Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một tổ chức nào và nó có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất càng trở nên mạnh mẽ hơn, các sản phẩm mang hàm lượng chất xám nhiều hơn thì đòi hỏi về nguồn nhân lực có chất lượng cao càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì nguồn nhân lực chất lượng cao là một lợi thế cạnh tranh hàng đầu giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Chính vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp nhằm tạo dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn đã rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi đây là mục tiêu chiến lược để công ty không ngừng phát triển và khẳng định vị trí trên thị trường. Tuy nhiên qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác đào tạo và phát triển của công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nên em đã lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn ” làm khóa luận tốt nghiệp với mục đích góp phần hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Một là, Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Hai là, Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn.
- Ba là, Kiến nghị một số giải pháp để công ty tham khảo nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xi măng Bút Sơn trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thống kê: Thông qua các số liệu báo cáo thống kê của công ty về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Phương pháp bảng hỏi: Căn cứ vào nội dung nghiên cứu, thiết kế các câu hỏi có liên quan để nhằm thu thập được các thông tin từ phía người lao động đã tham gia đào tạo. Số lượng bảng hỏi được phát tới 50 cán bộ công nhân viên trong công ty, trong đó số cán bộ quản lý là 14 người và 36 công nhân. Quá trình thu thập thông tin bằng bảng hỏi được tiến hành vào tháng 3 năm 2007.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ những thông tin, tài liệu thu được, tiến hành xử lý và phân tích.
+ Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn một số cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm bổ sung những thông tin cần thiết mà không thể thu thập được qua bảng hỏi cũng như tài liệu thống kê. Số lượng người được phỏng vấn gồm 6 người: Trưởng phòng và phó phòng Tổ chức lao động; Chuyên viên đào tạo; Chuyên viên tiền lương; Trưởng phòng Điều hành trung tâm, Phó phòng cơ điện. Thời gian phỏng vấn được tiến hành trong tháng 3 năm 2007.
5. Kết cấu của khóa luận:
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm ba phần chính sau:
Phần thứ nhất: Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Phần thứ hai: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn.
Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn.

LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT:SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. Một số khái niệm. 3
1. Khái niệm nguồn nhân lực trong trong tổ chức. 3
2. Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 3
3. Nội dung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5
3.1. Xác định nhu cầu đào tạo 5
3.2. Xác định mục tiêu đào tạo. 9
3.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo. 9
3.4. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo. 10
3.5. Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 13
3.6. Dự tính chi phí đào tạo. 13
3.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 14
4. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 15
4.1. Mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 15
4.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. 15
4.3. Đặc điểm nguồn nhân lực của doanh nghiệp 16
4.4. Nguồn kinh phí và cơ sở vật chất dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 16
4.5. Quan điểm của doanh nghiệp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 17
4.6. Các yếu tố khác. 17
II. Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 18
1. Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 18
2. Sự cần thiết hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn 19
PHẦN THỨ HAI:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN 21
I. Các đặc điểm của công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 21
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xi măng Bút Sơn. 21
1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn. 21
1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xi măng Bút Sơn: 21
1.3. Quá trình phát triển của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn. 21
2. Một số đặc điểm của Công ty xi măng Bút Sơn ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 24
2.1. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty Xi măng Bút Sơn. 24
2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn. 26
2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xi măng Bút Sơn 31
II. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn 33
1. Kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn trong 3 năm 2004 - 2006. 33
1.1. Qui mô đào tạo 33
1.2. Chất lượng đào tạo 39
2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xi măng Bút Sơn. 43
2.1. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 43
2.2. Phương pháp xác định nhu cầu đào tạo tại Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn 44
2.3. Xác định mục tiêu đào tạo 49
2.4. Lựa chọn đối tượng đào tạo 50
2.5. Phương pháp đào tạo 52
2.6 Xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy. 53
2.6.1. Về nội dung chương trình đào tạo 53
2.6.2 Đội ngũ giáo viên giảng dạy 54
2.7. Nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực . 55
2.7.1. Nguồn kinh phí đào tạo. 55
2.7.2. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo 58
2.8. Khâu đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 58
2.9. Các chế độ chính sách đối với người lao động được đào tạo. 60
3. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn trong 3 năm 2004-2006. 61
3.1. Kết quả đã đạt được 61
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 62
PHẦN THỨ BA:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BÚT SƠN 65
I. Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn từ năm 2007 - 2010 65
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần xi măng Bút Sơn. 66
1. Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu đào tạo 66
1.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích công việc. 68
1.2. Hoàn thiện phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc. 72
2. Xác định mục tiêu đào tạo 77
3. Lựa chọn chính xác đối tượng đào tạo 79
4. Đa dạng hóa loại hình đào tạo và phương pháp đào tạo 80
5. Hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng đào tạo. 81
6. Nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên 82
7. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí dành cho đào tạo 83
8. Hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 84
9. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực. 86
10. Một số giải pháp khác 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO


L57iXNGNy5Zvl9S
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status