pháp so sánh là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện vì thế nên nó được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm:
Khi lấy các dự án cũ làm cơ sở để so sánh, chúng ta giả định dự án cũ là định mức ( chuẩn). Điều này trên thực tế không phải khi nào cũng đúng
Trong trường hợp dự án mới có nhiều đặc điểm đặc thù thì sẽ có quá nhiều sai lệch giữa các chỉ tiêu và việc so sánh trong trường hợp này sẽ hết sức khó khăn, thậm chí trở thành vô nghĩa
Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta có chọn cơ sở so sánh là định mức, các tiêu chuẩn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang được sử dụng
Phương pháp thẩm định theo trình tự
Thẩm định theo trình tự là rà soát lại toàn bộ quá trình soạn thảo dự án theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết phù hợp với trình tự soạn thảo dự án
Nếu phương pháp so sánh đi từ lời giải để kiểm tra ngược lại nhằm phát hiện những sai sót thì phương pháp thẩm định theo trình tự lại không chú ý đến kết quả ngay từ đầu mà đi tuần tự theo cách soạn thảo tìm ra kết quả
Thẩm định dự án theo phương pháp này chia ra làm 2 giai đoạn: thẩm định tổng quát và thẩm định chi tiết.
Thẩm định tổng quát là xem xét một cách tổng quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý cần đi sâu và phân tích một cách cụ thể và chi tiết. Thẩm định tổng quát cho chúng ta một cái nhìn toàn diện, khái quát về dự án đồng thời thấy rõ được những đặc trưng cơ bản của dự án
Thẩm định chi tiết là thẩm định từng nội dung của dự án và đưa ra các nhận xét, đánh giá về nội dung đó. Các nhận xét có thể khẳng định tính chính xác của nội dung hay chỉ ra những sai sót cần được sửa chữa, bổ sung.
Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án
Phân tích độ nhạy của dự án thường được tiến hành trong giai đoạn soạn thảo dự án. Tuy nhiên trong giai đoạn thẩm định kỹ thuật này có thể được lặp lại với sự dao động của các chỉ tiêu khác hay với biên độ giao động mà người thẩm định đánh giá là thích hợp, trên cơ sở đó mà kết luận về tính an toàn của dự án.
Phương án phân tích độ nhạy của dự án chỉ cho biết mức độ an toàn của dự án với giả định là các thông tin trong dự án chính xác, các thông số của dự án được tính toán khoa học. Nếu ngược lại thì việc phân tích độ nhạy sẽ trở nên vô nghĩa
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY
2.1 Khái quát về Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy
Tên công ty : Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu Thủy
Tên giao dịch đối ngoại: VietNam Shipbuilding Finance Company
Tên viết tắt : VFC
Địa chỉ : 120 Hàng Trống - Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại : 84.04.8286191
Fax : 84.04.8287243
Email : [email protected]
Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam ( nay đã trở thành tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy) , do Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu và quyết định các hình thức tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng ngày 26/12/1997 của Quốc hội và Nghị định số 79/2002/NĐCP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và họat động của Công ty Tài chính.
Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy được thành lập theo quyết định số 3456/1998/QĐ/BGTVT ngày 19/12/1998 của Bộ Giao Thông Vận Tải, hoạt động theo Giấy phép do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp số 04/GP-NHNN ngày 16/03/2000. Nội dung và địa bàn hoạt động của VFC được thực hiện theo Quyết định số 90/2000/QĐ-NHNN5 ngày 16/03/2000. Cho tới nay, sau 7 năm hoạt động, Công ty đã tăng mức vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 1023 tỷ VNĐ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu và liên tiếp đạt hiệu quả trong nhiều năm liền. Đến nay công ty dã có quan hệ tín dụng với hàng tră...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status