Việc áp dụng tin học trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại Công ty Chứng khoán Thăng Long - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Việc áp dụng tin học trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại Công ty Chứng khoán Thăng Long



Qua một thời gian thực tập tại Công ty, tiếp cận với tình hình thực tế về vấn đề quản lý nhân sự ở đó, để có được nguồn thông tin nhân sự chính xác em đã tiến hành thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn diễn ra hai ngày thời gian mỗi ngày là 2 giờ. Người được phỏng vấn là ông Nguyễn Văn Trung - Phó phòng nhân sự. Qua hai buổi phỏng vấn ông Nguyễn Văn Trung đã cung cấp cho em danh sách các nhân sự đang làm việc tại Công ty thông qua tệp hồ sơ nhân sự căn bản, cùng với việc cung cấp các tệp hồ sơ nhân sự ra ông có yêu cầu là phải tính lương và chấm công cho CBCNV theo biểu mẫu tính lương đang áp dụng tại đó. Việc phỏng vấn đã diễn ra theo đúng một trình tự của một cuộc phỏng vấn chuẩn (chuẩn bị phỏng vấn, sau tiến hành phỏng vấn và kết quả là ghi lại các yếu tố chủ chốt để đưa ra các báo cáo hoàn thiện.) Ngoài ra các mẫu biểu báo cáo có thể là tự đặt nhưng trong khuôn khổ hoạt động của Công ty.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ời, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học hay không tin học. Đầu vào (Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn (sourses) và được xử lý bởi hệ thống với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hay được cập nhật vào kho lưu trữ (Storage).
Các bộ phận của hệ thông tin
Mọi hệ thống thông tin đều bao gồm 4 bộ phận :
Bộ phận đưa dữ liệu vào
Bộ phận xử lý
Kho dữ liệu vào và đưa dữ liệu ra
Hệ thống thông tin đó có thể được mô tả như sau:
Nguồn
Xử lý và lưu trữ
Phân phát
Kho dữ liệu
Đích
3.Mô hình hệ thống thông tin phục vụ quản lý
Để tổ chức các thông tin phục vụ quản lý cần xây dựng các module dữ liệu bao gồm:
3.1 Các mocule cập nhật, xử lý thông tin hỗn hợp và thông tin luân chuyển
Vì lượng thông tin này lớn nên đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh chóng và chính xác. Do đó, khi xây dựng cần quan tâm tới các yêu cầu sau:
Tổ chức giao diện hợp lý và giảm thao tác của người sử dụng.
Nắm vững các thông tin quan trọng từ thông tin cập nhật
Kiểm tra phát hiện nhanh các sai sót khi nhập liệu và có thông báo cho người sử dụng biết.
3.2 Các module cập nhật thông tin tra cứu
Các thông tin tra cứu được dùng chung cho hệ thống trong một thời gian dài nó được cập nhật thường xuyên, do đó việc cập nhật các module này đảm bảo dễ tra cứu.
3.3. Các module lập bảng biểu báo cáo
Các module này được thiết kế dựa trên sự tìm hiểu các mẫu bảng biểu báo cáo theo quy định của hệ thống
3.4. Yêu cầu của hệ thống thông tin
Các thông tin của hệ thống thông tin quản lý thường được dùng để giải quyết nhiều khâu cho quá trình quản lý. Điều đó đòi hỏi các thông tin trong hệ thống thông tin không được trùng lặp, thông tin cần được tra cứu tổ chức thành các mảng cơ bản.
Giảm thiểu khối lượng thông tin làm tăng năng suất và hiệu quả sử dụng máy. Điều này cần thiết là phải thay thế các công việc luân chuyển và xử lý thông tin trong toàn hệ thống thông tin. Công việc này sẽ đảm bảo truy suất nhanh, chính xác các thông tin.
Để đảm bảo tính logic cho toàn hệ thống cần có các mảng thông tin cơ bản làm khung tái hiện toàn bộ thông tin của hệ thống.
Một quyết định không phải dựa vào nhóm các thông tin, bộ phận. Do đó, phải hết sức tiết kiệm các thao tác xử lý, biến đổi, hợp nhất ..thông tin bằng cách phân loại và sử dụng các mảng thông tin cơ bản này.
3.5. Các phương pháp xây dựng hệ thống
3.5.1. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này đòi hỏi phải xây dựng nhiệm vụ cho từng bộ phận, nhưng phải đảm bảo toán học trong hệ thống để sau này có thể xây dựng được các mảng cơ bản trên cơ sở từng nhiệm vụ đó.
Với phương pháp này nó đã mang lại ưu điểm là cho phép đưa hệ thống thông tin vào làm việc theo từng giai đoạn và nhanh chóng thu được kết quả. Nhưng nó vẫn tồn tại nhược điểm là nhược điểm là các thông tin dễ bị trùng lặp, sinh ra các thao tác không cần thiết.
