Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36 - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1
1.1 KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG 1
1.2 Bản chất của tiền lương 1
1.3 ý nghĩa của tiền lương 2
1.4 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 3
1.5 Các hình thức trả lương 3
1.5.1 Trả lương theo thời gian 3
1.5.1.1 Trả lương theo thời gian giản đơn 4
1.5.1.2 Trả lương theo thời gian có thưởng: 4
1.5.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 4
1.5.2.1 Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: 5
1.5.2.2 Trả lương theo sản phẩm gián tiếp : 5
1.5.2.3 Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: 6
1.5.2.4 Trả lương khoán khối lượng công việc, sản phẩm 6
1.6 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 6
1.6.1 Quỹ tiền lương 6
1.6.2 Các khoản trích theo lương 8
1.6.2.1 Bảo hiểm xã hội 8
1.6.2.2 Bảo hiểm y tế 8
1.6.2.3 Kinh phí công đoàn 9
1.7 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9
1.7.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 9
1.7.2 Chứng từ kế toán sử dụng 10
1.7.3 Các tài khoản kế toán sử dụng 10
1.7.4 Phương pháp kế toán 12
CHƯƠNG II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI 36 15
2.1 Tổng quan về công ty 15
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển công ty Đầu tư xây lắp và Thương mại 36 15
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức kinh doanh của công ty 16
2.1.2.1 Chức năng ,nhiệm vụ của công ty: 16
2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu: 16
2.1.3 Tổ chức bộ máy 17
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 18
2.1.4.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 18
2.1.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 18
2.1.5 Những kết quả chủ yếu của công ty trong 3 năm ( 2005 -2006 -2007) 20
2.1.5.1Giá trị tổng sản lượng đơn vị đã đạt được. 20
2.1.5.3 Hình thức tiền lương áp dụng đơn vị 21
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 27
KẾT LUẬN 31
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ ,1% trừ vào lương của ngwif lao động). Quỹ BHYT được trích lập đẻ tài trợ cho người lao động đó tham gia đóng góp qũy trong các hoạt động khám chữa bệnh.
1.6.2.3 Kinh phí công đoàn
KPCĐ được sử dụng cho hoạt động bảo vệ quyền lợi của công nhân viên trong doanh nghiệp. Công đoàn là một tổ chức đoàn thể thay mặt cho người lao động, nói lên tiếng nói chung của người lao động.
Theo quy định của chế độ tài chính hiện tại, KPCĐ được trích hàng thánh theo tỷ lệ 2% trên tổng thu nhập mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Doanh nghiệp phảI chịu toàn bộ và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1.7 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.7.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để thực hiện vai trò kế toán trong điều hành quản lý lao động doanh nghiệp, góp phần tích cực cho việc quản lý tiền lương,BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian, kết quả lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, phân bổ chi phí lao động theo đúng đối tượng sử dụng lao động.
• Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận SXKD, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động tiền lương theo đúng chế độ, đúng phương pháp.
• Thanh toán và theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động .
• Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ theo công tác quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp.
1.7.2 Chứng từ kế toán sử dụng
Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán doanh nghiệp phảI căn cứ vào các chứng từ ban đầu về hạch toán lao động đẻ lập “bảng thanh toán tiền lương” cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng, ban. Chứng từ ban đầu thông thường bao gồm:
- bảng chấm công
- bảng thanh toán BHXH
- Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành
- Phiếu báo làm thêm giờ
- (…)
Trên bảng tính lương cần ghi rõ từng khoản tiền lương ( lương sản phẩm, lương thời gian) các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh. Khoản thanh toán trợ cấp về BHXH cũng được lập tương tự. Sau khi kế toán trưởng kiểm tra, xác nhận và ký, giám đốc phê duyệt,” Bảng thanh toán tiền lương” sẽ làm căn cứ để tính lương và BHXH cho người lao động.
Thông thường tại các doanh nghiệp, việc thanh toán lương và các khoản khác cho người lao động được chia làm hai kỳ: kỳ I tạm ứng và kỳ II sẽ nhận số còn lại sau khi đã trừ đI các khoản khấu trừ vào thu nhập.
