Giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán qua ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa



MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG. 6
1.1. Khái niệm thanh toán qua ngân hàng. .6
1.2. Vai trò của thanh toán qua ngân hàng 7
1.2.1. Đối với nền kinh tế 7
1.2.2. Đối với Nhà nước 7
1.2.3. Đối với các ngân hàng thương mại 8
1.2.4. Đối với khách hàng 8
1.3. Các nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng 9
1.3.1. Nguyên tắc đối với khách hàng 9
1.3.2. Nguyên tắc đối với ngân hàng 9
1.4. Các công cụ thanh toán
1.4.1. Thanh toán bằng séc 9
1.4.1.1. Thanh toán bằng séc chuyển khoản 10
1.4.1.2. Thanh toán bằng séc bảo chi 11
1.4.1.3. Thanh toán bằng séc định mức 13
1.4.1.4. Thanh toán bằng séc chuyển tiền 13
1.4.1.5. Thanh toán bằng séc cá nhân 13
1.4.2. Thanh toán bằng thẻ 14
1.4.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 15
1.4.4. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 17
1.4.5. Thanh toán bằng thư tín dụng 18
1.5. Các cách thanh toán qua ngân hàng 19
1.5.1. cách thanh toán liên ngân hàng 19
1.5.2. cách thanh toán bù trừ 20
1.5.3. cách thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 20
1.5.4. cách thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng khác 20
1.5.5. cách ủy nhiệm thanh toán giữa các ngân hàng 20
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng 21
1.6.1. Môi trường kinh tế 21
1.6.2. Môi trường pháp lý 21
1.6.3. Yếu tố khoa học và công nghệ 21
1.6.4. Trình độ của cán bộ ngân hàng và khách hàng 22
1.6.4.1. Trình độ của cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán 22
1.6.4.2. Trình độ của khách hàng tham gia vào hoạt động thanh toán 22
 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa 23
2.1.1. Khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa 23
2.1.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh 23
2.1.1.2. Nhiệm vụ của chi nhánh 23
2.1.1.3. Mô hình tổ chức và tình hình nhân sự của chi nhánh 23
2.1.2. Kết quả kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua 24
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 24
2.1.2.2. Hoạt động cho vay 24
2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 25
2.1.2.4. Hoạt động thanh toán 25
2.1.2.5. Hoạt động kế toán, ngân quỹ 26
2.1.2.6. Hoạt động tài chính 27
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa trong thời gian qua 27
2.2.1. Thực trạng thanh toán theo các hình thức thanh toán tại chi nhánh Đống Đa 27
2.2.1.1. Thanh toán bằng séc 30
2.2.1.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi 39
2.2.1.3. Thanh toán bằng ủy nhiệm thu 42
2.2.1.4. Thanh toán bằng thư tín dụng 44
2.2.1.5. Thanh toán bằng thẻ 45
2.2.1.6. Thanh toán bằng tiền mặt 45
2.2.2. Thực trạng thanh toán theo các cách thanh toán tại chi nhánh Đống Đa 46
2.2.2.1. cách thanh toán liên ngân hàng (thanh toán nội bộ) 49
2.2.2.2. cách thanh toán bù trừ 52
2.2.2.3. cách thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 54
2.3. Đánh giá hoạt động thanh toán tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa 56
2.3.1. Kết quả đạt được 56
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 57
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI NHNO & PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa 59
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa 60
3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua chi nhánh 60
3.2.2. Chi nhánh cần cải tiến cách làm hiện nay của mình về chuyển tiền cá nhân theo hướng thuận lợi hơn để thu hút khách hàng chuyển tiền qua chi nhánh 60
3.2.3. Chi nhánh cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai dịch vụ thanh toán bằng thẻ 61
3.2.4. Mở rộng thêm các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng 61
3.2.5. Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác thanh toán 62
3.3. Một số kiến nghị 62
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 62
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 63
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo & PTNT 65
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệm chi năm 2004 chậm hơn nhiều so với năm 2003.
