Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thông tin Card Visit – Leaflet - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý thông tin Card Visit – Leaflet



Khi xây dựng một ứng dụng thực tiễn, kết quả cuối cùng mà nhà quản lý quan tâm đó là báo cáo. Dữ liệu cuối cùng có thể kết xuất ra các thiết bị máy in, các trình hỗ trợ khác cho phép người dùng in hay trích xuất dữ liệu sang các trình ứng dụng tương thích khác nhau.
Data Report là công cụ làm báo cáo tích hợp trong Visual Basic 6.0. Nó cho phép ta thiết kế báo cáo trên ứng dụng Visual Basic.
Để tạo báo cáo bằng Data Report trước hết phải có cơ sở dữ liệu, có thể tạo bằng Microsoft Access hay SQL Server.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nhược điểm là không gợi nhớ và không cho phép chèn mã vào giữa hai mã cũ.
Phương phápmã hóa theo seri: sử dụng một tập hợp theo dãy gọi là seri. Phương pháp này sử dụng một tập hợp theo dãy, Seri được coi như một giấy phép theo mã quy định
Phương pháp mã hóa tổng hợp: kết hợp mã hóa phân cấp với mã hóa liên tiếp
Phương pháp mã hóa ghép nối: phương pháp này chia mã thành nhiều trường, mỗi trường tương ứng với một đặc tính, những liên hệ có thể có giữa những tập hợp con khác nhau với đối tượng được ghép mã. Ưu điểm là nhận diện không nhầm lẫn đối tượng, có khả năng phân tích cao. Có nhiều khả năng kiểm tra thuộc tính. Nhược điểm là khá cồng kềnh vì cần nhiều kí tự, phải chọn những đặc tính ổn định nếu không bộ mã sẽ mất ý nghĩa
Phương pháp mã hóa gợi nhớ: căn cứ vào đặc tính của đối tượng để thực hiện xây dựng mã( Ví dụ như sử dụng viết tắt cái chữ cái đầu để làm mã như : VND, USD..). Ưu điểm là mang tính gợi nhớ cao, có thể mở rộng dễ dàng nhưng nhược điểm là không tiện cho việc phân tích và tổng hợp, dài hơn mã phân cấp
2.2.3 Các công cụ mô hình hóa HTTT
Một số công cụ chính dùng để mô hình hóa và xây dựng tài liệu cho hệ thống là sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) và sơ đồ luồng dữ liệu (DFD).
Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD :
Khái niệm BFD: Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống thông tin chỉ ra cho chúng ta biết hệ thống của chúng ta cần làm gì chứ không ra là phải làm như thế nào?
Phân cấp của sơ đồ BFD:
Việc phân cấp sơ đồ chức năng kinh doanh cho phép phân tích viên hệ thống có thể đi từ tổng hợp đến cụ thể, từ tổng quát đến chi tiết. Trên cơ sở đó phân tích viên hệ thống có thể tiến hành theo một trình tự khoa học, có sự phân công mỗi nhóm phụ trách phân tích một mức nào đó. Điều này tạo ra nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm và làm cho quy trình phân cấp không trùng lặp, không nhầm lẫn. Xây dựng sơ đồ là quá trình phân rã, từ một chức năng lớn (ở cấp cao) được phân chia thành những phần thích hợp, nhỏ hơn (ở cấp thấp hơn) theo sơ đồ cấu trúc hình cây.
Quy tắc lập sơ đồ BFD:
+ Tuần tự: ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng.
+ Lựa chọn: khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên, góc phải của khối chức năng đó.
+ Phép lặp: nếu một quá trình được thực hiện hơn một lần thì đánh dấu “*” ở phía trên, góc phải của khối chức năng.
Nếu một quá trình nào đó bị loại khỏi đề án do chưa hợp lý hay không đem lại lợi ích thì nên đánh dấu bằng một dòng đậm vào khối chức năng.
Khi các chức năng phụ thuộc vào các sự kiện bên ngoài thì có thể đánh dấu bằng một mũi tên bên lề phải. Nên thêm vào trên đầu của sơ đồ một chú thích ngắn gọn để nhấn mạnh mục đích của chức năng đó (chức năng này ở mức cao nhất).
+ Tên gọi của sơ đồ chức năng cần được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ dàng phân biệt giữa tên gọi của các chức năng với nhau.
+ Sơ đồ chức năng cần được xác lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ. Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.
