Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp - pdf 23

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1. TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 6
1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 6
1.1. Khái niệm tài sản công 6
1.2. Phân loại tài sản công 8
1.3. Đơn vị sự nghiệp và tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 10
1.3.1 Đơn vị sự nghiệp 10
1.3.2 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp 11
1.3.3 Đặc điểm tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 11
1.3.4 Vai trò tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 12
2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 14
2.1. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 14
2.2. Chức năng, tác dụng của cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 15
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 17
3. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước và kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam 19
3.1. Quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp của một số nước 19
3.2. Kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam 25
CHƯƠNG 2-THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 28
1. Hiện trạng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 28
1.1. Hiện trạng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 28
1.2. Thực trang sử dụng và kết quả trong sử dụng tài sản công tai các đơn vị sự nghiệp 30
2. Cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay 35
2.1. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài sản công tạ các đơn vị sự nghiệp từ 1998 đến nay 35
2.2. Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản 38
2.3. Quy định trong quản lý sử dụng tài sản 39
3. Một số nhận xét đánh giá về cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 40
3.1. Những kết quả đạt được 40
3.2. Một số hạn chế trong cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 44
3.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại 46
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 49
1. Phương hướng và yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 49
1.1. Phương hướng hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 49
1.2. Yêu cầu nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 51
2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp 53
2.1. Đa dạng hóa hình thức sở hữu và sử dụng tài sản công hiện có tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp với chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp 53
2.2. Mở rộng các cách trang cấp và nguồn vốn đầu tư, mua sắm tài sản cho các đơn vị hành chính sự nghiệp 55
2.3. Hoàn thiện, bổ sung một số tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp để làm căn cứ đầu tư, mua sắm cũng như quản lý, sử dụng tài sản công, với các giải pháp cụ thể 56
2.4. Thực hiện phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trong việc quyết định, định đoạt tài sản công tại đơn vị theo quy chế thống nhất về quản lý tài sản công của Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp 57
2.5. Cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu được quyền quyết định sử dụng một phần tài sản công tại đơn vị vào mục đích sản xuất cung ứng dịch vụ, kể cả góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức khác 58
2.6. Các đơn vị sự nghiệp có thu được sử dụng tài sản công chuyển sang sản xuất, cung ứng dịch vụ để thế chấp vay tín dụng ngân hàng hay quĩ hỗ trợ phát triển để mở rộng nâng cao hoạt động sự nghiệp bằng giá trị tài sản công dùng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ. 59
2.7. Hình thành tổ chức thống nhất đầu tư, mua sắm tài sản công cho các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp hay công ty mua bán tài sản công của Nhà nước 59
2.8. Các đơn vị sự nghiệp được sử dụng nhà, đất của Nhà nước vào sản xuất kinh doanh hay cung ứng dịch vụ công phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước hay Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai 2003 60
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64













PHẦN MỞ ĐẦU
1- Sự cấp thiết của Đề tài
Tài sản công nói chung là nguồn lực nội sinh của đất nước, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; như Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: “Tài sản công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ tài sản công của đất nước, do các đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý sử dụng để phát triển các hoạt động sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp ngày càng lớn và chiếm tỷ trọng quan trọng trong tài sản công thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. Để quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài sản nhà nước; đồng thời hình thành bộ máy quản lý tài sản công từ Trung ương xuống địa phương. Công tác quản lý và sử dụng tài sản công từng bước theo chế độ và tiêu chuẩn định mức sử dụng tài sản công. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng tài sản vẫn mang nặng tính hành chính bao cấp, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng lãng phí.v.v... chưa hình thành cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp phù hợp với quá trình đổi mới và cải cách hành chính. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp” đang là vấn đề bức súc có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về tài sản công và tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp; cơ chế quản lý và thực trạng quản lý tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp ở nước ta. Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp ở nước ta cho phù hợp với quá trình đổi mới công tác quản lý tài sản công và cải cách hành chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tài sản công trong các đơn vị sự nghiệp có phạm vi rất rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau. Tuy nhiên, đề tài này tập trung chủ yếu nghiên cứu tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công đối với các tài sản phục vụ trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp của các đơn vi, trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, .. là khâu đột phá của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài kết hợp sử dụng phương pháp duy vật biện chứng với phương pháp tổng hợp và phân tích kết hợp lý luận với thực tiễn của Việt Nam cũng như đúc kết kinh nghiệm của một số nước để đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp và đưa ra các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp trong thời gian tới.
5. Bố cục của Đề tài
Về bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày 3 chương:
Chương I: Tài sản công và cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.
Chương II: Thực trạng cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp.



