Một số vấn đề xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp hiện nay



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung vê dự phòng 2
1. Khái niệm dự phòng 2
2. Thời điểm và nguyên tắc xác lập các khoản dự phòng 2
3.Vai trò và ý nghĩa của việc lập dự phòng 3
4. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng 4
5. Khái niệm và cách xác định các khoản dự phòng 5
5.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 5
5.2. Dự phòng giảm giá chứng khoản đầu tư trong hoạt động báo cáo 7
5.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi 11
5.4. Xử lý các khoản nợ không thu hồi được 14
6. So sánh với chuẩn mực kế toán Quốc tế và kế toán Pháp 16
Phần II: Một số nhận xét và kiến nghị 18
1. Một số nhận xét 18
2. Kiến nghị và một số giải pháp 23
Kết luận 26
Danh mục tài liệu tham khảo 27
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ác mà ghi có tài khoản giá vốn hàng bán, cụ thể như sau:
Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi
Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ lập và hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho giảm giá:
TK 159 TK 632
Lập quỹ dự phòng
cho năm sau
Hoàn nhập quỹ dự phòng
đã lập năm trước
5.2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động báo cáo:
a. Khái niệm, nguyên tắc và cách tính:
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính chính là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá các loại chứng khoán của doanh nghiệp có thể xảy ra trong năm kế hoạch và được tiến hành tại thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo báo cáo hàng năm.
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính gồm có dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Mục đích của việc dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là để đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá khi thu hồi, chuyển nhượng, bán để xác định giá trị thực tế của các chứng khoán đang đầu tư khi lập “báo cáo cân đối kế toán”. Đồng thời qua việc lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ta có thể thấy được giá trị thực của các khoản đầu tư chứng khoán. Giá trị của chứng khoán đầu tư là giá trị dự tính có thể chuyển hóa thành tiền của chứng khoán.
Giá trị thực của chứng khoán = Giá trị thực tế ghi sổ - Số dự phòng giảm giá
(Giá trị thực thuần túy) của chứng khoán đã lập của chứng khoán Nói cách khác, dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính là bộ phận giá trị dự tính bị giảm giá của chứng khoán đầu tư nhằm ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh nhưng chưa chắc chắn. Các chứng từ được sử dụng để hạch toán bao gồm các biên bản kiểm kê, xác nhận tình hình về cổ phiếu, trái phiếu và tài sản góp vốn; các chứng từ gốc để chứng minh giá gốc của cổ phiếu, trái phiếu và tài sản góp vốn và các thông báo của các cơ quan về giá của các cổ phiếu, trái phiếu và tài sản góp vốn tại thời điểm tính.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn hiện có tính đến ngày 31/12 để tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn này. Số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư phải lập là số chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn phải lập cho niên độ trước (nếu có) với số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập cho năm nay. Số dự phòng phải lập cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên hai căn cứ đó là thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo và những dự báo về giá thị trường của chứng khoán mà doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau.
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán cần lập cho năm tới được xác định theo công thức sau:
Mức dự phòng Số lượng chứng khoán Giá chứng Giá chứng
giảm giá đầu tư = bị giảm giá tại thời x khoán hạch - khoán thực
chứng khoán cho điểm lập báo cáo toán trên tế trên
năm kế hoạch tài chính năm sổ kế toán thị trường
Khi trích lập các khoản dự phòng, doanh nghiệp phải lập riêng cho từng loại chứng khoán bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, từ đó làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp (TK 635).
b.Tài khoản sử dụng và nghiệp vụ hạch toán:
Để hạch toán khoản dự phòng giảm giá các loại chứng khoán đầu tư, ta sử dụng hai tài khoản:
- Tài khoản 129: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- Tài khoản 229: Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn
Các tài khoản này dùng để phản ánh tình hình lập, xử lý và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Kết cấu nội dung ghi như sau:
Bên nợ: Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn ghi giảm chi phí báo cáo.
Bên có: Trích các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn ghi vào chi phí báo cáo cho năm báo cáo.
Số dư bên có: Phản ánh giá trị dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn hiện có.
Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành vào ngày 9/10/2002 của Bộ báo cáo thì các khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được hạch toán vào tài khoản 635 – Chi phí tài chính. Tài khoản này được dùng để phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hay các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính , chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,... các khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác...
Theo thông tư này, cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá năm trước (nếu có). Xác định số chênh lệch phải lập tăng thêm hay giảm đi (nếu có).
Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thì số chênh lệch lớn hơn ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn
Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập cho năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán trước thí số chênh lệch phải dược hoàn nhập ghi:
Nợ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn
Có TK 635 – Chi phí báo cáo
Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:
TK 129,229 TK 635
Lập quỹ dự phòng
cho năm sau
Hoàn nhập quỹ dự phòng
đã lập năm trước
5.3.Dự phòng nợ phải thu khó đòi:
a.Khái niệm, nguyên tắc và cách tính:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị nợ hay người nợ không có khả năng thanh toán trong năm kế ho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status