Xây dựng chiến lược marketing mix cho nhà máy nhôm Đông Anh giai đoạn 2008- 2010 - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM TỪ NHÔM 3
1. CÁC YẾU TỐ CẦU 3
1.1. Quy mô 3
1.2. Cơ cấu 3
2.CÁC YẾU TỐ CUNG 4
2.1Đối thủ cạnh tranh 4
2.2. Chủng loại sản phẩm 6
2.3. Vị trí công ty 7
2.4.Hệ thống kênh phân phối của nghành 8
3.CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ 8
3.1 Môi trường chính trị xã hội. 8
3.2 Môi trường luật pháp 9
3.3 Môi trường kinh tế 9
4.4 Môi trường công nghệ. 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH 11
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 11
1.1. Lịch sử hình thành 11
1.1.1. C.Ty TNHH NN MTV Cơ Khí Đông Anh 11
1.1.2. Nhà máy nhôm Đông Anh 13
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chính 13
1.3. Cơ cấu tổ chức 14
1.4 Các nguồn lực của nhà máy 15
1.4.1 Quy mô đầu tư 15
1.4.2. Nhân lực 15
1.4.3. Quy mô sản xuất 15
1.4.4. Công nghệ 17
2. KẾT QUẢ KINH DOANH 18
2.1. Kết quả kinh doanh 2005 18
2.2. Kết quả kinh doanh 2006 18
2.2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2006. 18
2.2.2. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ qua các tháng năm 2006 và so sánh cùng kỳ năm 2005. 19
2.2.3. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh 20
2.3 Kết quả kinh doanh 2007 21
2. PHÂN TÍCH SWOT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH 24
3.1.Điểm mạnh 24
3.2 Điểm yếu 25
3.2. Cơ hội 26
3.4. Thách thức 26
4.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH 27
4.1Bộ máy marketing của nhà máy nhôm Đông Anh 27
4.1.1Chức năng marketing của phòng kinh doanh 29
4.1.1.1 Xúc tiến thương mại và tiếp thị bán hàng 29
4.1.1.2 Tổ chức 29
4.1.1.3 Quản lý 30
4.1.1.4 Lập kế hoạc và báo cáo 31
4.1.2 Chức năng marketing của phòng dự án 31
4.1.2.1 Xúc tiến thương mại và tiếp thị bán hàng 31
4.1.2.2 Công tác tư vấn, thiết kế, báo giá hay tham gia thầu. 32
4.1.2.3 Tổ chức thực hiện 32
4.1.2.4 Chức năng giới thiệu sản phẩm và bán hàng qua Showroom 33
4.1.2.5 Kế hoạch và báo cáo 33
4.1.2.6 Các công việc khác: 33
4.2.Thực trạng chiến lược marketing của nhà máy nhôm Đông Anh 33
4.2.1 Khách hàng của nhà máy 33
4.2.1.1 Khách hàng của các sản phẩm dạng thanh 33
4.2.1.2 Khách hàng của các sản phẩm dạng hoàn thiện, sản phẩm đấu thầu 34
4.2.1.3 Khách hàng của các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp 34
4.2.1.4 Khách hàng xuất khẩu 34
4.2.1.5 Khách hàng của các sản phẩm khác 34
4.2.2 Các hoạt động của nhà máy 34
4.2.3 Cơ cấu thị trường theo phân vùng địa lý 35
4.3 Thực trạng marketing mix của nhà máy nhôm Đông Anh 36
4.3.1 Sản phẩm 36
4.3.2 Chính sách giá 37
4.3.3 Phân phối 40
4.3.4 Xúc tiến hỗn hợp 41
4.3.4.1 Kế hoạch quảng bá lớn nhất của nhà máy trong thời gian vừa qua 41
4.3.4.2 Các hoạt động đang thực hiện của nhà máy 43
4.3.Đánh giá chung về chiến lược marketing của nhà máy 44
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN HỢP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY NHÔM ĐÔNG ANH 45
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA NHÀ MÁY 45
1.1 Xu hướng phát triển thị trường 45
1.2 Định hướng quản lý chung 45
2.KIẾN NGHỊ VỀ MARKETING CHIẾN LƯỢC 46
2.1Thị trường mục tiêu 46
2.1.1Phân đoạn thị trường 46
2.1.2 Thị trường mục tiêu 47
2.2 Định vị thị trường 49
2.3 Chiến lược Marketing 49
3. KIẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG MARKETING HỖN HỢP 50
3.1Sản phẩm 50