CHƯƠNG I
TÀI SẢN CÔNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
1. Tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp
1.1. Khái niệm tài sản công
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên của quốc gia tạo ra hay thu nạp được và các tài sản do thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong phạm một quốc gia, nền kinh tế còn tồn tại nhiều thành phần và chế độ sở hữu khác nhau, thì tài sản quốc gia bao gồm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, tài sản thuộc sở hữu cộng đồng và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Tài sản thuộc sở hữu nhà nước trước hết là các tài sản được hình thành thông qua quốc hữu hóa hay do đầu tư, mua sắm bằng nguồn Ngân sách nhà nước hay có nguồn gốc Ngân sách nhà nước, kế đến là những tài sản do thiên tạo và các tài sản nhân tạo khác được pháp luật qui định là tài sản của Nhà nước. Tài sản do pháp luật qui định là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tuỳ từng trường hợp vào luật pháp của từng nước, ở nước ta Điều 181 Bộ luật Dân sự, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995, quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân là “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn do Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, công trình thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thay mặt cho lợi ích của toàn dân, nên Nhà nước được dân giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân và đã được luật pháp qui định tại Điều 206 Bộ luật Dân sự 10/1995. Theo Điều này, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân”. Theo qui định các Điều 181 và 206 của Bộ luật Dân sự 10/1995, tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các loại tài sản sau:
- Đất đai, các tài nguyên trên và trong lòng đất
- Các tài sản được đầu tư mua sắm bằng nguồn vốn của Nhà nước trang cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, các ngành lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao quốc phòng an ninh.
- Các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước. Theo Bộ luật dân sự 10/1995, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản qui phạm pháp luật, các tài sản này bao gồm các tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tài sản chôn dấu, chìm đắm tìm thấy, tài sản vắng chủ, vô chủ đã được xác lập quyền sở hữu Nhà nước và các tài sản do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến tặng Chính phủ hay các tổ chức nhà nước.
Tài sản của Nhà nước ngay từ chế độ phong kiến đã hiểu là tài sản công, như đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước phong kiến được gọi là công điền, công thổ. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân của nước ta hiện nay mà Nhà nước là người thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản này được gọi là tài sản công. Nhà nước thực hiện chức năng sở hữu tài sản công, song Nhà nước không trực tiếp sử dụng các tài sản này mà Nhà nước giao quyền sử dụng tài sản công cho các tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công phục vụ cho các hoạt động của mình và xã hội theo chế độ qui định của pháp luật; Các tổ chức cá nhân được Nhà nước giao sử dụng tài sản công đều phải chịu sự thống nhất quản lý của Chính phủ và Nhà nước kiểm tra giám sát tình hình quản lý sử dụng tài sản công của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, tài sản công được hiểu là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm toàn bộ tài sản được hình thành từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước hay có nguồn gốc Ngân sách nhà nước, các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua quốc hữu hóa hay quy định bằng pháp luật và đất đai, tài nguyên thiên nhiên khác gắn liền với đất đai, vùng trời, vùng biển của quốc gia được Nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng theo qui định chung của Nhà nước và chịu sự kiểm tra giám sát của Nhà nước trong quá trình quản lý sử dụng tài sản.

8y9lniUc0x18AjK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status