Đề án Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Đề án Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay



Mục lục
Lời mở đầu.1
I. Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. 2
 1.Doanh nghiệp tư nhân là một trong các thành phần kinh tế cơ bản của nước ta. 2
 1.1.Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân.2
1.2.Vị trí của các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế quốc dân.3
 2.Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân.4
 2.1. Góp phần huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế .4
 2.2. Doang nghiệp tư nhân phát triển góp phần vào việc tăng trưởng nền kinh tế
 nền kinh tế cân đối nhộn nhàng và năng động hơn.5
 2.3. Giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. 5
 2.4. Kinh doanh hiệu quả trên nhiều lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác
 làm không có hiệu quả.6
 2.5. Góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường.6
II. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.6
 1.Thực trạng về trình độ quản trị của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân.11
 2.Tình trạng công nghệ - thiết bị.12
 3.Khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp dân doanh.12
 4.Thực trạng về thị trường của các doanh nghiệp tư nhân nước ta.14
III. Một số giải pháp phát triển của các doanh nghiệp tư nhân.15
1.Hoàn thiện hành lang pháp luật quy định của nhà nước.15
2.Khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, nặng lề thủ tục hành chính.16
3.Có chính sách phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường nhân tố sản xuất.16
4.Hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hữu hiệu đối với các doanh
 nghiệp.18
Kết luận.28
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ông nghiệp kích thích việc tận dụng đất đai quy hoạch và trồng các cây công nghiệp có giá trị cao phù hợp với từng vùng. Việc xây dựng các nhà máy chế biến thuỷ hải sản góp phần kích thích tiềm năng to lớn của biển, vùng nước ven bờ để nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nhiều lĩnh vực góp phần khơi dậy và khai thác có hiệu quả nguồn taì nguyên phong phú của quốc gia.
2.2 Doanh nghiệp tư nhân phát triển đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế cân đối nhịp nhàng và năng động hơn
Doanh nghiệp tư nhân đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chiếm một tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Mỗi năm đóng góp khoảng 23 - 24 % GDP của cả nước, khoảng 25% giá trị sản lượng công nghiệp. Xét về tương quan giữa giá trị tài sản cố định với doanh thu để xem xét hiệu quả sử dụng động vốn, có thể thấy sử dụng vốn ở các doanh nghiệp tư nhân đang rất khả quan. Để tạo ra được một đồng doanh thu các doanh nghiệp nhà nước phải mất từ 0,22 đến 0,562 đồng vốn cố định trong khi các doanh nghiệp tư nhân chỉ mất 0,188 đến 0,197 đồng vốn cố định. Hiệu quả đồng vốn của các doanh nghiệp tư nhân là rất rõ rệ góp phần vào hiệu quả chung của nền kinh tế.
Đảm bảo cho nền kinh tế cân đối nhịp nhàng và năng động hơn. Đa số doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay có vốn ít, quy mô nhỏ và vừa do vậy có nhiều khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng sản xuất thay đổi công nghệ làm cho nền kinh tế năng động hơn.
Các doanh ngghiệp tư nhân có tính nhạy cảm rất cao nắm bắt nhu cầu của thị trường, điều chỉnh sản xuất từ các ngành bão hoà dư thừa sang các ngành khác có tiềm năng tạo ra sự cân đối nhịp nhàng trong nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nó có vai trò “là chiếc đệm giảm sóc của thị trường, là vệ tinh của các doanh nghiệp lớn, là doanh nghiệp đánh nhanh chuyển hướng nhanh”
Doanh nghiệp tư nhân có thể phát huy mọi tiềm lực của thị trường trong nước và ngoài nước (cả thị trường ngách) dễ dàng tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong cả nước.
2.3 Giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động
Đây là thế mạnh của các doanh nghiệp tư nhân là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta ngày càng quan tâm phát triển doanh nghiệp tư nhân ở nước ta
Số người không có việc làm thường xuyên của cả nước là khoảng 8,5 triệu người (số liệu năm 1998). Theo dự báo, từ nay đến năm 2010 mặc dù dân số có thể tăng chậm lại nhưng nguồn lao động của nước ta vẫn tăng nhanh liên tục đòi hỏi giải quyết việc làm hết sức khẩn trương. Sức ép của dân số và lao động lên đất đai, việc làm ở nông thôn chính là nguyên nhân của dòng di dân từ nông thôn ra thành thị. Vì vậy việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân thuộc các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương góp phần giải quyết việc làm, hình thành lên các khu vực sản xuất tập trung góp phần hình thành các đô thị nhỏ, xây dựng nông thôn mới.
