Những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá - Chi nhánh Ba Đình - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá - Chi nhánh Ba Đình



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương i : những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 2
I. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 2
1.Hoạt động của ngân hàng thương mại. 2
2. Những rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. 3
II. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng 6
1. Khái qúat về hoạt động tín dụng ngân hàng. 6
1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 6
1.2. Phân loại tín dụng. 7
2. Rủi ro tín dụng. 8
2.1. Rủi ro tín dụng và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 8
2.2. Các mô hình phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng. 9
2.2.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng: 9
2.2.1.1. Kiểm tra tín dụng: 15
2.2.1.2. Xử lí tín dụng có vấn đề: 16
2.2.2. Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng: 18
2.2.2.1. Mô hình điểm số Z: 18
2.2.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng. 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT THANH HOÁ-CHI NHÁNH BA ĐÌNH 21
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 21
1. Quá trình hình thành và phát triển. 21
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh. 22
3. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. 23
3.1.Những thuận lợi. 24
3.2.Những khó khăn. 24
4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 25
4.1.Hoạt động huy động vốn. 25
4.2.Hoạt động cho vay. 27
4.3.Kinh doanh dịch vụ. 31
2.Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Thanh Hoá chi nhánh Ba Đình. 36
2.1.Các biện pháp của chi nhánh Ba Đình nhằm ngăn ngừa và xử lí rủi ro. 36
2.1.1.Các biện pháp của chi nhánh trong việc hạn chế nợ quá hạn mới. 36
2.1.2.Nỗ lực xử lí nợ tồn đọng của NHNo&PTNT Thanh Hoá chi nhánh Ba Đình. 39
2.2. Tồn tại ở chi nhánh và nguyên nhân. 40
2.2.1.Những tồn tại ở chi nhánh. 40
2.2.2. Nguyên nhân. 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHNO&PTNT CHI NHÁNH BA ĐÌNH 46
1. Công tác tổ chức cán bộ. 46
2. Các quy chế tín dụng 47
3. Xây dựng một chính sách kinh doanh hiệu quả 49
4. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng. 51
Kết luận 53
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iểm để lượng hoá rủi ro tín dụngcủa khách hàng. Mô hình hiện đại có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí và khách quan hơn trong việc đánh giá khách hàng và ra quyết định tín dụng so với phương pháp truyền thống.
Sau đây là một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng hay được sử dụng nhất:
2.2.2.1. Mô hình điểm số Z:
Mô hình do E.I.Altman hình thành, theo mô hình, Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay. Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay và tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ theo mô hình:
Z= 1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.6X4+1.0X5
Trong đó:
X1=Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản
X2=Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
X3=Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản
X4=Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn
X5=Doanh thu/Tổng tài sản
Trị số Z càng cao người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro rín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng đó.
Mô hình này có những hạn chế sau:
- Mô hình này chỉ cho phép phân loại khách hàng thành 2 nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ trong khi thực tế khách hàng vỡ nợ lại có nhiều mức độ khác nhau do đó cần phân chia khách hàng thành nhiều nhóm cụ thể hơn.
- Không lí giải được tính bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian. Mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn độc lập điều này là trái với thực tế.
- Mô hình đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng như: uy tín của khách hàng, mối quan hệ truyền thống của khách hàng và ngân hàng hay các yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh. Mặt khác mô hình cho điểm thường không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn như: giá cả thị trường của các tài sản tài chính…
2.2.2.2. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
Trước thực tế số lượng đơn xin vay của người tiêu dùng ngày một gia tăng nhiều ngân hàng đã sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý nhanh chóng khối lượng đơn.
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng được sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản. số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài sản cá nhân, thời gian công tác. Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7–12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10. Ngân hàng sẽ xác định mức điểm ranh giới giữa các khách hàng có tín dụng tốt và các khách hàng có tín dụng xấu, trên cơ sở đó ngân hàng hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số. Căn cứ vào điểm số của khách hàng và khung chính sách của ngân hàng mà ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng đối với khách hàng.
