Hoàn thiện công tác Tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác Tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam



Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2. Mục đích nghiên cứu. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
4. Phương pháp nghiên cứu. 4
NỘI DUNG CHÍNH 5
Chương I Những vấn đề cơ bản vê tổ chức đấu thầu 5
1.1. Khái niệm chung về đấu thầu và các giai đoạn của tổ chức đấu thầu 5
1.1.1. Khái niệm, mục đích công tác đấu thầu 5
1.1.2. Các văn bản quy định về đấu thầu 9
1.2. Quy trình, nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu trong đấu thầu 12
1.2.1 Quy trình đấu thầu 12
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng liên quan đến tổ chức đấu thầu 18
1.2.4. Yêu cầu ( thước đo) chung đảm bảo tính hiệu quả đấu thầu 19
1.2.5. Một số mặt trái trong tổ chức đấu thầu 19
1.3. Một số vấn đề về đấu thầu khi gia nhập WTO 20
Chương II Thực trạng Công tác đấu thầu ở Tổng công ty
Hàng không Việt Nam 21
2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng không Việt Nam 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 24
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ 27
2.2 Công tác đấu thầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam qua các
giai đoạn 28
2.2.1 Giai đoạn trước khi có Luật đấu thầu sửa đổi 2006 28
2.2.2 Sau khi có Luật đấu thầu 29
2.3 Thực trạng tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty Hàng không Việt Nam 30
2.3.1 Quy định nội bộ ( văn bản hướng dẫn) 30
2.3.2 Bộ phận nhân sự phụ trách đấu thầu (số lượng, chất lượng) 31
2.3.3 Quy trình thực hiện công tác tổ chức đấu thầu 32
2.3.4 Công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đấu thầu 49
2.4 Đánh giá so sánh công tác tổ chức đấu thầu của Tổng công ty đảm bảo các yêu cầu hiệu quả đúng ngyên tắc. 51
2.4.1 Kết quả 51
2.4.2 Vấn đề còn tồn tại 57
Chương III Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 63
3.1 Yêu cầu trong tổ chức đấu thầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 63
3.1.1 Yêu cầu về khối lượng tổ chức đấu thầu 63
3.1.2 Yêu cầu về chất lượng tổ chức đấu thầu 65
3.2 Giải pháp kiến nghị nhăm tăng hiệu quả của công tác tổ chức đấu thầu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 65
3.2.1 Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định Nhà nước về đấu thầu 65
3.2.2 Quy định nội bộ của Tổng công ty 66
3.2.3 Hồ sơ mời thầu cần được. chuẩn bị tốt và sử dụng tối đa: 67
3.2.4 Tổ chức bộ máy làm công tác đấu thầu: Phân cấp và có quan hệ chặt chẽ giữa các. phòng ban trong Tổng công ty 69
3.2.5 Nâng cao trình độ, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu 70
3.2.6 Công tác thẩm định kiểm tra giám sát công tác đấu thầu trong
Tổng công ty 71
3.2.7 Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu 72
3.2.8 Thực hiện quyết toán kịp thời cho các nhà thầu tạo điều kiện hoàn thành gói thầu của nhà thầu 72
3.2.9 Quản lý hồ sơ trong và sau đấu thầu 73
3.3 Kiến nghị với Nhà nước 74
3.3.1 Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản đấu thầu và các văn bản có liên quan 74
3.3.2 Giảm thủ tục hành chính trong đấu thầu 75
3.3.3 Tăng cường công khai hoá hoạt động đấu thầu 76
3.3.4 Nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ quản lý và hoạt động tổ chức đấu thầu 77
3.3.5 Mở rộng, phát triển hình thức đấu thầu mạng 78
KẾT LUẬN 80
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ầu với như gói thầu EPC hay gói thầu tư vấn), xác định giá trị các gói thầu, mỗi gói thầu đàm bảo về tài chính, kỹ thuật như thế nào… Đối với các dự án lớn việc lập kế hoạch đấu thầu rất quan trọng bởi các dự án được thực hiện qua nhiều năm, giá trị của dự án và tiến độ giải ngân chậm…Do vậy việc lập kế hoạch đấu thầu căn cứ vào:
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
Các văn bản giải trình, bổ xung trong quá trình thẩm định dự án
Quyết dịnh đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư
Dự toán, tổn dự toán được duyệt
Khả năng cung cấp vớn
Các văn bản pháp lý có liên quan…
Tiếp đó, Ban Kế hoạch và đầu tư sẽ chuyển lên Chủ tịch HĐQT hay Tổng giám đốc phê duyệt ( tùy theo quy mô giá trị, khối lượng,tính chất của dự án được đấu thầu)
b,Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu
Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hay quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu, phù hợp với nội dung nêu trong dự án.
2. Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hay tổng dự toán, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giá gói thầu được xác định trên cơ sở khối lượng công việc thực hiện hoàn chỉnh nhân với giá và định mức do Nhà nước ban hành đối với từng hạng mục mặt hàng.
Giá gói thầu được căn cứ vào thiết kê kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ tư vấn từ PBTT rồi xác định giá dự tóan của công việc, khối lượng hàng hóa mua sắm, dịch vụ tư vấn dựa trên quyết định đầu tư và bản tiên lượng.
