Xây dựng và phát triển thương hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - pdf 23

Download miễn phí Khóa luận Xây dựng và phát triển thương hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay



Mục lục
Nội dung Trang
Lời mở đầu . 6
Chương1: Những vấn đề cơ bản về thương hiệu 8
I. Khái niệm, nội dung, vai trò, bản chất thương hiệu 8
1. Khái niệm thương hiệu(trademark) 8
2. Nội dung thương hiệu 9
3. Vai trò thương hiệu 13
3.1 Tăng cường sự trung thành của khách hàng và giảm chi phí
 tìm kiếm 13
3.2 Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 14
4. Bản chất thương hiệu 15
4.1. Thương hiệu là dấu hiệu nhận biết sản phẩm 15
4.2. Thương hiệu là sự đảm bảo lợi ích của cả khách hàng và
 doanh nghiệp 15
II. Giá trị thương hiệu 16
1. Sự nhận biết thương hiệu của khách hàng 16
2. Chất lượng cảm nhận 18
2.1. Chất lượng cảm nhận chi phối lợi nhuận doanh nghiệp 19
 2.2. Chất lượng cảm nhận là sức ép mang tính chất chiến lược 20
2.3. Chất lượng cảm nhận là thước đo tinh tế củadoanh nghiệp 20
3. Sự trung thành của khách hàng. 21
3.1 . Lòng trung thành và giá trị của doanh nghiệp 21
3.2. Tăng cường lòng trung thành của thương hiệu 21
III. Một số vấn đề pháp lý về xây dựng và phát triển thương
 hiệu 22
1. Các công ước quốc tế liên quan đến vấn đề thương hiệu 22
1.1. Công ước Paris về bảo hộ quyền sơ hữu công nghiệp 22
1.2. Thoả ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu quốc tế 25
1.3. Hệ thống CTM ở 16 nước Châu âu 26
1.4. Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 27
2. Hệ thống luật áp dụng trong nước 28
2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành 28
2.2. Các quy định pháp luật hiện hành 29
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu
trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay .32
I. Những thành tựa và hạn chế trong quá trình xây dựng và
 phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam 32
1. Những thành tựa đã đạt được 32
1.1. Những thương hiệu thành công 33
1.2. Các thương hiệu mới 37
1.3. Doanh số và thị phần của thương hiệu trong xuất khẩu 38
1.4. Hình thức trình bày của thương hiệu 41
1.5. Các hình thức phát triển thương hiệu 43
1.5.1. Đầu tư phát triển thương hiệu 43
1.5.2. Mua lại thương hiệu 44
1.5.3. Tài trợ cho các sự kiện thể thao, văn hoá 45
1.5.4. Nâng cấp thương hiệu 46
2. Những vấn đề cò tồn đọng 47
2.1. Nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của thương hiệu 47
2.2. Chính sách đầu tư cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu 49
2.3. Chất lượng sản phẩm càon hạn chế 51
2.4. Hạn chế trong hoạt động xúc tiến thương mại 52
II. Trực trạng phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp
 Việt Nam 53
1. Hiện tượng xâm phạm thương hiệu 53
1.1. Tình trạng làm giả, nhái thương hiệu. 53
1.2. Tình trạng mất thương hiệu 55
1.3. Hậu quả của tình trạng mất thương hiệu 60
2. Đăng ký thương hiệu-công cụ bảo vệ cho các doanh nghiệp 61
2.1. Đăng ký thương hiệu 61
2.2. Đăng ký thương hiệu tại thị trường Mỹ 62
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu 65
I. Định hướng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu 65
1. “Thương hiệu mũi nhọn đến chương trình “Xây dựng và phát triển
 thương hiệu Quốc gia”. 65
2. Chương trình tổng thể về xây dựng thương hiệu Quốc gia 67
II. Giải pháp cho việc xây dựng phát triển hương hiệu Quốc gia. 69 Về phía chính phủ 69
1.1. Tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề thông tin, tổ
