Tìm hiểu Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp - pdf 24

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: [Free] Tìm hiểu Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Chương 1 : Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp


1.1. Sự ô nhiễm môi trường nước
1.1.1. Tìm hiểu về sự ô nhiễm nước
Nước tự nhiên là nước được hình thành cả số lượng và chất lượng dưới ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên,không có tác động của nhân sinh.Do tác động của nhân sinh nước tự nhiên bị nhiễm bẩn bởi các chất khác nhau dẫn đến kết quả là làm ảnh hưởng đến chất lượng của nó.
Các khuynh hướng thay đổi chất lượng của nước dưới nảh hưởng các hoạt động của con người bao gồm:
-Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4,HNO3 từ khí quyển và nước thải công nghiệp,tăng hàm lượng SO3 2- và NO3- trong nước.
-Tăng hàm lượng các ion Ca,Mg,Si...trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hồ tan,phong hoá các quặng cacbonat.
-Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong nước tự nhiên,trước hết là Pb,Cd,Hg,As,Zn và cả các anion PO43-,NO3-......
-Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải,từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
-Tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ,trước hết là các chất khó bị phân huỷ sinh học.
-Giảm nồng độ oxy hồ tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hoá liên quan tới quá trình phì dưỡng các nguồn chứa nước và các khoáng hoá các hợp chất hữu cơ...
-Giảm độ trong nước.Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố phóng xạ.
Các chỉ tiêu quan trọng của nước cần được xem xét trong cấp nước là độ pH,độ trong,độ cứng,hàm lượng sắt,mângn và các chỉ số coli.
Các tính chất đặc trưng của nước thải gồm:pH,hàm lượng chất rắn,nhu cầu õy sinh hoá BOD(Biochemical Oxygen Demand)hay nhu cầu oxy hoá học COD(Chemical Oxygen Demand),các dạng nitơ,photpho,dầu mỡ,mùi,màu,các kim loại nặng trong nước thải công nghiệp.....
Việc nước thải chỉ qua xử lý bằng phương pháp thông thường đã đẩy nhanh quá trình phì dưỡng do sự phát triển bùng nổ của tảo và các thực vật khác,làm giảm chất lượng nước,cản trở việc sử dụng lại nước và các hoạt động nghỉ ngơi giải trí.Do đó ngày nay đã phát triển và ứng dụng thêm các phương pháp xử lý cấp ba vào các dây chuyền xử lý nước thải.
1.1.2. Một số thông số quan trọng của nước thải:
1.1.2.1. Hàm lượng chất rắn :
Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng quan trọng nhất của nước thải.Nó bao gồm các chất rắn nổi,lơ lửng keo và tan.Do đó khi phân tích,tổng chất ranứ được xác định là phần còn lại sau khi cho bay hơi mẫu nước hay nước thải trên bếp cách thủy,tiếp đó sấy khô ở nhiệt độ 1030C cho tới khi trọng lượng không đổi.Hàm lượng các chất rắn lắng được là những hạt rắn sẽ lắng xuống đáy bình hình cơn trong 60phút,được tính bằng ml/l.Chỉ tiêu này cho phép đo gần đúng lượng bùn sẽ được khử trong lắng sơ cấp.Theo kích thước của hạt rắn,tổng chất rắn được phân thành các loại:chất rắn lơ lửng,chất rắn keo và chất rắn tan.
1.1.2.2.Hàm lượng oxy hồ tan DO(Dissolved oxy gen) :
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy hồ tan,vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước.Oxy duy trì quá trình trao đổi chất,sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng,sinh sản và tái xuất.
Oxy là chất khó hồ tan trong nước,không tác dụng với nước về mặt hoá học.Độ hồ tan của nó phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất,nhiệt độ và các đặc tính của nước.Nồng độ bão hồ của oxy trong nước ở nhiệt độ cho trước có thể tính theo định luật Henry.Nồng độ này thường nằm trong khoảng 8-15mg/l ở nhiệt độ thường.
Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước,quá trình oxy hoá chúng sẽ làm giảm nồng độ oxy hồ tan trong các nguồn nước này,thậm chí có thể đe doạ được sự sống của các loài cỏ cũng như sinh vật sống trong nước.
1.1.2.3. Nhu cầu oxy sinh hoá BOD (Biochemical Oxygen Demand) :
Nhu cầu oxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải trong nước thải của công nghiệp.
BOD được định nghĩa là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ.
1.1.2.4.Nhu cầu hoá học COD(Chemical Oxygen Demand) :
Chỉ số này được sử dụng rộng rãi để biểu thị hoá hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên.COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong mẫu nước thành CO2 và nước.Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hoá được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit.
1.1.2.5.Chỉ thị chất thải về lượng vi sinh của nước :
Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan qua môi trường nước là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong,nhất là ở các nước đang phát triển.Các tác nhân gây bệnh thường được bài tiết trong phân của người bệnh,bao gồm các nhóm chính sau : các vi khuẩn,virut,động vật đơn bào,giun ký sinh.Ba bệnh do các vi khuẩn của nguồn nước thường gặp nhất là sốt thương hàn,bệnh tả châu Á,ly khuẩn que.Các bệnh này thường có ở những nơi thải phân người tuỳ tiện.
Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ thị - đó là những vi khuẩn không gây bệnh và về nguyên tắc đó là nhóm trực khuẩn.Thông số được sử dụng rộng rãi nhất đó là chỉ số coli.Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thường chứa trên 3 triệu coli/100 ml.Các tiêu chuẩn nước uống thường định rõ sự an toàn vệ sinh bằng một phương pháp xét nghiệm xác định mà không phát hiện ra ở mức trung bình và không vượt quá 1 coliform/100 ml.
1.1.3. Nước thải sinh hoạt :
Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn,tuỳ từng trường hợp vào mức sống và các thói quen của người dân,có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp.Ở Mỹ và Canada là nơi có nhu cầu cấp nước nên lượng nước thải thường tới 200 – 400 l/người.ngày(số liệu 1979).Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hay BOD5 có một mối tương quan nhất định.Đặc trưng củ nước thải sinh hoạt là thường chứa nhiều tạo chất với nhau,trong đó khoảng 52% là chất hữu cơ,48% là chất vô cơ và vi sinh vật.Phần lớ các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn lây bệnh như tả.lỵ,thương hàn...Đồng thời trong nước thải cũng chứa các vi khuẩ không có hại có tác dụng phân huỷ các chất thải.
1.1.4.Nước thải công nghiệp :
Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thụ,phương tiện sản xuất và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt.Nước cấp cho sản xuất có thể lấy từ mạng cấp nước sinh hoạt chung hay lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống xử lý nước riêng.Nhu cầ về cấp nước và lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố.Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Ngoài ra trình độ công nghệ sản xuất và khối lượng sản xuất của xí nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng.Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm có thể khác nhau.Lưu lượng nước thải sản xuất lại dao động rảt lớn.Bởi vậy các số liệu nêu trong tài liệu thường không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất.
Thành phần nước thải rất đa dạng,thậm chí ngay trong một ngành công nghiệp,số liệu cũng thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hay điều kiênk môi trường.Trong trường hợp cụ thể cần sử dụng nguồn tài liệu thích hợp.


[hr:1ivjlm2l][/hr:1ivjlm2l]

7pRO3dzyoDYaEf0
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status