3.5.2 Phương pháp phân tích
Trong phương pháp này nhiệm vụ đầu tiên là phải xây dựng đảm bảo toán học cho hệ thống. Sau đó xây dựng các chương trình làm việc và thiết lập các mảng làm việc cho chương trình đó.
Đối với phương pháp phân tích này thì lại cho phép tránh được các mảng làm việc một cách thủ công. Song nó lại làm cho hệ thống thông tin chỉ hoạt động được khi đưa vào đồng thời các mảng này.
3.5.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp kết hợp đồng thời cả hai phương pháp trên, tiến hành đồng thời việc xây dựng các mảng cơ bản và một số thao tác cũng như nhiệm vụ cần thiết. Yêu cầu là phải tổ chức chặt chẽ và phải đảm bảo tính nhất quán.
Các phương pháp thu thập, thông tin
Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu là hai công cụ thu thập thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển hệ thống thông tin: phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tài liệu, gặp được những người chịu trách nhiệm trên thực tê, số người này không được ghi trên văn bản tổ chức; Thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều. Đặc biệt là mục tiêu của tổ chức.
Phỏng vấn có thể được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị phỏng vấn
+ Lập danh sách và lịch phỏng vấn. Lựa chọn số lượng và loại cán bộ để phỏng vấn theo cách thức từ trên xuống
+ Cần biết một số thông tin về người được phỏng vấn (trách nhiệm, thái độ, tuổi đời.)
+ Lập đề cương nội dung chi tiết cho phỏng vấn theo mẫu với yêu cầu cần thiết.
+ Xác định cách thức phỏng vấn (phi cấu trúc hay có cấu trúc)
+ Gửi trước các vấn đề yêu cầu (thông tin vào/ ra, lưu trữ, mẫu biểu, xử lý…)
+ Đặt lịch làm việc (tốt nhất là buổi sáng, thời gian từ 90 phút đến 2 giờ).
+ Phương tiện ghi chép là các ký pháp trên giấy khổ lớn theo mẫu.
Tiến hành phỏng vấn:
+ Nhóm phỏng vấn gồm 2 người. Cán bộ phỏng vấn chính dẫn dắt phỏng vấn, được ghi chép trên giấy mẫu. Cán bộ phỏng vấn phụ thu thập mẫu mang tin, bổ xung hay làm rõ ý.
+ Thái độ lịch sự đúng giờ. Tinh thần khách quan. Không được tạo ra cảm giác “thanh tra”.
+ Nhẫn nại, chăm chú nghe. Mềm dẻo và cởi mở. Có thể dùng máy ghi âm nhưng phải được phép của người được phỏng vấn.
Tổng hợp kết quả phỏng vấn : là khâu rất quan trọng của phỏng vấn. Nó thường được thực hiện ngay sau buổi phỏng vấn, trong 48 giờ.
+ Lập bảng tổng hợp nhiệm vụ xử lý gồm 5 cột: số liệu nghiệm vụ xử lý, mô tả về nhiệm vụ xử lý, vị trí công tác thực hiện sử lý, tần suất và khối lượng xử lý, tài liệu sử dụng cho xử lý, tài liệu ra của xử lý.
+ Tổng hợp các thông tin thu được. Kết hợp với thông tin từ các cuộc phỏng vấn khác để điều bất hợp lý, cần làm rõ…
Nghiên cứu tài liệu
Cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như: lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức : lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nội dung và hình dạng của các thông tin vào/ ra. Thông tin trên giấy tờ phản ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức.
Cần nghiên cứu kỹ các văn bản sau:
Các văn bản về thủ tục và quy trình làm việc của cá nhân hay một nhóm công tác.
Các phiếu mẫu sử dụng trong hoạt động của tổ chức.
Các loại báo cáo, bảng biểu do hệ thống thông tin hiện có sinh ra.
Sử dụng phiếu điều tra
Khi cần lấy thông tin từ một số lượng lớn các đối tượng và trên một phạm vi địa lý rộng thì dùng phiếu điều tra. Yêu cầu các câu hỏi trên phiếu phải rõ ràng, cùng hiểu như nhau. Phiếu ghi theo cách thức dễ tổng hợp.
Có gửi trọn đối tượng gửi phiếu điều tra theo một số cách thức cơ bản sau:
Chọn nhóm những đối tượng thiện chí, tích cực trả lời
Chọn nhóm ngẫu nhiên trên danh sách
Chọn mẫu có mục đích. Chẳng hạn chỉ có những đối tượng thoả mãn một điều kiện nào đó. Ví dụ đối tượng phải có từ hai năm công tác trở lên.
Ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status