Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Thực trạng và những vấn đề đặt ra - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI HẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.5
1. 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá.5
1.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu .5
1.1.2.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.8
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu .12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá . 16
1.2. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu Gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế . 21
1.2.1. Vị trí của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam .21
1.2.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu Gạo.22
1.2.3. Thúc đẩy xuất khẩu gạo để tranh thủ cơ hội của thị trường thế giới.24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .27
2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu Gạo trên thế giới .27
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .27
2.1.2. Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới. 31
2.1.3. Tình hình buôn bán gạo trên thế giới.35
2.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam .44
2.2.1. Tình hình sản xuất trong nước.44
2.2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. 5 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.68
2.3.1. Những thành tựu đạt được.68
2.3.2. Những tồn tại và vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.69
CHƯƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .76
3.1. Dự báo thị trường gạo thế giới tới năm 2010.76
3.1.1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới.76
3.1.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thế giới.79
3.2. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới. 84
3.3. Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3.3.1. Định hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.87
3.3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.88
KẾT LUẬN.95
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.96
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ .97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.98

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn. Thành tựu lớn nhất là trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạc hậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay, gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Gạo trở thành một trong 5 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Đây là thành tựu đáng kể của hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo và lại càng đáng kể hơn khi cách đây 20 năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lương thực.
Tuy nhiên, sản xuất để đáp ứng “cái ăn” của hơn 80 triệu dân Việt Nam, khác với sản xuất lúa hàng hóa tham gia thị trường thế giới với tư cách là nước xuất khẩu. Nhiều vấn đề khúc mắc cần giải quyết đối với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Theo số liệu mới công bố vào tháng 12/2008 của Bộ Thương Mại, mặc dù số lượng gạo xuất khẩu của ta nhiều, đứng thứ hai trên thế giới về mặt khối lượng nhưng lại chỉ xếp thứ tư thế giới xét về mặt giá trị xuất khẩu. Điều này là do chất lượng gạo không đảm bảo, từ khâu chọn giống lúa, bảo quản, vận chuyển và chế biến đều thiếu và yếu. Hơn nữa, cơ chế quản lý điều hành xuất khẩu gạo không hợp lý cùng với công tác dự báo thị trường kém nên thường để lỡ cơ hội xuất khẩu khi giá gạo lên cao và lại bán ra ồ ạt khi giá gạo xuống thấp. Đối với các loại gạo đã có thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý thì giá cả ổn định, có thể định giá cao mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua, trong khi đó gạo xuất khẩu của Việt Nam mặc dù đã có mặt trên thị trường từ rất lâu xong hoàn toàn chưa có thương hiệu nên giá gạo thường xuyên biến động, khó dự đoán, khó có thể định một mức giá quá cao để bán. Vì thế giá gạo Việt Nam thường thấp, chỉ gần bằng 85% giá gạo xuất khẩu thế giới, thấp nhất trong 4 cường quốc xuất khẩu gạo còn lại (Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan). Hạn chế về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm nên Việt Nam cũng chưa thể thâm nhập vào các thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, đem lại giá trị xuất khẩu cao. Với những lợi thế của mình Việt Nam hoàn toàn có thể cải thiện được chất lượng gạo để bán với giá cao hơn.
Để có thể phát huy hết tiềm năng của một nền nông nghiệp lúa nước, cần nhìn nhận lại thực trạng sản xuất lúa hàng hóa và việc xuất khẩu gạo những năm vừa qua. Việc xem xét đánh giá đó được đặt trong bối cảnh chung của thế giới nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), có nghiên cứu, xem xét và so sánh với những quốc gia có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, từ đó tìm đến những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam
Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của em khi chọn đề tài “Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2eCTAnLLuXdYt6s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status