Cuối tháng, cuối quý kế toán lập “ bảng phân bổ tiền lương” để phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, bộ phận chi phí chung, quản lý doanh nghiệp, bán hàng)
1.7.3 Các tài khoản kế toán sử dụng
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng những tài khoản sau:
+ Tài khoản 334: “phảI trả công nhân viên” dùng để phản ánh các khoản thanh toán với người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, trợ cấp BHXH, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập của người lao động.
Kết cấu của tài khoản 334:
TK 334
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng, - Các khoản tiền lương, tiền thưởng,
BHXH và các khoản đã trả, đã BHXH và các khoản phảI trả khác cho
ứng cho người lao động . người lao động.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
Của người lao động.
Số tiền trả thừa cho người lao Các khoản tiền lương, tiền thưởng và
động các khoản khác còn phảI trả cho người
lao động
+ Tài khoản 338: “ Phải trả, phải nộp khác” dùng để phản ánh các khoản phảI trả, phảI nộp cho cơ quan pháp luật, cho các cơ quan đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản khấu trừ vào lương, trong đó chi tiết:
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3384: Bảo hiểm y tế
TK 3388: Phải trả, phải nộp khác
Kết cấu tài khoản 338
TK338
Các khoản đã nộp cho cơ quan - Trích các khoản BHXH, BHYT,
Quản lý của quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định
KPCĐ.
Các khoản đã chi về KPCĐ
BHXH phải trả cho công nhân
viên
Số trả thừa, nộp thừa, vượt dư trả Số còn phải trả, phải nộp về BHXH,
được thanh toán BHYT, KPCĐ
+ Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như:
TK335: Chi phí phải trả
TK138: Phải thu khác
TK111: Tiền mặt
TK112: Tiền gửi ngân hàng
(…)
1.7.4 Phương pháp kế toán
Hàng tháng, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phảI trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định trên cơ sở tổng hợp tiền lương.
+ Tính tiền lương, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp theo quy định phảI trả người lao động.
Nợ TK622- Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương phải trả công nhân viên trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nợ TK6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: Phải trả cho công nhân viên phân xưởng.
Nợ TK6411- chi phí nhân viên bán hàng: Phải trả cho công nhân viên bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Nợ TK6421- Chi phí nhân viên quản lý: Phải trả cho bộ phận nhân viên quản lý doanh nghiệp
Nợ TK241-XDCB dở dang: Tiền lương công nhân XDCB và sửa chữa TSCĐ
Có TK334- PhảI trả cho người lao động: Tổng số thù lao lao động phải trả
+ Tính tiền thưởng phảI trả cho công nhân viên trong doanh nghiệp từ quỹ khen thưởng
Nợ TK4311- Quỹ khen thưởng
Có TK334- PhảI trả người lao động
+ Các khoản trợ cấp,BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động
Nợ TK338- PhảI trả, phải nộp khác
Có TK334- Phải trả người lao động
+ Tính số lương thực tế phải trả cho người lao động
Nợ TK627, 641, 642
Nợ TK335- Chi phí trả trước
Có TK334- Phải trả người lao động
+ Kết chuyển các khoản phảI thu và tiền tạm ứng vào thu nhập của người lao động
Nợ TK334- PhảI trả người lao động
Có TK141- Tạm ứng
Có TK138- PhảI thu khác
+ Các khoản phảI thu đối với người lao động như tiền bồi thường vật chất, tiền BHYT
Nợ TK138- Phải thu khác
Có TK338- Phải trả, phải nộp khác
+ Tính thuế thu nhập mà công nhân viên, người lao động phải nộp cho nhà nước
Nợ TK334- Phải trả người lao động
Có TK333- Thuế các khoản phải nộp
+ Thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên
Nợ TK334- phải trả người lao động
Có TK111- tiền mặt
Có TK112- Tiền gửi ngân hàng
+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Nợ TK622, 627, 641, 642: Tính vào chi phí
Nợ TK241:XDCB dở dang- Sản xuất kinh doanh (19%)
Có TK338 (3382.3383.3384)
+ Khi nộp 20% BHXH, mua thẻ BHYT, nộp KPCĐ
Nợ TK338 (3382,3383,3384)
Có TK111, 112
+ Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả người lao động
Nợ TK335
Có TK334
+ Thanh toán tiền lương nghỉ phép cho người lao động
Nợ TK334
Có TK111
Chương II
Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty đầu tư xây lắp và thương mại 36
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Qúa trì...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status