3. Nguồn vốn
Nêu rõ nguồn vốn hay cách thu xếp vốn để thanh toán cho nhà thầu.
Đối với những nguồn vốn đầu tư,chi ngân sách của Tổng công ty thì việc lập kế hoạch được PBTT ( mua sắm, đầu tư, thuê tư vấn phục vụ cho chính Ban đó) hay được Ban Kế hoạch Đầu tư xây dựng (như mua sắm trong các khoản chi thường xuyên, xây dựng cơ bản,...)
Đối với những dự án lớn sử dụng trực tiếp ngấn sách của Nhà nước giao trực tiếp, việc lập Kế hoạch đấu thầu sẽ có sự tham gia của thành viên của Hội đồng quản trị và các Ban liên quan.
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và cách đấu thầu
Nêu hình thức lựa chọn nhà thầu và (trong nước, quốc tế hay sơ tuyển nếu có) của Luật Đấu thầu và các văn bản Phàp luật khác
Lựa chọn hình thức và cách đấu thầu tùy vào tính chất gói thầu và số lượng nhà thầu đáp ứng trên thị trường cũng như khả năng của bản thân Tổng công ty, từ đó sẽ đưa ra hình thức, cách phù hợp.
5. Thời gian lựa chọn nhà thầu
Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ của gói thầu.
6. Hình thức hợp đồng
Tùy theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và văn bản Pháp luật khác như Luật Xây dựng, Luật Thương mại..
7. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng phải bảo đảm việc thực hiện gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, mức độ cấp thiết của hàng hóa, dịch vụ tư vấn.
c,Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
- Trách nhiệm trình duyệt
+ Đối với những gói thầu có vốn trên 5 tỷ đồng trở lên, thuộc nguồn vốn Tổng công ty hay các gói thầu có nguồn vốn trực tiếp của Nhà nước thì chủ đầu tư ( PBTT) sẽ trình Kế hoạch đấu thầu lên Hội đồng quản trị Tổng công ty hay Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
+ Đối với những gói thầu có vốn dưới 5tỷ đồng, thuộc nguồn vốn Tổng công ty thì chủ đầu tư sẽ trình Tổng giám đốc phê duyệt
- Hồ sơ trình duyệt
Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:
+ Phần công việc đã thực hiện bao gồm những công việc liên quan tới chuẩn bị dự án với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
+ Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu
+ Phần kế hoạch đấu thầu bao gồm những công việc hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu. Nêu cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Trường hợp không áp dụng đấu thầu rộng rãi thì phải nêu rõ lý do.
Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu và phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu không được vượt tổng mức đầu tư của dự án.
Trường hợp cần thiết phải lập kế hoạch đấu thầu cho một hay một số gói thầu để thực hiện trước.
d, Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu
Đối với những dự án mà kế hoạchd dấu thầu và kết quả đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt , chủ trì thẩm định là một Phó Tổng giám đốcm thành phân thẩm định gồm thay mặt các Ban: Kế hoạc đầu tư, Tài chính Kế toán và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Đối với những dự án mà kế hoạc đấu thầu do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc phê duyệt, chủ trì thẩm định là lãnh đạo Ban Kế hoạch Đầu tư. Thành phần gồm thay mặt Ban Tài chính Kế toán và các đơn vị liên quan.
2 –Xây dựng tổ chuyên gia đấu thầu
Tổ chuyên gia đấu thầu được xây dựng phù hợp với tính chất và khối lượng dự án. Quyêt định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu phải được phối hợp của Ban Kế hoạch đầu tư và PBTT dựa trên nhân lực sẵn có của các phòng ban liên quan đến gói thầu.Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu phải được sự phê duyệt của Tổng giám đốc hay Hội đồng quản trị ( tùy theo gói thầu).
Thông thường tổ chuyên gia bao gồm thay mặt của PBTT, Ban Kế hoạch Đầu tư, Ban Tài chính Kế toán và các đơn vị liên quan. Trong đó, thay mặt PHTT sẽ là người đứng đầu tổ chuyên gia.
Tiếp đó, tổ chuyên gia sẽ tự xây dựng kế hoạch làm việc và cần có sự phê duyệt của PBTT. Kế hoạch làm việc của Tổ chuyên gia sẽ dựa trên tiến độ và yêu cầu của dự án.
3 - Chuẩn bị đấu thầu:
Lập hồ sơ mời thầu (HSMT) do tổ chuyên gia thực hiện và trình lên trưởng ban trực tiếp phê duyệt
a, Sơ tuyển nhà thầu
- Do một số gói thầu của Tổng công ty có giá trị lớn hay mang tính chuyên ngành Hàng không, nên số lượng Nhà thầu trong nước có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu rất hạn chế, thậm chí số lượng nhà thầu quốc tế có khả năng đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cũng không lớn. Việc sơ tuyển nhà thầu để lựa chon nững nhà thầu có khả năng dự thầu, góp phần đỡ tốn kém chi phí và thời gian cha cả nhà thầu và quá trình đánh giá hồ sơ sau này
- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: áp dụng đối vói đấu thầu hạn chế, các gói thầu này đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật, mang tính chuyên nganh chỉ có một số nha thầu đáp ứng được. Do đó, tổ chuyên gia đấu thầu sẽ tiến hành sơ tuyển nhà thầu sau đó gửi H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status