Khu vực doanh nghiệp tư nhân hiện thu hút khoảng gần 10% lực lượng phi nông nghiệp của cả nước, nhưng triển vọng thu hút thêm lao động là lớn vì xuất đầu tư cho một chỗ việc làm ở các doanh nghiệp tư nhân thấp hơn so với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lượng vốn trung bình cho mỗi chỗ việc làm của doanh nghiệp tư nhân là 35 triệu đồng và trong công ty trách nhiệm hữu hạn 45 triệu đồng trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ việc làm ở doanh nghiệp nhà nước là 87,5 triệu đồng. Các doanh nghiệp tư nhân ở các vùng trong cả nước có lợi thế để tiếp nhận số lao động mới bước vào độ tuổi lao động, đồng thời còn tiếp nhận ở các doanh nghiệp nhà nước dôi ra qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản doanh nghiệp này đang được triển khai.
2.4 Kinh doanh hiệu quả trên nhiều lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác làm không có hiệu quả
Điều này được thể hiện rõ nhất trong các ngành dịch vụ thương mại như du lịch, dịch vụ giải trí, thương mại bán lẻ và bán buôn. Nhờ tận dụng được lợi thế so sánh của mình so với doanh nghiệp nhà nước như: Linh hoạt trong việc tuyển dụng lao động và tiền lương, tận dụng được cơ sở vật chất, bộ máy quản lý gọn nhẹ làm giảm chi phí sản xuất, dịch vụ tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá với các thành phần kinh tế khác, nó đã chiếm lĩnh thị trường trong các ngành này.
2.5 Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tế một đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường
Trong thực tế phần lớn doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với khả năng kinh doanh, nhưng cũng có doanh nghiệp phát triển lên thành các doanh nghiệp có quy mô lớn có số vốn hàng trăm tỷ đồng và hàng nghìn lao động. Đã có những gương doanh nhân thành đạt xuất pháp từ những công việc rất đơn giản. Dù ở quy mô nào doanh nghiệp tư nhân cũng vẫn là những vườn ươm nhân tài. Đây chính là những hạt nhân quan trọng đưa nước ta hội nhập chủ động vào nền kinh tế thế giới, góp phần vào tăng trưởng trung của nền kinh tế nước nhà.
II.Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay
1 Thực trạng về trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân
Trình độ quản trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, kinh nghiệm quản lý.
Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, phần đông những nhà doanh nghiệp tư nhân thiếu trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, hạn chế về sự hiểu biết pháp luật và nghệ thuật kinh doanh. Kết quả điều tra năm 2000 cho thấy các doanh nghiệp có trình độ đại học chiếm 22,2%, trình độ cấp III là 33,3%, cấp II là 44,5%. Có trình độ chuyên môn trung cấp và đại học chiếm 30,6%, là thợ kỹ thuật hay có bằng sơ cấp chuyên môn là 14,9%, số có tay nghề gia truyền là 8,5% ; số qua kinh nghiệm thực tiễn là 41,5%, số chưa qua trường lớp đào tạo quản lý chiếm 69,5%; số có kiến thức quản lý được đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm 19,4%. Đây là một hạn chế không dễ khắc phục một sớm một chiều và điều này còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, xuất phát từ những hạn chế trên về trình độ học vấn và chuyên môn nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh – một yếu tố quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp chưa có chiến lược lâu dài, thường chạy theo lợi ích trước mắt, các kế hoạch kinh doanh được lập chủ yếu theo cảm tính chủ quan thiếu khoa học. Điều này cũng làm cho doanh nghiệp phát triển không vững chắc.
Về kinh nghiệm quản trị, nước ta chải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài, tiếp đó là giai đoạn kinh tế kế hoạch hoá tập trung kéo dài hàng chục năm trước đổi mới nền kinh tế do đó các doanh nhân không có điều kiện thi thố tài năng. Chỉ trong hơn một thập kỷ nay, các doanh nghiệp tư nhân và các d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status