3.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 50
3.1.2 Bổ sung thêm những tính chất mới cho sản phẩm và cải tiến kiểu dáng 50
3.1.3.Phát triển sản phẩm mới 50
3.1.4. Dịch chuyển cơ cấu sản phẩm. 51
3.2. Chiến lược giá 52
3.2.1. Những cách giảm giá thành sản phẩm 52
3.2.2. Các cách định giá 52
3.2.2.1 Định giá căn cứ vào chi phí sản xuất 52
3.2.2.2 Định giá căn cứ vào nhu cầu 52
3.2.2.3 Định giá căn cứ vào đối thủ cạnh tranh 52
3.3 Phân phối 53
3.3.1 Nâng cao hiệu quả kênh phân phối 53
3.3.2 Chính sách đối với các đại lý 53
3.3.3. Chính sách đối với kênh phân phối trực tiếp của nhà máy 55
3.3.4. Phát triển hệ thống kênh ra thị trường ngoài nước 55
3.4. Xúc tiến hỗn hợp 56
3.4.1. Quảng cáo 56
3.4.2. Khuyến mại 56
3.4.3. Quan hệ công chúng 56
3.5. Yếu tố con người 57
3.5.1 Cơ cấu nhân sự 57
3.5.2 Nâng cao tay nghề công nhân viên 57
3.5.3. Tầm nhìn của các cán bộ quản lý 57
4. HỖ TRỢ TỪ CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ ĐÔNG ANH 57
KẾT LUẬN 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 61
LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới cải cách nền kinh tế trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 là cái mốc đánh dấu sự thay đổi lớn của nền kinh tế Việt Nam từ một nền kinh tế lạc hậu kém phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường năng động . Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng cùng kiệt đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Đặc biệt hiện nay Việt Nam đã là thành viên của các khối ASEAN; APEC; khối mậu dịch tự do AFTA; và năm 2008 là tổ chức thương mại thế giới WTO thì cơ hội và thách thức đến với các doanh nghiệp Việt Nam là vô cùng rõ rệt. Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
Với tư cách một công ty quốc doanh trong thời đại chuyển mình, C.Ty Cơ Khí Đông Anh (CKĐA) là một minh chứng sống động cho sự thành công của thời kỳ đổi mới. Vượt qua những dấu ấn của một thời quan liêu bao cấp, thay đổi theo nhịp đập của thị trường, Hiện nay, công ty đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu cho một số mặt hàng công nghiệp.
Là một sinh viên chuyên ngành marketing cuối khoá, tui nhận thấy tại C.ty CKĐA có một môi trường tốt để tui có thể trao dồi những lý thuyết đã được học trên giảng đường và áp dụng chúng vào thực tế. Qua đó tui sẽ có được những kinh nghiệm thực tế quý báu, cần thiết và rất hữu ích sau khi ra trường.Thực tập tại C.ty CKĐA là một cơ hội cho tui để hiểu biết thêm về thực tế, thị trường và doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
Với những kiến thức đã được học tại giảng đường và tại công ty TNHH MTV cơ khí Đông Anh cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Vũ Trí Dũng, các cô chú và các anh chị trong phòng kinh tế công ty em đã chọn đề tài:
“Xây dựng chiến lược marketing mix cho nhà máy nhôm Đông Anh giai đoạn 2008- 2010”
Để nhằm hiểu rõ hơn về chuyên ngành mình đã học góp một phần kiến nghị của mình cho công ty trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Kết cấu của chuyên đề bao gồm:
Lời nói đầu
Nội dung
Chương 1: Tổng quan thị trường các sản phẩm từ nhôm
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của nhà máy nhôm Đông Anh.
Chương 3: Kiến nghị các giải pháp marketing hỗn hợp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của nhà máy nhôm Đông Anh.
Kết luận.

5X4Fs6MdCX22tD0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status