Mô hình này có một số nhược điểm như: Không thể điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với thay đổi trong nền kinh tế, ngân hàng có thể bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của khách hàng vào dịch vụ ngân hàng.
Chương 2: thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của nhno & ptnt thanh hoá-chi nhánh ba đình
I. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng nônhg nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá chi nhánh Ba Đình được thành lập ngày 01/04/2002 với tên gọi là chi nhánh Ba Đình-Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá. Trụ sở giao dịch đóng tại số 77 Đinh Công Tráng, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá, là địa điểm trung tâm của thành phố Thanh Hoá. Vào thời điểm chi nhánh được thành lập thành phố Thanh Hoá đã thành lập được 6 năm, cư dân khu trung tâm đông đúc, kinh tế chủ yếu là kinh doanh, thương mại dịch vụ và đang ngày càng phát triển.
Chi nhánh đóng trên địa bàn phường Ba Đình, chủ yếu quản lí, phục vụ thị trường 3 phường: phường Lam Sơn, phường Ba Đình, phường Ngọc Trạo.
Trong quá trình hoạt động, được sự ủng hộ nhịêt tình của Đảng bộ và chính quyền địa phương cùng sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng tỉnh và đặc biệt là sự cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh nên ngân hàng Ba Đình đã dần đi vào hoạt động bình thường, ổn định và ngày cành phát triển, khẳng định được vai trò đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là đối với sự phát triển công thương nghiệp trong vùng. Khách hàng ngày càng tin tưởng và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn, đối tượng khách hàng ngày càng mở rộng không chỉ là các khách hàng trong phạm vi quản lí mà còn thu hút một lượng lớn khách hàng trong thành phố và những khu vực lân cận. Cơ sở vật chất ban đầu còn hạn chế, trụ sở giao dịch của ngân hàng ngày đầu thành lập chỉ là một ngôi nhà mái bằng gồm có 3 phòng, sau một thời gian hoạt động và phát triển nhằm phù hợp với quy mô giao dịch của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu, tạo sự thuận tiện, thoải mái cho khách hàng, vào tháng 03/2006 chi nhánh đã được hội sở chính đầu tư xây mới hoàn toàn trở thành một văn phòng có 3 tầng và một tầng trệt dùng làm nơi để xe của khách hàng và cán bộ nhân viên ngân hàng. Việc hoàn thành xây dựng cơ sở mới đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của ngân hàng trong lòng khách hàng đồng thời tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho cán bộ nhân viên ngân hàng.
Trong tương lai khu vực ngân hàng quản lí sẽ trở thành khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ lớn của thành phố, chi nhánh Ba Đình đã và đang đổi mới, phát triển, nâng cao vị thế uy tín của mình trên địa bàn nhằm phù hợp với yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng tối đa những nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng, góp phần vào sự phát triển của khu vực, của tỉnh và của công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh.
Chi nhánh Ba Đình là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá, hoạt động trên địa bàn thành phố thanh hoá với tổng số nhân viên là 20 người. Cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng ban chính như sau: Giám đốc, phòng tín dụng kinh doanh, phòng tài chính kế toán, bộ phận quỹ, bảo vệ. Trong đó:
- Phòng tín dụng kinh doanh: gồm 6 cán bộ tín dụng, 1 trưởng phòng tín dụng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc, trực tiếp thẩm định kinh tế kĩ thuật, kinh tế đầu tư, cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế,
- Phòng tài chính kế toán: gồm có 5 nhân viên kế toán và 1 trưởng phòng kế toán; có nhiệm vụ lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Bộ phân huy động vốn: là 1 bộ phận của phòng kế toán huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ mọi thành phần kinh tế xã hội.
- Bộ phận ngân quỹ: bao gồm 4 cán bộ thu ngân làm nhiệm vụ thu chi, lưu trữ,bảo quản tiền mặt của các ấn chi, ấn phẩm như: sổ tiết kiệm, kì phiếu, các chứng từ có giá mà khách hàng cầm cố tại ngân hàng.
- Bộ ph
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status