 chức các hoạt động xúc tiến thương mại 69
1.2. Quy đinh việc ghi nhãn mác đối với hàng hoá 70
1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ 71
2. Về phía doanh nghiệp . 72
2.1. Nâng cao nhận thức về thương hiệu 72
2.2. Phát triển sáng tạo trong việc tạo dựng thương hiệu . 73
2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm . 74
2.4. Tuyên truyền quảng cáo 76
2.4.1. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tham gia
 các hội trợ triển lãm 76
2.4.2. Quảng cáo qua mạng 78
2.5. Ký hợp đồng phân phối độc quyền 79
2.6. Lập công ty con, chi nhánh, đại lý ở nước ngoài 81
Kết luận . 83
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iên Xô và Đông âu còn chiếm tới 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, đến năm 1991 con số này chỉ còn 11,1% và từ năm 1998 đến nay chiếm xấp xỉ 2% năm. Thay vào đó, Châu á đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính. Năm 1991 tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực này đã tăng lên gần 77%. Những năm gần đây do khai thông hai thị trường mới là Châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng của Châu á giảm dần nhưng vẫn ở mức cao là 57,7%. Trong số các nước và vùng lãnh thổ của Châu á thì Nhật Bản và các nước Asean đóng vai trò lớn. Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc á, EU và Bắc Mỹ. Việc Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết đã tạo nên một thuận lợi lớn cho các nhà xuất khẩu đưa hàng hoá của mình vào thị trường này. Hơn nữa, trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây sẽ là một cơ hội quý giá để mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
Những thương hiệu như sản phẩm Thanh Trì, bia Sài Gòn, bánh kẹo Hải Hà , Kinh Đô, giầy Thượng Đình … không chỉ được tiêu dùng trong nước biết đến mà đã có mặt ở khắp các nước trong khu vực và trên thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực từ xuất khẩu các sản phẩm thô sang xuất khẩu các mặt hàng thô là chủ yếu sang xuất khấu các mặt hàng qua chế biến, tên tuổi các mặt hàng Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều ở thị trường nước ngoài.
Nguồn : Tạp chí Kinh tế Thương mại số 52 – 10/2001
Không thể phủ nhận một thực tế rằng, trong các nhóm hàng xuất khẩu, tỷ trọng của nhóm hàng xuất khẩu thô vẫn còn khá cao. Tuy nhiên tỷ trọng này đã có xu hướng giảm dần. Điều này cho thấy sự gia tăng của các sản phẩm đã qua chế biến đã gia tăng không ngừng và đó là tất yếu của việc các doanh nghiệp ngày càng chú trọng vào việc đầu tư phát triển sản xuất đẩy mạnh phát triển thương hiệu.
Trong vòng 10 năm, tỷ trọng của nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến đã tăng 32% (tức là >1/3 so với con số năm 1992). Từ việc hàng chưa qua chế biến giữ vị trí chủ đạo trong xuất khẩu, đến nay chỉ còn giữ vị trí ưu thế . Có thể nói đây là một cố gắng đáng kể của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Toàn cảnh tổng giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng, việc chuyển hướng sang các sản phẩm qua chế biến chính là một xu thế đúng đắn, thể hiện ngày càng rõ nét xu thế phát triển của thương hiệu Việt Nam.
Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2002, ta có thể thấy rõ dầu thô chiếm ưu thế lớn. Tuy nhiên dầu thô cũng như một số mặt hàng nông lâm sản khác như gạo, cà phê, cao su,… cho đến nay vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô, chưa qua chế biến nên chưa định được thương hiệu.
