Đề án Các vấn đề về phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định - pdf 23

Download miễn phí Đề án Các vấn đề về phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
 
Phần I: Những vấn đề chung về tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định 1
I .Tài sản cố định 3
1.Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐHH 3
2. Tiêu chuẩn nhân biết TSCĐVH hiện nay. 3
II. Khấu hao tài sản cố định 4
1.Các khái niệm 4
1.1Hao mòn hữu hình 4
1.2Hao mòn vô hình 4
1.3 Khấu hao 4
2.Cơ sở phương pháp luận của việc tính khấu hao 5
2.1 Bản chất của khấu hao TSCĐ 5
2.1.1Thời gian hữu dụng của TSCĐ 5
2.1.2Giá trị tận dung. 6
3. Sự cần thiết phải tính khấu hao 6
4. Những quy định chung về trích khấu hao và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ 6
4.1Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ . 6
4.2 Quy định về phương pháp trích khấu hao TSCĐ (theo điều 13) 7
4.3 Quy định thời gian sử dụng TSCĐ 8
4.3.1 Xác định thời gian sử dụng TSCĐHH. 8
4.3.2 Xác định thời gian sử dụng của TSCĐVH. 9
5. Những ưu điểm, nhược điểm về quy định mới trong chế độ áp dụng cho việc tính khấu hao TSCĐ hiện nay. 9
6. Các phương pháp tính khấu hao: 10
6.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng 10
6.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 11
6.3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. 12
7. Những ưu diểm và tồn tại trong việc áp dụng các phương pháp tính khấu hao TSCĐ 13
7.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng 13
7.1.1 Ưu điểm: 13
7.1.2 Nhược điểm 13
7.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh 14
7.2.1 Ưu điểm 14
7.3.2 Nhược điểm 14
8. Ảnh hưởng của phương pháp tính khấu hao đến chi phí sản xuất kinh doanh 14
8.1 Sự khác biệt giữa khấu hao và chi phí 14
8.2 Sự ảnh hưởng của khấu hao đến chi phí 15
Phần II : Phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán việt nam 15
I . Trong chuẩn mực kế toán quốc tế 15
1.Quy định chung 15
2 . Phương pháp tính khấu hao trong một số nước 16
2.1 Trong hệ thống kế toán Anh 16
2.2Trong hệ thống kế toán Mỹ 17
2.3Trong hệ thống kế toán Pháp 18
2.4 So sánh phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong hệ thống chuẩn mực Quốc Tế và Việt Nam 19
3. Những kiến nghị , đánh giá trong việc áp dụng các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. 20
3.1 Thứ nhất: Nâng cao ý nghĩa của áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ . 20
3.2 Thứ hai: Nâng cao ý nghĩa của các phương pháp tính khấu hao về phương diện kinh tế, tài chính và thuế. 21
Phần III: Kết luận chung. 23
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hị trường. Điều ấy trước tiên được thực hiện thông qua việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và khấu hao máy móc thiết bị của những TSCĐ đang được sử dụng là tiền đề cho việc mua sắm TSCĐ mới đầu tư cho kinh doanh. Chúng ta có thể đưa ra bốn lý do chủ yếu là:
+ Hao mòn vật chất
+Tác nhân kinh tế
+ Tác nhân thời gian
+ Sự hao cạn
4. Những quy định chung về trích khấu hao và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ
Căn cứ luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003.
Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ- CP ngày 5/11/2002 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài Chính.
Để tăng cường công tác quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trích đúng , trích đủ số khấu hao TSCĐ vào chi phí kinh doanh, thay thế đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế
Những quy định đó được thể hiện trong điều 9 mục III Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ .
4.1Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ .
Mọi tài sản của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản suất kinh doanh trong kỳ.
Doanh nghiệp không được trích khấu hao với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tính sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đổi với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân quy trách nhiệm đền bù, bồi thường thiệt hại…và tính vào chi phí khác
Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao bao gồm:
+ TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước giao cho doanh nghiệp giữ hộ , quản lý hộ.
+ Những TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống,nhà ăn…được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá…mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
+ TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý theo dõi TSCĐ đây như dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tính khấu hao của TSCĐ (nếu có ) mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia cho thời gian sử dụng của TSCĐ . Xác định theo quy định ban hành theo quy định ban hành theo Quyết Định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Nếu các TSCĐ có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh daonh , doanh nghiệp thực hiện tính khấu hao và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ phải thực hiện trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.
Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích TSCĐ với TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong suốt hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được tính khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày( theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng giảm hay ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐVH đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐVH theo nguyên giá nhưng không được tính khấu hao.
4.2 Quy định về phương pháp trích khấu hao TSCĐ (theo điều 13)
Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp tính khấu hao TSCĐ , doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Các doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá hai lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. TSCĐ tham gia và hoạt động kinh doanh trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị , công cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, công cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thoả mãn các điều kiện sau:
Là TSCĐ đầu tư mới( Chưa qua sử dụng)
Là các loại máy móc, thiết bị , công cụ đo lường , thí nghiệm;
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi phát triển nhanh.
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm;
Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ
Công suất sử dụng bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế
Doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý khi thực hiện trích khấu hao. Trường hợp lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp biết thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.
Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng loại tài sản mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải thực hiện nhất quán trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ đó.
4.3 Quy định thời gian sử dụng TSCĐ
-Khái niệm:
Là thời gian doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hay xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng TSCĐ theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế, kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ .
4.3.1 Xác định thời gian sử dụng TSCĐHH.
Đối với TSCĐHH còn mới chưa qua sử dụng, doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định ban hành kèm theo quyết định số 206/2003 QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định:
Giá trị hợp lý của TSCĐ
Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại
=
*
Thời gian sử dụng của TSCĐ
Giá trị của TSCĐ mới cùng loại( hay của TSCĐ tương đương trên thị trường)
Trong đó:
Giá trị hợp lý của tài sản là giá trị mua hay trao đổi thực tế ( trong trường hợp mua bán trao đổi) giá trị còn lại của TSCĐ ( trong trường hợp được cấp được điều chuyển) giá trị theo đánh giá của hợp đồng giao nhận(trong trường hợp được ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status