Nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Mục Tiêu đề Trang
· Lời nói đầu 2
Chương I Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của các NHTM 3
I/ Cạnh tranh 3
1 Quan điểm về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng 3
2 Bản chất của cạnh tranh 3
3 Đặc điểm của cạnh tranh 3
4 Vai trò của cạnh tranh 4
5 Tác động của cạnh tranh đối với các NHTM 5
6 Lợi thế cạnh tranh của các NHTM 6
II/ Khả năng cạnh tranh của các NHTM 7
1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM 7
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các NHTM 7
3 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của các NHTM 8
ChươngII Thực trạng khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 12
I/ Giới thiệu về các NHTM Việt Nam 12
II/ Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 13
1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 13
2 Những thành tựu các NHTM Việt Nam đã đạt được 14
3 Một số tồn tại 16
4 Nguyên nhân của những tồn tại 17
Chương III Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam 21
I/ Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý 21
II/ Đối với NHNN Việt Nam 22
III/ Đối với các NHTM Việt Nam 23
IV/ Một số giải pháp khác 25
· Kết luận 26
· Tài liệu tham khảo 27

Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt trong số các loại hình kinh doanh của nền kinh tế thị trường: đó là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính có liên quan. Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng và đó là một trong những động lực để phát triển kinh tế.
Chúng ta đều biết trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế vừa là quy luật tất yếu vừa là động lực của sự phát triển, bất cứ một sự dộc quyền nào cũng đều tác động xấu đến nền kinh tế đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng hiện nay.
Hoạt động của các ngân hàng thương mại(NHTM) cũng không nằm ngoài quy luật trên, nghĩa là phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay bên cạnh những thành tựu đạt được cũng đang bộc lộ một số tồn tại đáng lo ngại vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập và phát triển. Do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam là một yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói riêng.
Nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam nhằm tạo ra những chuyển biến mới trong hoạt động của các ngân hàng, làm cho chúng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn và thích ứng hơn với yêu cầu của sự phát triển.
Đề tài này tập trung vào ba vấn đề chính:
Chương I: Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của các NHTM.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Phạm vi của đề tài này chưa thực sự đi sâu phân tích, khai thác các khía cạnh của vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện. Đề tài này mới chỉ đề cập đến một số điểm nổi bật, đáng lưu ý. Bài viết này chắc chắn còn nhiều sai sót, em hi vọng sẽ nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank cô!





CHƯƠNG I

CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I.CẠNH TRANH.
1. QUAN ĐIểM Về CạNH TRANH TRONG HOạT Động ngân hàng.
Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng được hiểu là chủ thể ngân hàng với nghệ thuật sử dụng tổng hợp các cách, yếu tố nhằm giành được phần thắng trên thị trường, với lợi nhuận cao nhất, nâng cao vai trò và vị thế của mình trên thị trường.
2. BảN CHấT CủA CạNH TRANH.
Hoạt động ngân hàng là một trong số các loại hình hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường(KTTT), mà cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của KTTT. Động cơ và nguyên nhân bên trong của cạnh tranh thị trường là ở chỗ do sự thúc đẩy của lợi ích vật chất, bản thân và sự e sợ mất lợi ích vật chất của mình vì bị chèn ép của các chủ thể hành vi kinh tế cùng loại trên thị trường. Do vậy, đối với nền kinh tế, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là một động lực phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với khách hàng, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng đem lại lãi suất và phí dịch vụ ngày càng hợp lý, chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tốt nhất, cũng như sự lựa chọn tối ưu nhất.
Cạnh tranh còn là do yêu cầu nâng cao lợi nhuận trong kinh doanh. Mục tiêu cao nhất của một NHTM là lợi nhuận, cổ tức chia cho cổ đông ngày càng tăng và ổn định. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng cần khẳng định được vị thế trên thị trường, có uy tín đối với khách hàng. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng vươn lên về cạnh tranh trên thương trường. Muốn vậy, ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng đối với khách hàng thì còn phải có các điều kiện đủ khác, đó là quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và thực hiện có hiệu quả các khâu quản trị - điều hành khác nữa.
3. đặc điểm của cạnh tranh.

Đặc điểm lớn nhất của cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là đối tượng khách hàng rất đông đảo, nhất là đối với các nước có nền KTTT phát triển. Nhìn chung, đó là những người có nhu cầu mở tài khoản, gửi tiền, vay vốn, thanh toán và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác. Khách hàng là đối tượng cạnh tranh, phục vụ, thu hút, cung cấp dịch vụ của các ngân hàng bao gồm: khách hàng Chính phủ, quốc gia, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ và bản thân ngân hàng đối tác.
Đặc điểm này quy định loại hình, tính chất và cấu trúc tổ chức của mỗi ngân hàng cũng như của cả hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, yêu cầu của khách hàng về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng diễn ra mọi lúc mọi nơi với thời gian nhanh nhất, tiện lợi nhất và chất lượng ngày càng cao.
Đối với mỗi thị trường, mỗi nền kinh tế và cơ quan quản lý thì đặc điểm, tính chất và nội dung cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng của mỗi quốc gia còn tuỳ từng trường hợp vào: thể chế chính trị, môi trường pháp lý, trình độ phát triển kinh tế, đường lối chính sách trong từng thời kỳ và phong tục tập quán. Đối với các nước có nền KTTT phát triển thì hoạt động ngân hàng cũng phát triển và cạnh tranh rất sôi động, các cơ chế quản lý phần nhiều là sử dụng công cụ gián tiếp hay các chế tài quy dịnh trong luật chuyên ngành. Còn đối với các nước chậm và kém phát triển thì phần nhiều sử dụng các công cụ quản lý trực tiếp và các biện pháp hành chính cũng được sử dụng nhiều hơn.
Về yêu cầu quản lý và cơ chế điều chỉnh cạnh tranh hoạt động ngân hàng: Quản lý về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, các quốc gia đều có nội dung cụ thể quy định trong bộ luật riêng về ngân hàng, có cơ quan chuyên môn riêng quản lý về lĩnh vực này. Mục tiêu quản lý là bảo vệ quyền lợi khách hàng, chống độc quyền, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hệ thống tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả.
4. vai trò của cạnh tranh trong nền kttt.

Một trong những tiêu chí xác định khả năng cạnh tranh của một quốc gia là hệ thống tài chính tiền tệ của quốc gia đó lành mạnh và ổn định. Như vậy, khả năng cạnh tranh mạnh của một ngân hàng là một yếu tố hết sức quan trọng để củng cố, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Mặc dù các NHTM đã và đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh, nhưng những năm gần đây cạnh tranh đã được đẩy lên chưa từng thấy. Trên thực tế, sức mạnh cạnh tranh đã và đang tạo ra những thay đổi trong phương pháp công nghệ và luật pháp, và chính nó sẽ góp phần vàp việc thay đổi trong dịch vụ ngân hàng, đồng thời

hk24W280g6yOZ74
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status