Sự tăng lên về số món thanh toán bằng séc qua các năm kéo theo sự tăng lên về doanh số thanh toán séc. Năm 2002, doanh số thanh toán bằng séc chỉ đạt 34.870 triệu đồng, chiếm 4,6% tổng doanh số thanh toán tại chi nhánh thì đến năm 2003, doanh số thanh toán séc đạt 93.590 triệu đồng, chiếm 6,22% tổng doanh số thanh toán tại chi nhánh. So với năm 2002, doanh số thanh toán bằng séc năm 2003 tăng 58.720 triệu đồng, ứng với 268,4%. Sang năm 2004, doanh số thanh toán bằng séc đạt 133.887 triệu đồng, chiếm 6,35% tổng doanh số thanh toán tại chi nhánh, so với năm 2003 tăng 40.298 triệu đồng, ứng với 143,1%.
Để hiểu rõ hơn tình hình thanh toán bằng séc tại chi nhánh, chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng loại séc. Những năm qua, chỉ có hai loại séc là séc chuyển khoản và séc bảo chi được sử dụng để thanh toán tại chi nhánh.
Bảng 3: Số món thanh toán bằng séc tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa
Đơn vị: món
Năm
Hình thức
thanh toán
2002
2003
2004
So sánh
2003/2002
2004/2003
Số món
Tỷ trọng (%)
Số món
Tỷ trọng (%)
Số món
Tỷ trọng (%)
Tăng, giảm
Tỷ trọng (%)
Tăng, giảm
Tỷ trọng (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(3)-(1)
(3)/(1)
(5)-(3)
(5)/(3)
Séc chuyển khoản
336
58
852
63,7
1.116
64,2
515
253,2
265
131,1
Séc bảo chi
244
42
485
36,3
623
35,8
242
199,3
137
128,2
Tổng
580
1337
1.739
. 757
230,5
402
130,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa
Bảng 4: Doanh số thanh toán bằng séc tại NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Hình thức
thanh toán
2002
2003
2004
So sánh
2003/2002
2004/2003
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tăng, giảm
Tỷ trọng (%)
Tăng, giảm
Tỷ trọng (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(3)-(1)
(3)/(1)
(5)-(3)
(5)/(3)
Séc chuyển khoản
120
34,3
30.698
32,8
42.175
31,5
18.737
256,7
11.477
137,4
Séc bảo chi
22.910
65,7
62.892
67,2
91.712
68,5
39.983
274,5
28.821
145,8
Tổng
34.870
93.590
133.887
58.720
268,4
40.298
143,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Đống Đa
a, Thanh toán bằng séc chuyển khoản
Dễ dàng nhận thấy số món thanh toán bằng séc chuyển khoản qua các năm luôn nhiều hơn số món thanh toán bằng séc bảo chi. Năm 2002, số món thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 336 món, chiếm 58% tổng số món thanh toán bằng séc. Sang năm 2003, tỷ trọng số món thanh toán bằng séc chuyển khoản tiếp tục tăng, đạt 63,7% tổng số món thanh toán bằng séc, ứng với 852 món. So với năm 2002, số món thanh toán bằng séc chuyển khoản tăng 515 món, đạt 253,2%. Năm 2004, số món thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 1.116 món, chiếm 64,2% tổng số món thanh toán bằng séc, tăng 265 món so với năm 2003, ứng với 131,1%.
Năm 2002, doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 120 triệu đồng, chiếm 34,3% tổng doanh số thanh toán bằng séc. Sang năm 2003, doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản đạt 30.698 triệu đồng, chiếm 32,8% tổng doanh số thanh toán bằng séc, so với năm 2002 tăng 8.737 triệu đồng, đạt 256,7%. Năm 2004, doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản tăng 11.477 triệu đồng so với năm 2003, đạt 42.175 triệu đồng, chiếm 31,5% tổng doanh số thanh toán bằng séc.