Sơ đồ luồng dữ liệu DFD : là sự biểu diễn bằng sơ đồ sự vận động của dữ liệu và có liên quan đến nguồn, đích, xử lý và kho :
Ký pháp :
Quá trình hoặc chức năng : Nhận hóa đơn
Bán hàng
Dòng dữ liệu
Hóa đơn
Thông tin giao hàng
Tệp hóa đơn
Kho dữ liệu
Tác nhân bên ngoài
Nhà cung cấp
Khách hàng
Tác nhân bên trong
Giao hàng
Xác định NCC
Ghi chú : Các mũi tên liền chỉ dòng thông tin cầu.
Các mũi tên gián đoạn …….. à chỉ dòng thông tin cung.
Trình tự lập sơ đồ luồng dữ liệu :
DFD mức ngữ cảnh :
Trước hết phải xem toàn bộ hệ thống như một tiến trình duy nhất và xác định các đầu cuối. Trong sơ đồ đầu tiên này chỉ có một tiến trình, tên tiến trình này là tên hệ thống. DFD mức ngữ cảnh có tác dụng xác định quy mô và mục tiêu hệ thống. DFD mức ngữ cảnh có thể thay thế cho phát biểu về quy mô và mục tiêu hệ thống bằng lời.
DFD mức hệ thống :
DFD mức hệ thống được chi tiết hóa thành các tiến trình gọi là DFD cấp hệ thống. Trong bước này các chức năng chính của hệ thống cùng các luồng dữ liệu vào ra hệ thống theo chức năng được xác định. DFD mức hệ thống thường gồm dưới 10 tiến trình chính.
DFD mức trung gian :
Với mỗi tiến trình ở cấp hệ thống, một DFD được vẽ để chi tiết hóa các chức năng chính. Các tiến trình trong cấp này được đánh số gồm số của tiến trình mẹ theo sau là dấu chấm và số thứ tự các tiến trình con: 1.1, 1.2, 1.3 …
DFD mức trung gian cho phép hiểu rõ các chức năng chính của hệ thống. Hầu hết các kho dữ liệu căn bản của hệ thống xuất hiện ở cấp này.
DFD mức chi tiết :
DFD mức chi tiết tiếp tục chi tiết hóa mỗi tiến trình mức trung gian. Đánh số các tiến trình khởi đầu bằng số của tiến trình mẹ: 1.1.1, 1.1.2 …. Ở cấp này, hầu hết các kho dữ liệu đều xuất hiện, các tiến trình thường đã có thể hiểu rõ chỉ qua các luồng dữ liệu vào ra và tên tiến trình.
2.3 Phương pháp luận về thiết kế HTTT
2.3.1 Nguyên tắc thiết kế vật lý ngoài
Theo Joseph Dusmas thì thiết kế vật lý ngoài một HTTT phải dựa vào 7 nguyên tắc chung sau đây:
1- Đảm bảo rằng người sử dụng luôn đang kiểm soát hệ thống. Có nghĩa là, người sử dụng luôn luôn có thể thông báo cho hệ thống những việc cần thực hiện.
2- Thiết kế hệ thống theo thói quen và kinh nghiệm của người sử dụng
3- Gắn chặt chẽ với các thuật ngữ, dạng thức và các thủ tục đã được dùng.
4- Che khuất những bộ phận bên trong của các phần mềm và phần cứng tạo thành hệ thống.
5- Cung cấp thông tin tư liệu trên màn hình.
6- Giảm tới mức tối thiểu lượng thông tin mà người dùng phải nhớ trong khi sử dụng hệ thống.
7- Dựa vào những quy tắc đã được chấp nhận về đồ họa, ký họa khi thể hiện thông tin trên màn hình hay trên giấy.
Thiết kế vật lý ngoài yêu cầu phân tích viên phải đặt mình vào vị trí của người sử dụng vì HTTT sẽ được sử dụng bởi những người có hiểu biết ít nhiều về tin học và sẽ thực hiện một công việc nào đó trong một môi trường riêng.
2.3.2 Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình
* Khi thiết kế thông tin ra trên màn hình phải chú ý những điểm sau:
Thông tin ra phải được thiết kế sao cho người sử dụng phải kiểm soát được lượng thông tin ra màn hình. Cần thiết kế thông tin lấp đầy màn hình rồi dừng lại và để người sử dụng chủ động cho tiếp tục hiện thông tin ra hay không? Thiết kế sao cho người sử dụng có thể lùi về trang trước hay xem trang sau bằng các phím ( Up, Down, PageUp, PageDown )
Thiết kế viên phải cho phép người sử dụng hạn chế khối lượng thông tin hiện ra trên màn hình
* Khi thiết kế thông tin ra trên màn hình thiết kế viên phải tuân thủ những nguyên tắc thiết kế màn hình như sau:
- Đặt mọi thông tin gắn liề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status