Dệt may luôn giữ được vị trí cao trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ năm 95 đến nay. Hơn nữa, khoảng cách với ngôi đầu bảng – dầu thô đã được rút ngắn đáng kể, nhờ tăng được lượng xuất khẩu, nhờ mở rộng được thị trường không hạn ngạch, nhất là thị trường Mỹ. Những thương hiệu như May Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè,… đã không ngừng khẳng định tên tuổi của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế và đóng góp ngày càng nhiều cho doanh thu từ xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam. Giày dép cũng có dược thứ hạng cao đó là nhờ sự đóng góp của các tên tuổi lớn như Vina Giày, Bitis’, Bitas’, Thượng Đình... Từ chỗ mới chỉ xuất khẩu đến hơn 40 nước và vùng lãnh thổ , cho đến nay mặt hàng giày dép Việt Nam đã có mặt trên hơn 120 nước. Đây chính là một dấu hiệu tích cực cho việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu Việt Nam. Dù với 2 mặt hàng này, tỷ trọng hàng may thương hiệu riêng của nhà sản xuất Việt Nam chưa nhiều do phần lớn xuất khẩu theo hình thức gia công. Nhưng có thể nói việc dòng chữ “Made in Vietnam” có mặt trên nhãn mác của sản phẩm xuất khẩu là một tiền đề tốt đối với việc chinh phục khách hàng nước ngoài sau này, khi những thương hiệu Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu.
1.4. Hình thức trình bày của thương hiệu.
Có thể nói trong những năm gần đây, thương hiệu Việt Nam đã có những bước tiến rõ nét đặc biệt là về hình thức của thương hiệu. Các nhà sản xuất Việt Nam đã nhận ra rằng một doanh nghiệp muốn có được sự thành công, chinh phục được khách hàng bằng thương hiệu của mình thì không những phải chú trọng chất lượng sản phẩm mà còn phải lưu ý đến hình thức trình bày thương hiệu của mình. Vì vậy các logo được chú trọng đầu tư, chăm chút hơn để vừa có ý nghĩa, dễ nhớ lại tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Điều này cho thấy tính chuyên nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu đã được chú trọng. Thương hiệu ngày càng được đầu tư và được coi trọng như là một nhân tố giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ và phát triển thị trường.
Logo của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) là một điển hình cho sự thành công sáng tạo logo. Hình ngọn lửa đỏ trên trời xanh đơn giản mà lại đầy ý nghĩa. Ngọn lửa biểu trưng cho khát vọng chinh phục đỉnh cao, đồng thời cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến ngọn lửa trên những dàn khoan dầu giữa biển – biểu tượng của ngành dầu khí.
Không giống Petro Vietnam xây dựng logo dựa trên lĩnh vực hoạt động của công ty mình, Kinh Đô lại chọn một cách tạo logo khác. Hình ảnh chiếc vương miện màu đỏ có mặt trên bao bì tất cả các sản phẩm, ở tất cả các cửa hàng Kinh Đô cũng thật độc đáo. Chiếc vương miện đã diễn đạt thành công ý nghĩa của cái tên Kinh Đô, đồng thời cũng đem đến một ý tứ sâu xa: chất lượng của các sản phẩm Kinh Đô luôn đứng đầu.
Logo chính là một phần không thể thiếu được của thương hiệu. Cổ đông các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngần ngại bỏ ra hàng nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn USD để tạo ra cho mình một logo xứng đáng. Đặc biệt, không thể không nói tới hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD để có được logo – biểu tượng mới.
Trước hết phải nói đôi nét về biểu tượng cũ của Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Đó là biểu tượng con cò bay qua nền trăng rằm đã được sử dụng từ năm 1990 và cho đến nay vẫn tiếp tục được áp dụng trong thời gian thay thế dần dần biểu tượng mới. Có thể nói đây là một biểu tượng đẹp, tuy nhiên theo một số chuyên gia, khi sơn trên nền máy bay trắng, hình ảnh này lại quá mảnh mai, không tạo được sự nổi bật cần thiết. Chính vì vậy, việc tìm đến một biểu tượng mới là cần thiết. Những biểu tượng gần gũi với văn hoá Việt Nam như cây tre, chiếc nón, trống đồng … cũng đã được cân nhắc. Nhưng cuối cùng, biểu tượng bông sen vàng đã được chọn. Tuy hãy còn quá sớm để đánh giá mức độ thành công của chương trình thay thế biểu tượng này. Tuy nhiên có thể nói bông sen là một hình ảnh đẹp, thể hiện được sự tinh tế về văn hoá, tinh thần và đạo đức của người Việt. Vì vậy, với một công ty “ mang bản sắc Việt Nam ra thế giới” như Vietnam Airlines thì đây có lẽ là một logo thích h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status