Như vậy, số món và doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản tại chi nhánh liên tục tăng qua các năm. So với hình thức thanh toán bằng séc bảo chi, hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản được áp dụng nhiều hơn. Tỷ trọng số món thanh toán bằng séc chuyển khoản luôn cao hơn so với thanh toán bằng séc bảo chi và tăng dần từ 58% năm 2002 lên 63,7% năm 2003 và 64,2% năm 2004. Tuy vậy, doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản luôn thấp hơn doanh số thanh toán bằng séc bảo chi. Tỷ trọng doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản giảm dần qua các năm, từ 34,3% năm 2002 xuống 32,8% năm 2003 và 31,5% năm 2004. Từ số liệu ở bảng, ta tính được doanh số thanh toán bình quân mỗi món là 37 triệu đồng đối với séc chuyển khoản và 130 triệu đồng đối với séc bảo chi. Điều này chứng tỏ séc chuyển khoản thường được áp dụng để thanh toán những khoản tiền nhỏ.
Sở dĩ hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản được khách hàng ưa chuộng vì nó có nhiều ưu điểm.ưu điểm trước tiên là thủ tục thanh toán bằng séc chuyển khoản rất đơn giản. Khi có nhu cầu thanh toán bằng séc chuyển khoản, người trả tiền chỉ phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờ séc theo đúng thể lệ thanh toán và quy định chung về lập chứng từ rồi giao trực tiếp cho người thụ hưởng mà không phải thông qua ngân hàng như séc bảo chi. ưu điểm thứ hai là người phát hành séc chuyển khoản (người trả tiền) không phải lưu ký bất cứ khoản tiền nào tại ngân hàng. Quy định này giúp cho họ không bị đọng vốn.
Ngoài ra, hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản còn rất an toàn cho ngân hàng phục vụ người trả tiền. Trong trường hợp người trả tiền phát hành séc chuyển khoản quá số dư, ngân hàng không phải chịu trách nhiệm thanh toán ngay cho người thụ hưởng và có quyền phạt khách hàng vì phát hành séc quá số dư. Chính vì sự an toàn này đối với mình nên các ngân hàng khuyến khích khách hàng áp dụng hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản.
Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản còn nhiều hạn chế.
Do thủ tục thanh toán bằng séc chuyển khoản đơn giản nên dễ dẫn đến tình trạng người trả tiền phát hành séc quá số dư. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nguyên tắc ghi Nợ trước, Có sau chứ không thể ghi Có ngay cho tài khoản của người thụ hưởng như đối với séc bảo chi. Vì vậy, thời gian thanh toán bằng séc chuyển khoản lâu hơn so với séc bảo chi. Trong trường hợp tài khoản người trả tiền không đủ tiền thanh toán (phát hành séc quá số dư), người thụ hưởng phải đợi cho đến khi tài khoản của người trả tiền có đủ số dư mới được thanh toán. Điều này gây đọng vốn cho người thụ hưởng. Vì vậy, người thụ hưởng thường không thích nhận séc chuyển khoản do không đảm bảo nhu cầu an toàn, kịp thời cho họ.
Do hạn chế trên nên séc chuyển khoản thường được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng có tín nhiệm nhau về thanh toán. Tại chi nhánh Đống Đa, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại có quan hệ thanh toán thường xuyên với nhau nên hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản luôn được sử dụng nhiều hơn so với séc bảo chi. Vì vậy, số món thanh toán bằng séc chuyển khoản tại chi nhánh qua các năm luôn nhiều hơn số món thanh toán bằng séc bảo chi.
Một hạn chế nữa của hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản là phạm vi thanh toán được quy định hạn hẹp. Hiện nay, séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong thanh toán giữa hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng hay tại hai chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ. Phạm vi áp dụng còn hạn hẹp phần nào làm giảm số lượng thanh toán bằng séc chuyển khoản.
Khác với séc bảo chi, séc chuyển khoản không được ngân hàng đảm bảo thanh toán nên hình thức thanh toán bằng séc chuyển khoản thường được áp dụng để thanh toán những khoản tiền nhỏ nhằm hạn chế rủi ro cho người thụ hưởng. Do đó, mặc dù số món thanh toán bằng séc chuyển khoản luôn nhiều hơn số món thanh toán bằng séc bảo chi nhưng doa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status